Người Việt Nam hay làm gì vào Tết Nguyên đán?

28/01/2022

Ở Việt Nam ngày Tết, mọi người thường làm gì? Dù cho mỗi miền mỗi khác nhau một chút nhưng mọi người đều với mong muốn một năm mới an khang, tài lộc. Những nét văn hóa đó đã gắn liền với người Việt cho đến ngày nay mỗi khi xuân về.

Dưới đây là 15 điều mà người Việt hay làm vào Tết Nguyên đán. Đây cũng là cơ sở để những người con xa quê hương làm theo vào ngày Tết để bớt nhớ nhà hơn.

Ở những nước châu Âu hay châu Á như Nhật Bản không ăn mừng Tết theo lịch âm, cho nên vào những ngày này nếu bạn vẫn sống ở nước ngoài thì việc vẫn đi làm như ngày thường là khó tránh khỏi. 

Tuy vậy, nếu có chút thời gian, bạn hãy chuẩn bị đón Giao thừa vẫn được nhé.

Những combini hay Mall ở Nhật đều có bán đầy đủ các đồ dùng để bạn bày biện và trang trí cho nhà cửa có không khí Tết.

1. Cúng Tết ông Công ông Táo 23 tháng Chạp

Cứ đến ngày 23 tháng Chạp, các gia đình Việt Nam sẽ dọn dẹp sạch sẽ nhà bếp để cúng ông Công, ông Táo. Lễ cúng truyền thống phải có cá vàng để tiễn ông về trời, mong ông sẽ báo cáo với Ngọc Hoàng những điều tốt vì theo quan niệm dân gian đây là ngày mà Ngọc Hoàng sẽ trách phạt hay thưởng gia chủ dựa trên những gì mà ông Táo báo cáo.

Nếu sống ở Nhật thì tránh mua và thả cá vàng lung tung để làm như ở Việt Nam nhé! Tốt hơn hết là cúng và thả cá online thôi!

2. Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ khang trang đón Tết

dọn nhà

Ở Nhật, vào những ngày cuối năm (cuối tháng 12 theo lịch dương) mọi người thường hay có cuộc Tổng vệ sinh - O-souji. Ở Việt Nam cũng vậy, công việc dọn dẹp ngày Tết có ý nghĩa là để chuẩn bị “tiễn năm cũ, đón năm mới”. 

Trong ngày này, tất cả đồ đạc trong nhà sẽ được đem ra chùi rửa thật sạch sẽ, chén bát mới sẽ được chuẩn bị sẵn cho mâm cỗ ngày tết, các vật dụng trưng bày cũng được đem ra bày biện trang hoàng cho nhà cửa trông mới mẻ hơn.

3. Đi chợ sắm đồ Tết, quà biếu Tết

di cho

Người xưa đi chợ Tết chủ yếu là để mua lá dong, mua thịt, mua hành gói bánh chưng. Người Việt còn có thú chơi hoa và bày mâm ngũ quả ngày Tết.

Các loài hoa ưa chuộng không thể thiếu ngày Tết đó là hoa đào, hoa mai, hoa hải đường, lay ơn, thược dược,… Mâm ngũ quả thì tùy thuộc vào vùng miền mà có các loại quả khác nhau. Tất cả đều mang ý nghĩa: vạn sự như ý, an khang thịnh vượng, phúc lộc tràn đầy,…

di cho mua do tet

Ngoài ra, Tết là dịp để mọi người bày tỏ tình cảm và sự biết ơn đối với nhau nên rất nhiều giỏ quà Tết được bày bán. Trong giỏ quà thường có mứt, hạt, bánh, kẹo, rượu,...tùy vào độ cao cấp của sản phẩm bên trong mà giá sẽ khác nhau.

4. Gói bánh Chưng, bánh Tét

banh chung

Bánh chưng là một phong tục có từ nền văn minh lúa nếp đời vua Hùng Vương thứ 18. Ngày nay, vào tầm 28 – 29 Tết, các gia đình Việt Nam thường tụ tập gói bánh chưng, bánh tét để làm quà biếu Tết hoặc để thưởng thức trong gia đình. 

Phải là người có bàn tay vô cùng khéo léo mới có thể gói bánh thật đẹp và thật chặt, nếu không bánh sẽ nứt và thấm nước, gây nhão bánh. Ăn bánh Chưng để nhớ về công ơn của tổ tiên, cha mẹ và gợi nhớ đến câu chuyện vua Hùng kén phò mã từ rất lâu đời.

Ở Nhật bạn cũng có thể tìm mua được các nguyên liệu để gói bánh. Tuy nhiên, vào những ngày này mọi năm đều có tin tức người Việt lấy lá lấy cành ở công viên đốt để nấu bánh, hay nấu bánh lâu gây ra hỏa hoạn và bị kỷ luật… Nên tốt hơn hết, nếu ở nước ngoài, bạn hãy tìm mua bánh đã nấu sẵn rồi về ăn thôi, vừa nhanh vừa ngon và tiện.

5. Bày mâm ngũ quả, rước vong linh ông bà

Bày mâm ngũ quả cũng là một phong tục không thể thiếu trong ngày Tết của các gia đình Việt. Mâm ngũ quả tượng trưng cho Kim- Mộc- Thủy- Hỏa- Thổ, 5 yếu tố cấu thành nên vũ trụ theo quan niệm của Khổng giáo với nghĩa chung sâu sắc, gắn liền với sự hiếu thảo và mong muốn những điều tốt đẹp sẽ đến trong năm mới.

Đêm giao thừa, người Việt thường bày biện hoa quả, đồ cúng thành mâm cỗ để dâng lên ông bà, tưởng nhớ về tổ tiên, cội nguồn, cùng nhau ôn lại những kỉ niệm của năm cũ, ước mong cho năm mới sắp đến.

6. Cúng tất niên đón giao thừa

Các gia đình tại Việt Nam thường làm mâm cơm thắp hương mời thần linh, gia tiên về ăn tết cùng gia đình vào chiều 30 Tết đồng thời để kết thúc một năm cũ và chuẩn bị đón chào năm mới.

Giao thừa là thời điểm chuyển giao giữa năm mới và năm cũ, là thời gian quan trọng khi đất trời giao hòa. Lễ cúng giao thừa còn được gọi là lễ trừ tịch diễn ra vào phút cuối cùng của năm với ý nghĩa đem bỏ hết những điều xấu của năm cũ để đón những điều tốt đẹp của năm mới. Lễ cúng giao thừa được thực hiện ở ngoài trời.

7. Xuất hành đi hái lộc đầu năm

Ngày mồng một đầu năm, người Việt Nam thường chọn giờ đẹp, hướng đẹp để xuất hành, hi vọng có năm mới may mắn mỗi khi bước chân ra khỏi nhà.

Hái lộc đầu xuân là một nét đẹp trong ngày Tết truyền thống của người Việt. Người dân Việt Nam thường đi hái lộc vào đêm giao thừa hoặc sáng mồng một để cầu một năm mới luôn may mắn và viên mãn, rước lộc về nhà.

8. Xông đất

Xông đất là một phong tục rất quan trọng của người Việt Nam vì họ quan niệm rằng, người xông đất sẽ quyết định cả một năm vui vẻ, phát đạt hay không may mắn của mình. Vì thế, họ thường mời những người có vận may, có tuổi hợp với chủ nhà đến xông đất vì họ tin rằng, người đó sẽ mang may mắn, điềm lành trong suốt cả một năm. Người xông đất phải ăn mặc chỉnh tề, sau đó phải đi hết 1 vòng quanh nhà với hi vọng may mắn sẽ luôn tràn ngập.

9. Chúc Tết, mừng tuổi

li xi tet

Vào ngày mồng một, người Việt Nam có phong tục đi chúc Tết họ hàng, bạn bè và những người thân quen của mình.

Ngày Tết, người Việt Nam có phong tục lì xì cho trẻ em. Phong bao lì xì màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn, đoàn viên, mong ước hạnh phúc sẽ đến cho năm mới.

Để biết nên lì xì bao nhiêu là đủ thì bạn nhất định không nên bỏ qua bài viết này!

Hy vọng những chia sẻ của mình trên đây sẽ giúp các bạn có cái nhìn tổng quan nhất về thói quen cũng như công đoạn chuẩn bị đón năm mới trên nước Việt cũng như trên đất khách quê người như Nhật Bản.. Chúc các bạn năm mới thật nhiều niềm vui!

Tổng hợp

Japan IT Works 



Việc làm theo chuyên ngành

Việc làm theo ngành

Việc làm theo tỉnh thành