Tại sao người Nhật ăn Tết dương còn người Việt ăn Tết âm?

31/01/2022

Bạn có bao giờ thắc mắc, cùng là nước châu Á nhưng Nhật Bản lại không đón Tết âm lịch như Việt Nam? Hãy cùng tìm hiểu tại sao qua bài viết này nhé!

1. Tết dương của người Nhật và Tết âm của người Việt

Nhật Bản

Người Nhật đã chuyển từ Tết Âm lịch sang Dương lịch từ hàng trăm năm trước. Người Nhật gọi dịp này là “Oshogatsu”, như một sự kiện để vinh danh vị thần Toshigamisama. Trước đây, Nhật Bản ăn Tết theo Âm lịch nhưng đã chuyển sang ăn Tết theo Dương lịch kể từ năm 1873.

Phong tục đón năm mới của người Nhật hiện vẫn giữ được những truyền thống Á Đông điển hình, bên cạnh đó vẫn thu nhận những nét văn hóa mới từ phương Tây.

Oshogatsu (お正月) vốn là tên gọi riêng tháng Giêng, nhưng hiện nay thường dùng để chỉ khoảng thời gian từ mùng 1 đến mùng 3 của tháng đầu tiên trong năm mới.  

Việt Nam

tet o viet nam

Việt Nam là 1 trong 6 nước hiện nay còn đón tết Âm lịch trên thế giới, cùng với Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, Triều Tiên và Mông Cổ. 

Tại Malaysia và Singapore, do vì có nhiều sắc dân sinh sống nên người dân ăn mừng năm mới tới 4 lần (tùy theo lịch Hindu, lịch Hồi Giáo, lịch Thái Âm Thái Dương và lịch Thái Dương). 

Tại Thái Lan, Campuchia, Lào người dân ăn Tết theo Phật lịch, từ ngày 13 đến ngày 15/4 (Dương lịch) mỗi năm. 

Người Việt có câu: Mùng một Tết cha, mùng hai Tết mẹ, mùng ba Tết thầy là vì người Việt vốn xem trọng tình nghĩa nên xem đây là cơ hội để tỏ lòng biết ơn, kính mến những người đã nuôi nấng, dạy dỗ mình nên người.

Có thể thấy, dù xã hội có phát triển như thế nào thì phong tục Tết cổ truyền vẫn là nét văn hóa truyền thống đã ăn sâu vào tâm thức của từng người Việt.

Đó là lý do người Việt đến nay vẫn ăn mừng Tết âm lịch.

2. Ở Nhật còn dùng lịch âm không?

nhat ban

Kể từ năm 1873, lịch Dương đã được sử dụng và vẫn phổ biến cho đến ngày nay. Tuy nhiên người Nhật vẫn áp dụng cách đếm năm theo truyền thống trên một số sách báo, tranh ảnh. Các năm sẽ được đánh số theo niên hiệu và số năm trị vì của Nhật Hoàng. 

Ví dụ: năm 2022 được gọi là năm Reiwa thứ 4, có nghĩa là năm trị vì thứ 4 của Nhật Hoàng hiện tại - Nhật Hoàng Naruhito.

Ngày nay, đa phần người dân Nhật Bản đã không còn đón Tết cổ truyền. Nhưng ở một số vùng như đảo Kago, Okinawa, Amami người dân vẫn duy trì phong tục đón Tết theo lịch âm.

Lịch đỏ Nhật Bản năm 2022

3. Lý do người Nhật dùng lịch dương

Chính phủ Nhật Bản luôn độc quyền trong việc lựa chọn lịch quốc gia

Vào triều đại Minh Trị (1868 - 1912), sắc lệnh của Nhật Hoàng ký năm 1872 nói rõ: “Lịch người dân Nhật Bản sử dụng suốt 1.200 năm qua là không có cơ sở thực tế, cản trở sự phát triển tri thức nhân loại, cần phải xoá bỏ và sẽ áp dụng lịch phương Tây từ nay cho đến mai sau”.

Vì vậy khi chính phủ quyết định thay đổi lịch, người dân Nhật Bản phải tuân theo. Không ai dám trái quyết định của Thiên Hoàng, hơn nữa ông là một người cực giỏi thay đổi vận mệnh của cả đất nước Nhật nên lời nói của ông vô cùng trọng lượng.

Góp phần tăng sản lượng quốc gia

nhat ban dung lich am

Nhờ việc thay đổi này mà chính phủ Nhật Bản đã tiết kiệm được rất nhiều chi phí cho việc trả lương tháng 13 cho công chức đồng thời giảm bớt số ngày nghỉ góp phần tăng sản lượng quốc gia.

Sự thay đổi là cần thiết vào thời điểm đấy

Lý do chính quyết định đến sự thay đổi này bắt nguồn từ chính thời điểm mà Thiên Hoàng Minh Trị nhận thấy được sự nguy hiểm với đất nước Nhật Bản.

Japan IT Works tổng hợp



Việc làm theo chuyên ngành

Việc làm theo ngành

Việc làm theo tỉnh thành