Cải thiện kỹ năng giải quyết vấn đề bằng 5 bước đơn giản


Kỹ năng giải quyết vấn đề là một kỹ năng quan trọng chẳng những trong khi còn trên ghế nhà trường mà còn cần khi ra ngoài xã hội. Sau đây là phần chia sẻ việc cải thiện kỹ năng giải quyết vấn đề từ tác giả Rafis Abazov.

Sự vĩ đại của Steve Jobs (nhà sáng lập hãng Apple) - theo nhận xét của các đồng nghiệp - nằm ở chỗ ông là người giải quyết vấn đề xuất sắc nhất trong thời đại của mình. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi nhiều công ty ngày nay đang tìm kiếm những người có kỹ năng tương tự. Sau khi thảo luận với sinh viên của mình về các phương pháp cải thiện kỹ năng giải quyết vấn đề, tôi quyết định chọn một trong những công thức quản lý được sử dụng rộng rãi và hiệu quả mang tên IDEAL, bao gồm 5 bước: Identify (Nhận thức vấn đề), Define (Vạch rõ nguyên nhân), Examine (Lập sơ đồ các phương án và chọn ra phương án tốt nhất), Act (Lập kế hoạch giải quyết vấn đề), và Look (Giám sát và đánh giá). Dưới đây là cách để bạn có thể cải thiện kỹ năng giải quyết vấn đề khi còn trên ghế giảng đường

1. Nhận thức được vấn đề

Nhìn chung, định nghĩa của tôi về kỹ năng giải quyết vấn đề rất đơn giản: đó là khả năng xác định bản chất của vấn đề, chia nhỏ vấn đề và lên kế hoạch, giải quyết vấn đề một cách hiệu quả.

Thật vậy, trong những tình huống thử thách, nhiều học sinh bị choáng ngợp và chỉ thấy trở ngại và rắc rối. Tuy nhiên, những người biết cách giải quyết vấn đề có thể hiểu bản chất, chỉ ra và giải quyết triệt để nguyên nhân gốc rễ gây ra vấn đề.Việc phàn nàn về độ khó và mất kiểm soát của tình huống không đem lại lợi ích gì. Quan trọng nhất là phải xác định rõ nguyên nhân của những vấn đề và thách thức đó là gì. Albert Einstein từng nói: "Công thức của vấn đề thường quan trọng hơn lời giải, vì lời giải chỉ thể hiện kỹ năng toán học hay sự thử nghiệm" 

Theo kinh nghiệm của tôi, bước đầu tiên trong việc phát triển các kỹ năng giải quyết vấn đề là học cách xác định được mọi vấn đề. Ví dụ, gần đây các sinh viên của tôi trong chương trình MDP / Global Classroom tại  Đại học Quốc gia AI-Farabi Kazakhstan (KazNU) đang chuẩn bị hồ sơ đăng kí chương trình học một kì tại nước ngoài để nghiên cứu về phát triển đô thị bền vững. Trường đại học đăng cai - Đại học Bách Khoa Hồng Kông (PolyU)  yêu cầu họ chỉ ra một vấn đề ở quê hương của họ và đề xuất một nghiên cứu về phát triển đô thị bền vững để giải quyết vấn đề đó. Tất nhiên, ở những buổi đầu tiên, các sinh viên chỉ nêu ra những vấn đề đang tồn tại và hậu quả gây ra. Nhưng điều đó quá sơ sài để làm đề xuất giải quyết. Theo tôi, họ nên xác định bản chất của vấn đề bằng cách tóm tắt và hệ thống hóa một tình huống cụ thể trong một đoạn văn.

cai thien van de 1

2. Vạch rõ các nguyên nhân chính của vấn đề

Bước tiếp theo là chia nhỏ vấn đề thành từng bước nhỏ, dễ theo dõi. Đây là một bước cần thiết và là một kỹ năng giúp phát triển cả mặt tâm lý lẫn khả năng quản lý. Phía trước bạn là một ngọn núi khổng lồ, đáng sợ và dường như chẳng thể leo lên được,  thay vì sợ hãi hay nản chí, bạn phải tìm ra những con đường nhỏ hơn giữa những ngọn đồi và vách đá để đi. Khi bạn chia nhỏ một vấn đề lớn thành các yếu tố nhỏ hơn, thì bạn không còn phải đối mặt với một nhiệm vụ bất khả thi nữa và có thể thực hiện các bước cụ thể để đạt được mục tiêu và giải quyết vấn đề của mình. 

Ví dụ, các sinh viên của tôi trong chương trình MDP tại Al-Farabi KazNU đã gặp gỡ các chuyên gia và các nhà thực hành chính sách để xác định một số vấn đề. Tuy nhiên, những vấn đề đó quá lớn và phức tạp đến mức khiến các sinh viên sợ rằng họ khó có thể tìm ra giải pháp trong vòng một học kỳ. Chúng tôi phải tiến hành thêm một số bài tập để xác định các yếu tố chính của mỗi vấn đề và thiết lập một bảng biểu, trong đó một vấn đề lớn được chia thành nhiều phần nhỏ.

 

3. Tiến hành các phương án khả thi

Tìm kiếm các giải pháp khả thi là một bước rất phức tạp trong quá trình giải quyết vấn đề. Sinh viên thay vì chỉ tìm những cách đơn giản chỉ nêu được các khía cạnh của vấn đề, mà nên tìm ra những cách hiệu quả nhất và biến chúng thành cơ hội để gặt hái thành công rực rỡ. Khi nhóm của Steve Jobs đối mặt với một vấn đề, họ phải tìm kiếm “một giải pháp thực sự hữu hiệu nhất”. Sinh viên nên nhớ rằng có những rủi ro không dễ lường trước được (nhưng có thể dự đoán). Để giải quyết vấn đề hiệu quả hơn, sinh viên cần phải sáng tạo trong việc tìm kiếm giải pháp, ví dụ như vẽ sơ đồ hình cây. Cách nhành cây là các yếu tố liên quan đến vấn đề cần giải quyết. Đối với mỗi nhánh (một khía cạnh của vấn đề), sinh viên phải vẽ ra những chiếc lá-tương ứng với từng giải pháp khả thi). Một phần quan trọng của bước này trong quá trình giải quyết vấn đề đó là có sự kết hợp logic giữa các giải pháp để tạo nên sức mạnh tổng hợp giúp việc giải quyết vấn đề trở nên suôn sẻ hơn.

 

4. Bắt tay vào giải quyết vấn đề

Vạch ra kế hoạch từng bước thực hiện, sau đó giải quyết một cách dứt khoát và có hiệu quả là bước cuối cùng trong quá trình giải quyết vấn đề. Đây cũng là một kỹ năng quan trọng vì sinh viên không chỉ cần biết cách nhận ra vấn đề, xác định các khía cạnh vấn đề và kiểm tra các giải pháp khả thi đưa ra như thế nào mà còn thể hiện ở khả năng vạch ra hướng đi cụ thể và bắt tay vào hành động. Trong công thức giải quyết vấn đề này, sinh viên cũng cần nắm vững các kỹ năng như theo dõi và đánh giá toàn bộ quá trình thực hiện hành động và nếu đó là nhiệm vụ của cả nhóm, hãy biết cách phân chia công việc cho từng thành viên trong nhóm hoặc nhờ sự hỗ trợ của các bên liên quan.

giai quyet van de

5. Đánh giá quá trình giải quyết vấn đề

Khi vấn đề đã được giải quyết xong, tôi muốn các bạn sinh viên ngồi xuống xem xét nhìn lại tất cả các sơ đồ giải quyết vấn đề và kế hoạch hành động của mình, đó có thể là vấn đề của từng cá nhân, cũng có thể là của một nhóm, để xem liệu có cần điều chỉnh công việc đã hoàn thành hay không. Đặc biệt hãy dành thời gian để đánh giá toàn bộ quá trình giải quyết vấn đề và  rút ra các bài học kinh nghiệm để việc giải quyết vấn đề ở những lần sau trở nên hiệu quả với những giải pháp hữu hiệu nhất.

Theo ToMo - Learn Something New

Japan IT Works 

 



Việc làm theo chuyên ngành

Việc làm theo ngành

Việc làm theo tỉnh thành