20 điều cấm kỵ liên quan đến đôi đũa ở Nhật

20/04/2021

Bạn có biết rõ “Những điều cấm kỵ trong nghệ thuật dùng đũa” thể hiện gu thẩm mỹ của người Nhật như thế nào không?

1. 直箸 - Gắp đũa trực tiếp

直箸 - Gắp đũa trực tiếp

直箸 - Gắp đũa trực tiếp

Bạn sẽ làm gì nếu không có đũa dùng riêng gắp đồ ăn khi trong bàn có nhiều người?

Bạn sẽ lấy đũa của mình gắp trực tiếp đồ ăn? Hay là lật ngược đầu đũa lại rồi gắp đồ ăn?

Cách ứng xử trong trường hợp này là: Đầu tiên hãy kiểm tra xem có đũa riêng dùng để gắp đồ ăn nào không, và nếu có thể, thì hãy thử nhờ người phục vụ.

Nếu không có, thì hãy thông báo với mọi người xung quanh, sau khi nhận được sự đồng ý của mọi người thì cứ gắp đồ ăn bằng đũa của chính mình.

 

2. 逆さ箸 - Lộn ngược đầu đũa để gắp

逆さ箸 - Lộn ngược đầu đũa để gắp

逆さ箸 - Lộn ngược đầu đũa để gắp

Việc lộn ngược đầu đũa để gắp đồ ăn sẽ lịch sự hơn là gắp đồ ăn bằng đũa trực tiếp của chính mình?

Có vẻ như một số người nghĩ vậy, nhưng thật sự thì việc lộn ngược đầu đũa thì lại khá không ổn về phương diện vệ sinh.

Tùy thuộc vào thực đơn, mà chất bẩn trên đũa cũng có thể là một mối quan tâm.

Khi bạn đứng trên phương diện hiếu khách, thì việc mà chuẩn bị một đôi đũa riêng để gắp đồ ăn chính là việc quan trọng nên làm.

 

3. 持ち箸 - Cầm đũa

持ち箸 - Cầm đũa

持ち箸 - Cầm đũa và cầm bát

持ち箸 chỉ đến việc cầm bát trong khi tay đó cũng đang cầm đũa. Có vẻ như đây bạn không cố ý làm vậy nhưng mà cách tốt nhất thì hãy đặt đũa xuống và rồi hãy cầm bát.

 

4. 渡し箸 - Đặt đũa ngang

渡し箸 - Đặt đũa ngang

渡し箸 - Đặt đũa ngang

渡し橋 ám chỉ việc đặt đũa ngang trên thành dĩa hoặc bát giống như một "cây cầu" bắt ngang.

Trong bức ảnh này, thì do là hình minh họa món ăn, cho nên là đũa đang được đặt ngang trên bát, nhưng thực tế thì đây là điều không tốt.

Hãy đặt đũa vào hộp đựng đũa. Và nếu bạn không có đồ gác đũa, thì hãy đặt nó vào túi đựng đũa.

Nếu bạn phục vụ một bữa ăn cho ai đó, thì đừng quên thêm một cái đồ gác đũa.

 

5. 撥ね箸 - Gắp bỏ những thức ăn không thích

撥ね箸 - Gắp bỏ những thức ăn không thích

撥ね箸 - Gắp bỏ những thức ăn không thích

"Á, có loại đậu mà tôi ghét kìa! Hãy gạt nó sang một bên đi". 

撥ね箸 là một hành vi đáng thất vọng vì không tôn trọng thức ăn.

Có lẽ việc bạn không ăn được món đó thì làm như vậy cũng không còn cách nào khác, nhưng mà mong bạn hãy thưởng thức bữa ăn bất kể dù mình có thích hay không thích.

6. 迷い箸 - Bối rối trong việc gắp đồ ăn

Nếu bạn có một danh sách các món ăn đầy màu sắc và ngon miệng, thì ắt hẳn bạn sẽ khó đưa ra lựa chọn sẽ ăn món nào nhỉ.

Cho nên, 「迷い箸」 ám chỉ việc loay hoay bối rối trong việc gắp đồ ăn, kiểu như: "Cái nào ta?" "Cái này cũng ngon hết".

Chính vì món nào cũng ngon, cho nên tôi thấy rằng việc bối rối trong việc chọn đồ ăn không hẳn là xấu, nhưng mà hãy dừng việc huơ đũa qua lại trên các món ăn đi nhé.

7. 空箸 - Gắp đồ rồi lại thả xuống

空箸 ám chỉ đến việc: Dù đã thò tay ra gắp đồ ăn, giống như kiểu là: "Trước tiên phải bắt đầu từ món thịt!", nhưng lại dừng lại giữa chừng, kiểu như: "Quả đúng là nên bắt đầu từ súp Miso trước thì tốt hơn"

Hãy nhớ là: Một khi bạn đã đặt đũa lên món ăn, thì đừng thất thường buông ra mà hãy đưa thẳng vào miệng nhé.

8. 探り箸 - Bới tìm thức ăn mình thích bằng đũa

探り箸 ám chỉ cảm giác tò mò không biết là ở bên trong những món đó có gì, nếu như trước mắt bạn xuất hiện nhiều món ăn thịnh soạn như lẩu, súp và cơm phần.

Tôi hiểu cảm giác muốn khám phá đồ ăn bằng đũa để ăn những nguyên liệu mà mình yêu thích!

Tuy nhiên, việc dùng đũa để bới thức ăn là vi phạm cách cư xử. Nếu làm như vậy, thì bề ngoài món ăn sẽ trở nên xấu xí và khiến những người xung quanh cảm thấy khó chịu.

9. 拝み箸 - Để đũa lên tay rồi chấp tay lại

Để đũa lên tay rồi chấp tay lại

Để đũa lên tay rồi chấp tay lại

Hành động kẹp đũa giữa hai tay và làm động tác như cúng rồi nói "Itadakimasu". 

có vẻ là một hành động lịch sự nhưng việc hướng đầu đũa vào người bên cạnh được xem là không lịch sự, cho nên đây cũng có thể được xem là điều cấm kỵ.

10. 刺し箸 - Xiên đũa vào đồ ăn

刺し箸 - Xiên đũa vào đồ ăn

刺し箸 - Xiên đũa vào đồ ăn

Đây là từ nói tới việc xiên những món khó nhai bằng đũa. Nếu đó là đứa trẻ, thì khi nhìn thấy hành động đâm vào đồ ăn để lấy ăn thì có lẽ bạn sẽ thấy rất dễ thương.

Nhưng nếu là người lớn thì việc này trông thật khó coi. Cách làm như vậy thể hiện sự không tôn trọng đối với người đầu bếp, vì hành động này giống như kiểu bạn đang nghi ngờ xem là món ăn có đủ chín hay không.

11. 指し箸 - Chĩa đũa

Chỉ vào món ăn bằng đầu đũa và nói: "Món này ngon nè!". Và ở giữa cuộc đối thoại, thì chúng ta thường sẽ hướng đũa vào người đó và nói: "Đúng thật nha!"

Những hành vi "Chĩa đũa" như vậy là hành vi bị coi là không có lịch sự.

Số người ghét việc chĩa đũa vào mình thật ra không ít. Bạn hãy thử nghĩ xem nếu đặt mình ở vị trí đối phương, thì khi bị chĩa đũa như vậy trong bữa ăn, sẽ cảm thấy thế nào.

12. 寄せ箸 - Dùng đũa để kéo thức ăn lại gần mình

寄せ箸 ám chỉ việc dùng đũa để kéo đồ ăn từ nơi khác về phía mình. Hành động lấy đũa rồi kéo bát đồ ăn, và gây ra tiếng động khi bát di chuyển, thật sự không có tốt đâu.

13. 涙箸 - Dùng đũa để múc nước sốt

13. 涙箸 - Dùng đũa để múc nước sốt

13. 涙箸 - Dùng đũa để múc nước sốt

涙箸 ám chỉ việc nước sốt rơi vương vãi khi dùng đũa chấm vào nước sốt rồi cho vào miệng.

Cũng có những trường hợp không thể tránh khỏi, nhưng như vậy thật không đẹp mắt chút nào.

14. ねぶり箸 - Liếm đũa

ねぶり箸 ám chỉ hành động liếm đũa. Hãy kìm chế hành động liếm hạt cơm trên đũa trước mặt người khác. Những vết bẩn trên đũa nên được lau sạch bằng khăn giấy.

Và trong các bữa ăn hàng ngày, thì hãy lau sạch nó bằng khăn lau hoặc loại bỏ nó một cách cách bình thường, chứ đừng liếm nó.

15. 握り箸 - Nắm đũa

握り箸 là hành động cầm hai chiếc đũa và sử dụng chúng như một chiếc thìa.

Hành động này thường thấy ở trẻ sơ sinh do chưa quen với việc dùng đũa, nhưng chắc chắn đó là cách cầm mà bạn muốn rời bỏ khi lớn lên.

Ngay cả khi bạn không thể cầm nó một cách hoàn hảo và chính xác, thì chỉ cần giữ nó thôi là được rồi.

16. 合わせ箸 - Nối đũa

Việc chuyền thức ăn từ đũa nay sang đũa kia được gọi là 合わせ箸. Chính vì xuất phát từ việc: chuyển tro cốt từ đũa này sang đũa kia khi hỏa táng, để cho vào lọ đựng cốt,

cho nên hành động này thể hiện điều không may mắn trong nấu ăn.

17. 立て箸 - Cắm đũa

立て箸 - Cắm đũa

立て箸 - Cắm đũa

立て箸 là việc cắm đũa thẳng đứng vào trong bát cơm. Hành động này còn được gọi là: 仏箸 - Cúng Phật, vì thường thì hành động cắm đũa vào chén cơm là để cúng cho những người đã 

khuất chẳng hạn như trong đám tang. Hành động này tuyệt đối là không tốt trong những bữa ăn hàng ngày. Nếu không biết thì có khi bạn lại thể nghi ngờ về lẽ thường này!

18. 叩き箸 - Gõ đũa

Đây là hành động gõ vào bát hay chén giống như là muốn gọi ai đó: “Này!” “Xin lỗi!”.

Việc mà người lớn coi bát đĩa như là nhạc cụ thì thật đáng xấu hổ. Dù thế nào thì cũng rất bất lịch sự.

19. 噛み箸 - Nhai đũa

Hành động này thường thấy ở trẻ nhỏ. Nếu bạn không thể bỏ thói quen của mình khi trưởng thành, thì hãy cố gắng sửa chữa nó một cách có ý thức!

20. ちぎり箸 - Xé đũa

xe dua

Xé đũa, chấm đũa, xiên đũa, lật đầu đũa là những điều cấm kị khi dùng đũa

Đó là hành động cầm hai chiếc đũa trong mỗi tay để chia thức ăn thành từng miếng. Một số người chỉ làm điều đó khi họ muốn cắt thịt và cá cứng.

Điều này cũng rất dễ thương nếu đó là trẻ em, nhưng nếu là người lớn thì như vậy sẽ không thích hợp cho lắm. 

Nếu bạn muốn cắt nó một cách đẹp đẽ, thì hãy mượn một con dao để cắt đồ ăn.

Tại sao lại có nhiều "điều cấm kỵ trong nghệ thuật dùng đũa" như vậy?

Tại sao người Nhật lại tôn trọng cách những quy tắc này? Tại sao có nhiều cách ứng xử về đũa? Đó chẳng phải đây là vì truyền thống “Khi ăn không gây khó chịu cho người bên cạnh” chẳng phải sao?

Tôi muốn mọi người bày tỏ lòng biết ơn vì truyền thống này, và chú ý đến việc sử dụng đũa để có thể ăn uống đúng cách.

 

Theo kinarino.jp

Đặng Trân dịch

Japan IT Works 



Việc làm theo chuyên ngành

Việc làm theo ngành

Việc làm theo tỉnh thành