Cách để trở thành người đưa ra quyết định dễ dàng


Hàng ngày con người chúng ta đều đưa ra quyết định mỗi giờ mỗi phút. Thế nhưng vẫn có người cho rằng đưa ra quyết định là một việc rất khó khăn. Vậy làm sao để đưa ra quyết định dễ dàng hơn?

Trong cuộc sống chúng ta phải gặp biết bao nhiêu là chuyện cần giải quyết, đặc biệt là cần đưa ra quyết định: Khi thức dậy phải chọn quần áo đi làm, chọn món ăn sáng hôm nay, chọn con đường đi làm cho thuận tiện nhất.... Tất cả những điều này đều cần đến hành động đưa ra quyết định. Phải có đưa ra quyết định thì mọi việc mới tiếp diễn một cách suôn sẻ được. 

nhieu lua chon

Khi quyết định không được đưa ra kịp thời có thể dẫn đến việc trì hoãn, chậm trễ những việc khác hay vuột mất cơ hội đáng giá.

Vì vậy đưa ra quyết định, hay nói cách khác là trở thành người quyết đoán rất cần thiết để đạt được thành công trong cuộc sống.

Làm cách nào để có thể nhanh chóng đưa ra quyết định đúng đắn?

Dưới đây là những việc bạn cần làm một khi có điều gì cần phải đưa ra quyết định. Đảm bảo rằng quyết định bạn đưa ra sẽ không khiến bạn phải hối hận khi thực hiện nó.

Bạn có bao nhiêu sự lựa chọn? Hãy liệt kê ra

Tất nhiên bạn phải có trên 1 sự lựa chọn nên bạn mới đắn đo và khó quyết định đúng không? 

Thật ra, mọi thứ trên đời đều có rất rất đa dạng loại để bạn chọn. Ngay cả kem đánh răng hàng ngày bạn cũng phải chọn vị, chọn màu, chọn chức năng, chọn trọng lượng khi mua thì hàng ngày có ty tỷ thứ để đắn đo. 

Càng ít sự lựa chọn thì việc đưa ra quyết định càng trở nên dễ dàng hơn. Giống như bài thi trắc nghiệm chỉ có 4 đáp án thì sự lựa chọn dễ dàng hơn có 10 đáp án rồi.

Ngay lúc này, bạn đắn đo điều gì hãy liệt kê ra hết và đơn giản hóa chúng nếu chúng không cần thiết. 

ao so mi

Ví dụ như bạn có 5 chiếc áo sơ mi (xanh lá, đỏ, tím, trắng, đen) đẹp và yêu thích nhất để mặc đi đám cưới người bạn. Vậy thì xét theo tiêu chí trang trọng, đẹp, lịch lãm, không quá màu mè thì bạn có thể bỏ qua chiếc xanh lá, đỏ, tím và còn lại trắng và đen. Vậy bước kế tiếp để mặc áo trắng hay đen đến lễ cưới là gì?

Phân tích từng lựa chọn: ưu điểm và nhược điểm

Trả lời cho câu hỏi trên thì bạn sẽ xét theo tiêu chí cái nào có nhiều nhược điểm không khắc phục được nhất thì bạn bỏ qua

Bạn cần cân nhắc những điều có thể xảy ra nếu như đưa ra quyết định đó. Nhìn nhiều hướng khác nhau để có cách đánh giá công bằng và chính xác hơn.

Tiếp tục câu trả lời cho ví dụ về việc chọn áo ở trên:

Nếu mặc áo trắng 

Ưu điểm: 

  • Trang trọng và lịch sự
  • Phù hợp với sự trang nghiêm của lễ cưới
  • Giống với nhiều khách tham dự khác

Khuyết điểm:

  • Có thể bị dính bẩn vì nay là mùa mưa
  • Đang gấp rút mà phải mất thời gian ủi áo 
  • Phải tốn công giặt riêng với những bộ quần áo khác

Nếu mặc áo đen

Ưu điểm: 

  • Dễ giặt ủi
  • Trông bản thân khi mặc sẽ mảnh mai hơn

Khuyết điểm:

  • Phù hợp với đám tang, không phù hợp với lễ cưới lắm
  • Không giống đa số người tham dự (người khác không thích)
  • Bản thân khi mặc sẽ tối và không nổi bật trong đám đông

Sau khi liệt kê và phân tích ra như trên, tất nhiên không phải ít khuyết điểm hơn hay nhiều ưu điểm hơn là cái tốt nhất, mà phải cân nhắc tính phù hợp. Làm sao đưa ra quyết định vừa tốt nhất vừa phù hợp nhất?

Căn cứ vào mục đích hay mong muốn cuối cùng để loại bỏ từng lựa chọn

du dam cuoi

Đúng vậy, bạn phải căn cứ vào mục tiêu ban đầu của bạn là gì. Nếu mục tiêu ban đầu là phù hợp với không khí của lễ cưới thì bạn nên ưu tiên nó hơn. 

Ngoài sự phù hợp bạn còn căn cứ vào ý muốn (sở thích) của bản thân nữa. Nếu bạn muốn hướng đến mục tiêu là phù hợp với không khí của lễ cưới thì chọn áo trắng. Nhưng bạn đã quyết định bỏ qua sự phù hợp để có được sự tự tin của mình khi mặc áo đen trong ốm hơn thì chọn áo đen.

Cũng giống như nói chuyện hay hành động một điều gì đó. Bạn nói điều đó hay làm điều đó điều phải có ý nghĩa và hướng về mục đích nào đó. Chẳng hạn như bạn quan tâm từng li từng tí đến một người nào đó cũng vì một lý do (mục tiêu ban đầu) là yêu họ.

Đã quyết định thì không nhìn nghiêng ngó dọc (chịu sự ảnh hưởng khác tác động)

Từ những bước trên chắc hẳn bạn đã có quyết định sau cùng. Thông thường mọi người sẽ dừng lại ở bước phân tích vì cảm thấy không biết phân tích như vậy có chuẩn xác hay không nên mới đắn đo và khó đưa ra quyết định. 

Vì vậy nếu không thế tự tin phân tích từng lựa chọn bạn có thể nhờ sự giúp đỡ của người khác để tham khảo ý kiến của họ.

Tuy nhiên, đó chỉ là tham khảo vì người khác không phải là bạn. Lắng nghe thì lắng nghe nhưng đừng chịu sự tác động của người khác mà ảnh hưởng đến cả một quá trình dày công phân tích cặn kẽ vấn đề và quyết định của mình. Người quyết định cuối cùng mới chính là bạn.

Vì là chính mình đưa ra quyết định bằng những cân nhắc thì phải giữ vững quan điểm đó. 

Ai cũng có những sai lầm và cuộc sống không lường trước được điều gì, thế nên bạn cần phải tự tin với những gì mình chọn lựa. Nếu có rủi ro thì đó cũng là một bài học để sau này bạn có thể nhìn xa hơn và phân tích sâu hơn.

Để là người đưa ra quyết định sáng suốt thì bạn chỉ cần thực hiện theo những bước đã nêu trên. Nhưng để trở thành người đưa ra quyết định vừa nhanh vừa đúng thì đó là một sự rèn luyện.

 

Từ những điều giúp bạn có những quyết định đúng đắn hơn ở trên thì cũng có thể dựa vào để cố gắng thực hiện một mục tiêu hay giải quyết vấn đề nào đó. 

Chúc bạn có thể rèn luyện tốt để thành công hơn!

Japan IT Works



Việc làm theo chuyên ngành

Việc làm theo ngành

Việc làm theo tỉnh thành