Thuê nhà tại Nhật - Quy trình tìm nhà và chuyển vào (P1)


Bạn mong muốn được biết cụ thể và được hướng dẫn khi sống ở phòng đi thuê tại Nhật Bản. Vì vậy, Japan IT Works sẽ trình bày các nội dung liên quan như: “Quy trình tìm phòng”, “Hợp đồng”, “Quy tắc khi đang sống trong phòng”, “Những thủ tục khi ra khỏi phòng”, “Chuẩn bị cho tai họa khẩn cấp”, v.v... được ghi lại. Đặc biệt, liên quan đến “Từ ngữ chuyên dụng trong bất động sản”, “Quy tắc khi đang sống trong phòng”, vì có những điểm khác biệt. Vậy nên hãy đọc kỹ, hiểu đúng và bắt đầu việc tìm phòng thật thuận lợi nhé.

Chúng ta thường nghe câu “An cư lạc nghiệp", ý nói trước khi bắt tay vào một công việc làm ăn thì nên ổn định nơi ăn chốn ở. Đây là một lời nhắc nhở hay một kế hoạch để an tâm vì một khi đời sống gia đình ổn định thì tất cả thời gian và tâm huyết sẽ được dành cho công việc làm ăn. Vậy nên khi sang Nhật làm việc, để tập trung hết sức mình cho công việc thì phải ổn định nơi ở.

Đối với những bạn đã được công ty chuẩn bị sẵn chốn ở thì không phải lo. Thế nhưng, có thể có lúc bạn muốn chuyển đi nơi khác hoặc bạn bè của bạn có nhu cầu tìm nhà thuê thì sao?

Vì vậy đọc kiến thức tìm nhà thuê tại Nhật chắc chắn là không thừa tí nào phải không nào?

Quy trình tìm phòng và sống ở Nhật gồm có 6 nội dung chính: 

  1. Đi đến phòng giao dịch bất động sản (fudosan-ten: Là phòng kinh doanh được chứng nhận về nghiệp vụ chăm sóc khách hàng liên quan đến hợp đồng thuê nhà, v.v… bởi những người có chuyên môn về bất động sản như nhà cửa, v.v… Tên gọi chính thức là “Doanh nghiệp kinh doanh nhà đất” )
  2. Ký hợp đồng
  3. Chuyển vào
  4. Quy tắc khi sống trong phòng ở Nhật
  5. Khi hết hợp đồng
  6. Chuẩn bị cho tai họa, trường hợp khẩn cấp

Trước khi tìm nhà (phòng)

Đầu tiên, bạn hãy tham khảo danh sách và sắp xếp những điều kiện mong muốn của bạn. Sau đó, quyết định thứ tự ưu tiên. Điều quan trọng nhất là “tiền thuê phòng (yachin: Là khoản tiền hàng tháng trả cho người chủ cho thuê để thuê phòng. Tại Nhật Bản, thông thường tiền thuê phòng được trả trước mỗi tháng)” phải không? Hay là “khoảng cách từ ga”? Việc sắp xếp này sẽ vô cùng quan trọng trong việc tìm phòng sau này. Hãy suy nghĩ cẩn thận để sắp xếp. 

Nếu tiếng Nhật bạn không giỏi thì có thể hỏi bạn bè, hỏi người hiểu rõ tiếng Nhật.

tim nha

Danh sách cần kiểm tra khi tìm phòng:

Tiền thuê phòng mong muốn

( ) yen ~ ( ) yen 

② Ngày chuyển vào mong muốn 

Khoảng ngày ( ) tháng ( ) năm ( )

③ Thời gian đi làm, đi học 

Trong vòng ( ) phút từ ga ( ) 

④ Khu vực mong muốn 

Gần ga ( ), trong vòng ( ) phút đi bộ từ ga

⑤ Kiểu nhà 

□ Chung cư · □ Nhà riêng lẻ 

⑥ Không gian nhà

□ 1R · □ 1K · □ 1DK · □ 1LDK · □ 2LDK · □ 3LDK · □ Khác ( )

⑦ Số tầng của tòa nhà

□ 1 tầng cũng được · □ Từ 2 tầng trở lên, ( ) tầng 

⑧ Bồn tắm, vòi tắm hoa sen

□ Có · □ Không · □ Nếu không có bồn tắm thì có vòi tắm hoa sen cũng được 

⑨ Nhà vệ sinh 

□ Kiểu Tây · □ Kiểu Nhật cũng được 

⑩ Điều hòa

□ Có · □ Không 

⑪ Bãi để xe ô tô

□ Có · □ Không 

⑫ Bãi để xe đạp, xe máy

□ Có · □ Không 

⑬ Khác 

Thú cưng □ Có thể · □ Không thể 

Biểu diễn nhạc cụ □ Có thể · □ Không thể 

Khi sắp xếp được điều kiện mong muốn, hãy đi đến phòng giao dịch bất động sản và nhờ tìm hộ phòng. Nếu bạn cảm thấy không yên tâm về tiếng Nhật, hãy đi cùng với bạn bè biết tiếng Nhật để yên tâm hơn. Hãy nói chuyện dựa trên danh sách cần kiểm tra khi tìm phòng. Khi tìm được phòng trống gần với điều kiện mong muốn, hãy đi xem phòng trước cùng với sự có mặt của người đại diện phòng giao dịch bất động sản. Vậy khi đi xem phòng trước cần chú ý điều gì?

Những nội dung khi bạn đến xem phòng để thuê tại Nhật là:

■ Không gian (độ rộng của bếp, số phòng, v.v…) 

tim nha

■ Môi trường xung quanh (hệ thống giao thông, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, bệnh viện có ở gần không? v.v…) 

■ Cấu tạo (gỗ, cốt thép, bê tông cốt thép, bê tông khung thép cốt thép, v.v…) 

■ Ánh nắng chiếu vào (phương hướng, thời gian mặt trời chiếu, v.v…) 

■ Không gian lưu trữ (độ rộng, độ tiện dụng, v.v…) 

■ Thiết bị bên trong, ngoài phòng (máy giặt, điều hòa, chỗ để lắp đặt đồ dùng gia đình có hay không? v.v…) 

ban do khong gian phong

■ Tình trạng thu sóng của điện thoại di động (khi ở trong phòng, điện thoại có bị mất sóng không? v.v…) 

Ký hợp đồng

Khi quyết định được phòng, hãy nộp “Đơn xin vào nhà” cho phòng giao dịch bất động sản. Khi có sự đồng ý của chủ cho thuê, hãy chuẩn bị cho hợp đồng. Hãy xác nhận với người phụ trách hợp đồng để chuẩn bị những giấy tờ cần phải mang đến khi ký hợp đồng (ví dụ như thẻ công dân, thẻ lưu trú, hộ chiếu, giấy chứng minh thu nhập, giấy chứng nhận đang học, v.v…). 

Ngoài ra, khi ký hợp đồng, cần phải có:

  • Tiền thuê phòng cho tháng đầu tiên, 
  • Tiền công ích (kyoeki-hi) và tiền quản lý (kanri-hi) - Là khoản tiền ngoài tiền thuê phòng, dùng cho việc duy trì, quản lý khu vực sử dụng chung với những người thuê khác như lối ra vào, cầu thang hay hành lang của tòa nhà, v.v… Thông thường, sẽ trả hàng tháng cùng với tiền thuê phòng, 
  • Tiền đặt cọc (shiki-kin: Là khoản tiền đặt cọc cho chủ cho thuê để phòng khi người thuê không thể chi trả được tiền thuê phòng. Tiền đặt cọc sẽ được trả lại khi hết hợp đồng. Tuy nhiên khi người thuê không chi trả tiền thuê phòng, số tiền đó sẽ bị khấu trừ. Ngoài ra, cũng có trường hợp trong hợp đồng có quy định trước là sẽ khấu trừ một khoản nhất định rồi mới trả lại (khấu trừ từ tiền đặt cọc)),
  • Tiền lễ (rei-kin: Là khoản tiền ngoài tiền đặt cọc trả cho người chủ cho thuê khi ký hợp đồng, tùy thuộc vào quy định của bản hợp đồng. Khoản tiền này khác với tiền đặt cọc, khi hết hợp đồng cũng không được trả lại), 
  • Tiền phải trả cho phòng giao dịch bất động sản hay tiền bảo hiểm thương tổn (xem bên dưới), v.v…. Hãy xác nhận rõ ràng với người phụ trách hợp đồng xem cần chuẩn bị bao nhiêu tiền khi ký hợp đồng. 

ky hop dong

Trong hợp đồng thuê phòng, thông thường sẽ phải nhờ người thân hoặc bạn bè làm “Người bảo lãnh liên đới”. Người bảo lãnh liên đới (rentai-hosyonin) là người sẽ thay thế chi trả cho người chủ cho thuê khi người thuê không trả tiền thuê phòng. Khi người bảo lãnh liên đới chi trả tiền thuê phòng, v.v…, người thuê phải chi trả cho người bảo lãnh liên đới. Nếu người thuê không chi trả sẽ gây phiền phức cho người bảo lãnh liên đới. 

Ngoài ra, gần đây, không phải là “Người bảo lãnh liên đới” nữa, việc sử dụng “Chế độ bảo lãnh thuê nhà bằng nợ” cũng đang tăng lên. Chế độ bảo lãnh thuê nhà bằng nợ (yachin-saimu-hosyo-seido) là chế độ mà công ty chuyên trách sẽ thay thế để chi trả cho người chủ cho thuê khi người thuê không chi trả tiền thuê phòng. Khi ký hợp đồng thuê nhà, công ty tiến hành chế độ bảo lãnh tiền thuê phòng bằng nợ cũng ký hợp đồng để bảo lãnh và phải chi trả tiền bảo lãnh. Khi công ty đó chi trả tiền thuê phòng nộp chậm, người thuê phải chi trả cho công ty đó. 

Bảo hiểm thương tổn

Để đề phòng cho trường hợp chẳng may xảy ra hỏa hoạn hay rò rỉ nước, trong thời gian đang thuê phòng cần thiết phải tham gia bảo hiểm thương tổn. Khi để xảy ra hỏa hoạn hay rò rỉ nước, sẽ cần rất nhiều tiền để bồi thường thiệt hại cho chủ cho thuê hoặc những người sống trong nhà. Nếu tham gia bảo hiểm, có thể nhận được tiền bảo hiểm. Có nhiều loại bảo hiểm, do vậy hãy xác nhận kỹ nội dung bảo hiểm để tham gia.

Khi ký hợp đồng, tại phòng giao dịch bất động sản sẽ có phần giải thích các hạng mục quan trọng từ người phụ trách hợp đồng, do vậy hãy cùng với bạn bè biết tiếng Nhật xác nhận những điều chưa hiểu. Hợp đồng được làm thành 2 bản. Hãy xác nhận kỹ nội dung, nếu không còn điểm nào chưa hiểu thì ký vào bản hợp đồng. Người có con dấu thì đóng cả dấu vào bản hợp đồng. Thêm vào đó, hãy xác nhận người phụ trách quản lý nhà mà sẽ trở thành người liên lạc với bạn khi có khó khăn sau khi chuyển vào (có trường hợp là người khác với phòng giao dịch bất động sản phụ trách hợp đồng).

Chuyển vào

Sau khi ký hợp đồng, trước khi đưa đồ đạc vào trong phòng hãy xác nhận tình trạng bên trong phòng với người phụ trách quản lý. Việc kiểm tra một cách kỹ càng vết hư, vết bẩn ở trên tường, trên sàn nhà hay thiết bị có trong phòng có hoạt động tốt hay không là điều rất quan trọng. 

dang ky dien

Đăng ký điện, ga, nước máy 

Có trường hợp cần phải đăng ký trước khi chuyển vào. Hãy xác nhận với người phụ trách quản lý địa chỉ liên hệ của công ty điện lực, công ty ga, cục cấp nước tại khu vực bạn đang sinh sống. Để mở van khóa ga cần phải có mặt của bản thân người sử dụng. Hãy liên lạc trước với công ty ga để nhờ mở hộ van khóa ga vào ngày chuyển vào. Đồng thời, nhờ họ lắp đặt các dụng cụ sử dụng ga sẽ an toàn hơn. 

Kiểm tra môi trường thông tin, kết nối internet và điện thoại 

dien thoai

Môi trường thông tin sẽ khác nhau tùy thuộc vào phòng ở, do vậy hãy xác nhận với người phụ trách quản lý. Hãy lưu ý rằng tùy thuộc vào việc có hay không đường dây điện thoại, dây cáp quang, chủng loại của đường dây và các công ty điện thoại khác nhau mà phương pháp kết nối điện thoại và internet cũng sẽ khác nhau. 

Lắp đặt máy giặt 

Máy giặt có trọng lượng tương đối lớn và xả nước thông qua ống. Do vậy nếu xảy ra rò rỉ nước thì trở lên rất phiền phức. Khi tự mình lắp đặt hãy lắp đúng miệng của vòi nước cũng như rãnh xả nước. Hãy lắp đặt đúng vào vị trí đã quyết định trước. ◎ Bưu phẩm Hãy dán tấm thẻ đã viết tên lên chỗ nhận bưu phẩm của từng phòng riêng biệt có ở cửa hay lối ra vào trong phòng của bạn. 

Cấm đi giày dép 

Cởi giày ở lối ra vào rồi đi vào trong nhà. 

Trang bị đồ dùng cần thiết trong sinh hoạt 

Về nguyên tắc, sẽ không có sẵn những thứ như đồ gia dụng hay rèm, v.v…. Hãy tự mình chuẩn bị những thứ cần thiết cho sinh hoạt như đồ gia dụng, đồ điện, đồ ngủ, đồ dùng trong bếp, đồ dùng trong nhà tắm, nhà vệ sinh, v.v…. 

Theo zentaku.com

Japan IT Works



Việc làm theo chuyên ngành

Việc làm theo ngành

Việc làm theo tỉnh thành