Cách rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề


Kỹ năng giải quyết vấn đề là một kỹ năng vô cùng quan trọng trong công việc mà các nhà tuyển dụng luôn chú ý điều đó ở ứng viên. Vậy làm cách nào để có một kỹ năng giải quyết vấn đề tốt?

Kỹ năng giải quyết vấn đề là gì?

Kỹ năng giải quyết vấn đề là khả năng giải quyết tình huống khó khăn và bất ngờ. Dù là bất cứ nơi đâu (học tập, công việc) bạn cũng sẽ không tránh khỏi những khó khăn và tình huống bất ngờ. Nếu kỹ năng giải quyết vấn đề của bạn tốt thì chứng tỏ được năng lực và cách làm việc chuyên nghiệp, cẩn trọng. Từ đó nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao ứng viên hơn.

Kỹ năng giải quyết vấn đề hay đi kèm với kinh nghiệm làm việc. Có nghĩa là, kỹ năng giải quyết vấn đề sẽ tỷ lệ thuận với kinh nghiệm làm việc. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp có kinh nghiệm như thiếu kỹ năng giải quyết vấn đề (sự tiếp xúc với những tình huống khó khăn ít).

Các kỹ năng cấu nhỏ cấu thành nên kỹ năng giải quyết vấn đề

Để là một con người có kỹ năng giải quyết vấn đề thì phải hội tụ nhiều yếu tố. Các vấn đề mà chúng ta có thể gặp phải trong cuộc sống, trong công việc rất đa dạng và nhiều mức độ khó dễ. Để giải quyết được vấn đề đòi hỏi bạn phải có:

Kỹ năng nghiên cứu

Kỹ năng tìm hiểu, nghiên cứu là kỹ năng cần thiết ở mọi công việc. Ở mức độ Master cũng cần có thể luôn luôn duy trì việc tìm tòi học hỏi cái mới để phát triển bản thân và kiến thức. Nếu dừng việc nghiên cứu lại thì bạn sẽ thụt lùi về sau.

Kỹ năng phân tích

ky nang nghien cuu

Bước đầu tiên giải quyết vấn đề là phân tích tình huống để tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân để tìm biện pháp giải quyết hiệu quả. Nếu không có sự phân tích thì không thể đưa ra quyết định đúng đắn được, dẫn tới xảy ra rủi ro cao.

Kỹ năng quyết định

Sau khi nghiên cứu, phân tích (tất nhiên bạn không làm điều này một mình trong team) thì phải ra quyết định. Ra quyết định là bước tối quan trọng để thực hiện giải quyết vấn đề. Nếu cứ đắn đo thì không thể ra quyết định được. Để ra quyết định tốt hơn bạn hãy xem bài viết này.

Kỹ năng giao tiếp/thuyết phục

Để thực thi giải pháp bạn cần trình bày và thuyết phục về quyết định của mình cho đồng đội cũng như đối tác 

Cách nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề

  • Không ngừng nâng cao kiến thức cho bản thân để khi gặp tình huống khó khăn dù không có kinh nghiệm thì bạn cũng có kiến thức để xử lý nó.
  • Tìm kiếm các cơ hội để giải quyết vấn đề như là: Tham gia nhiều dự án để được lăn xả và có kinh nghiệm hơn; đọc nhiều sách về giải quyết vấn đề chuyên môn của người đi trước và lĩnh hội kiến thức cho mình hoặc quan sát cách giải quyết vấn đề của người khác và học hỏi.
  • Đừng để cảm xúc lấn át suy nghĩ của mình. Cảm xúc có rất nhiều lúc tiêu cực mà ảnh hưởng đến mạch suy nghĩ và khả năng giải quyết vấn đề của bạn nên đừng để cảm xúc xen vào phá hỏng một quy trình giải quyết vấn đề 
  • Nhìn nhận vấn đề bằng nhiều hướng khác nhau. Hoặc trong một cuộc tranh luận bạn phải đứng về hướng của người khác nhìn nhận nó sẽ bao quát và thấu đáo hơn việc cứ giữ nguyên quan điểm của mình.
  • Đơn giản hóa mọi việc. Có thể bạn có vô vàn cách để giải quyết vấn đề, nhưng hãy đơn giản chúng và chọn cách phù hợp nhất.

Những điều trên có thể giúp bạn giải quyết vấn đề một cách tốt nhất nếu bạn bám vào đó mà thực hiện. 

Làm nổi bật kỹ năng giải quyết vấn đề trong hồ sơ xin việc

ky nang giai quyet van de

Thông thường trong CV bạn nên nếu ngắn gọn nhất có thể về kinh nghiệm là việc của mình chứ không thể nếu hết được các thành tựu đạt được và kinh nghiệm giải quyết khó khăn trong vài dòng. Thế nhưng vào vòng phỏng vấn thì khác, nhà tuyển dụng sẽ căn cứ vào quá trình làm việc của bạn và đặt câu hỏi để thăm dò kỹ năng giải quyết vấn đề của bạn đấy!

Làm sao để chứng minh với nhà tuyển dụng về kỹ năng giải quyết vấn đề khi phỏng vấn?

Trong quá trình học tập và làm việc trước kia bạn đã từng trải qua những công việc gì và xảy ra tình huống khó khăn như thế nào rồi giải quyết nó ra sao? Bạn nên tập trước câu trả lời cho câu hỏi này để ghi điểm tốt trong mắt nhà tuyển dụng.

Nhà tuyển dụng có thể đặt ra những câu hỏi như "Hãy kể lại một lần bạn gặp phải sự cố bất ngờ trong công việc. Bạn đã làm thế nào để xử lý vấn đề này?" hoặc một câu hỏi cụ thể hơn như "Đã bao giờ khách hàng tìm đến bạn để phàn nàn về dịch vụ của công ty hay chưa? Bạn đã làm thế nào?" Với những câu hỏi này, tốt nhất là bạn nên đưa ra một ví dụ cụ thể mà bạn đã gặp phải. Vấn đề là gì? Nguyên nhân do đâu và bạn đã tiếp cận, giải quyết bằng cách nào? Bạn có thể lấy chính ví dụ đã được đề cập đến trong CV và diễn giải chi tiết hơn.

phong van xin viec

Không chỉ yêu cầu đưa ra ví dụ, nhà tuyển dụng còn có thể đặt ra tình huống cụ thể và buộc bạn phải giải quyết ngay tại đó. Trong trường hợp này, hãy vận dụng tất cả vốn kiến thức về ngành nghề của mình, những kỹ năng mà bạn đã học được từ sách vở hoặc từ công việc trước đây để giải quyết vấn đề. Bạn cũng có thể xin người phỏng vấn cho bạn 1 - 2 phút suy nghĩ trước khi đưa ra câu trả lời cuối cùng.

Thông thường, những tình huống mà nhà tuyển dụng đưa ra cũng sẽ chính là những thử thách mà bạn sẽ phải đối mặt trong công việc sau này. Bởi vậy, tốt nhất là bạn nên tìm hiểu kỹ về công việc trước khi đến phỏng vấn, nắm rõ yêu cầu của nhà tuyển dụng trong mô tả công việc để có thể tùy chỉnh câu trả lời sao cho hợp lý nhất.

Chúc bạn thành công trong công cuộc tìm việc phù hợp nhé!

Japan IT Works



Việc làm theo chuyên ngành

Việc làm theo ngành

Việc làm theo tỉnh thành