Thuê nhà tại Nhật - Quy tắc sống tại nhà thuê ở Nhật (P2)


Bạn mong muốn được biết cụ thể và được hướng dẫn khi sống ở phòng đi thuê tại Nhật Bản. Vì vậy, Japan IT Works sẽ trình bày các nội dung liên quan như: “Quy trình tìm phòng”, “Hợp đồng”, “Quy tắc khi đang sống trong phòng”, “Những thủ tục khi ra khỏi phòng”, “Chuẩn bị cho tai họa khẩn cấp”, v.v... được ghi lại. Đặc biệt, liên quan đến “Từ ngữ chuyên dụng trong bất động sản”, “Quy tắc khi đang sống trong phòng”, vì có những điểm khác biệt. Vậy nên hãy đọc kỹ, hiểu đúng và bắt đầu việc tìm phòng thật thuận lợi nhé.

Quy trình tìm phòng và sống ở Nhật gồm có 6 nội dung chính: 

  1. Đi đến phòng giao dịch bất động sản
  2. Ký hợp đồng
  3. Chuyển vào
  4. Quy tắc khi sống trong phòng ở Nhật
  5. Khi hết hợp đồng
  6. Chuẩn bị cho trường hợp khẩn cấp

Ở phần trước chúng ta đã tìm hiểu về quy trình thuê và chuyển vào phòng/nhà thuê tại Nhật. trong phần 2 này sẽ là những quy tắc khi sống tại một căn phòng thuê tại Nhật và khi hết hợp đồng thuê nhà sẽ làm gì. Nắm được các quy tắc này chúng ta sẽ dễ dàng đối ứng với mọi tình huống trong khi thuê nhà tại Nhật Bản.

Trong khi đang sống trong phòng, cần phải đặc biệt chú ý những điều như sau đây. Hãy xác nhận nội dung ghi trong bản hợp đồng và hỏi trước người phụ trách quản lý những điều chưa hiểu. 

Quy tắc trong khi đang sống trong phòng thuê tại Nhật

1. Chi trả tiền thuê phòng, tiền công ích (tiền quản lý) 

Hãy trả tiền thuê phòng và tiền công ích bằng khoản tiền đã được quy định trong hợp đồng, bằng phương pháp đã được quy định (ví dụ như phương pháp chuyển khoản vào tài khoản của ngân hàng được chỉ định, phương pháp trả trực tiếp cho chủ cho thuê, v.v...) trong thời hạn đã được quy định. Nếu việc chi trả tiền thuê phòng chậm trễ, sẽ có sự đốc thúc từ người phụ trách quản lý và có thể có cả việc hợp đồng bị hủy. 

2. Tuân thủ quy tắc khi sử dụng phòng 

Đối với phòng đang thuê và phương pháp sử dụng những thiết bị được trang bị sẵn, sẽ có quy tắc sử dụng được quy định trước. Khi không tuân thủ những quy tắc đó và làm hỏng thiết bị thì sẽ phải trả khoản phí dùng để tu sửa. Thêm vào đó, có thể có việc hợp đồng bị hủy. Hãy xác nhận những quy tắc ghi trong bản bản hợp đồng hay bản hướng dẫn khi sống trong phòng. 

3. Tuân thủ quy tắc trong sinh hoạt 

Hãy chú ý đến âm thanh, mùi sinh ra do sự khác nhau về thói quen sinh hoạt, v.v… để không làm phiền đến người xung quanh. Ngoài ra, cũng có quy định riêng về việc phân loại rác, nơi đổ rác hay nơi để xe đạp. Hãy xác nhận lại quy tắc ghi trong bản hợp đồng hay bản hướng dẫn khi sống trong phòng và chú ý để không xảy ra rắc rối với những người xung quanh.

on

3.1. Chú ý về tiếng ồn trong sinh hoạt 

Tiếng ồn trong sinh hoạt sẽ trở thành nguyên nhân gây ra rắc rối. Trong khoảng thời gian từ 10 giờ tối cho đến khoảng 8 giờ sáng, hãy đặc biệt chú ý không để phát ra âm thanh lớn.

3.2. Cách đổ rác 

Cách đổ rác được quyết định tùy thuộc vào khu vực (thành phố, quận, huyện, v.v…) bạn đang sống. Ngày thu rác, thời gian thu, phương pháp thu được quyết định cho từng loại rác. Do vậy nhất định phải xác nhận khi chuyển vào sống. Nếu không tuân thủ quy định đổ rác thì rác sẽ không được thu. Trong nhiều trường hợp sẽ dẫn đến rắc rối.

phan loai rác

Cách phân loại rác

3.3. Bếp 

Khi chế biến đồ ăn, hãy chú ý bật quạt thông khí để không bị tồn lại mùi trong phòng. Đặc biệt, đồ ăn có dầu sẽ làm dầu bẩn bám lên bồn rửa và tường nên cần chú ý. 

Không được xả trực tiếp dầu ăn và rác tươi vào bồn rửa, rãnh xả nước. Việc này sẽ làm cho rãnh xả nước bị tắc, nước không chảy được và gây ra rò rỉ nước, mùi hôi thối. 

◦Phòng tắm (vòi hoa sen), nhà vệ sinh 

Phòng tắm là nơi nấm mốc dễ phát triển. Do vậy hãy thông khí và dọn dẹp cẩn thận. 

Nhà vệ sinh cũng nên thường xuyên dọn dẹp và sử dụng một cách sạch sẽ. Thêm vào đó, không được xả những thứ ngoài giấy vệ sinh. Nếu xả, sẽ làm cho rãnh xả nước bị tắc, nước không chảy được và tràn ra từ bồn cầu gây ra rò rỉ nước, mùi hôi thối. 

◦Hành lang, cầu thang (khu vực dùng chung) 

Hành lang và cầu thang bên ngoài phòng đang thuê là khu vực dùng chung để mọi người sử dụng. Trong trường hợp khẩn cấp như: xảy ra động đất, hỏa hoạn, v.v…thì đây sẽ trở thành đường để sơ tán nên không được để đồ đạc cá nhân, rác. Ngoài ra, hãy chào hỏi khi đi ngang qua người sống cùng nhà ở những nơi như hành lang, v.v….

3.4. Ban công 

ban cong

Ban công được sử dụng như chỗ để thoát hiểm hay sơ tán trong trường hợp khẩn cấp. Không được để đồ vật ở phía trước tấm bảng ngăn cách với ban công bên cạnh. 

3.5. Hút thuốc 

Ngoại trừ phòng không được hút thuốc, còn lại có thể hút thuốc. Tuy nhiên, nếu tàn thuốc lá khi bám vào tường, trần nhà trở thành vết bẩn thì có thể sẽ bị yêu cầu chi phí riêng để làm sạch nên cần phải chú ý. 

Ngoài ra, tại khu vực dùng chung (hành lang, cầu thang, v.v…) thì không được hút thuốc. Thêm nữa, phải thật chú ý đến việc dọn sạch lửa sau khi hút thuốc. 

3.6. Bãi để xe ô tô, bãi để xe đạp, xe máy 

bai de xe

Xe ô tô thì bắt buộc cần phải thuê bãi để xe. Không được để xe trên đường. Bãi để xe trong nhiều trường hợp sẽ mất phí. Ngay cả khi bãi trống cũng không được để xe ở ngoài bãi để xe mà mình đã thuê. Ngoài ra, xe máy hay xe đạp thì sắp xếp cẩn thận và đặt vào những chỗ đã được quy định trước như bãi để xe đạp, xe máy, v.v…. 

3.7. Không được tự ý sống cùng bạn bè, v.v… 

Trong phòng đang thuê, không được tự ý sống cùng bạn bè. Có trường hợp quy định là “cấm chỉ” trong hợp đồng. Trước hết hãy nói chuyện với người phụ trách quản lý. 

3.8. Về thú cưng 

thu cung

Tùy theo chủng loại của động vật, bạn có thể được nuôi hay không được nuôi. Tuy nhiên việc nuôi thú cưng về nguyên tắc bị nghiêm cấm. Do vậy hãy xác nhận kỹ với người phụ trách quản lý. Ngay cả trong trường hợp có thể nuôi, cần phải chú ý vì có nhiều quy định về chủng loại động vật, độ lớn, quy định khi dắt đi vào những khu vực dùng chung. 

3.9 Xử lý khi xảy ra rắc rối với người xung quanh 

nguoi xung quanh

Khi gặp rắc rối, ví dụ như âm thanh của phòng xung quanh ồn ào, v.v… hãy nói chuyện với người phụ trách quản lý. Thêm nữa, khi xảy ra rắc rối, không được nói chuyện trực tiếp với người đó mà hãy liên lạc với người phụ trách quản lý và nhờ xử lý hộ. 

3.10. Thủ tục khi vắng mặt dài ngày tại phòng 

Khi vắng mặt dài ngày, ví dụ như là khi về nước tạm thời, hãy liên lạc trước với người phụ trách quản lý. Nếu vắng mặt mà không liên lạc, khi có chuyện gì xảy ra sẽ trở thành vấn đề lớn. 

3.11. Khi muốn chuyển nhà trong thời hạn hợp đồng 

Khi muốn kết thúc hợp đồng thuê phòng đang ở hiện tại để chuyển nhà, hãy liên lạc trước với người phụ trách quản lý (thông thường là “trước 1 tháng”) để làm thủ tục.

Khi hết hợp đồng

Khi hợp đồng thuê phòng kết thúc, điều cần đặc biệt chú ý là những điểm như sau đây. Xác nhận lại nội dung ghi trong bản hợp đồng, nếu có điều gì không hiểu hãy hỏi người phụ trách quản lý trước. Ngoài ra, sau khi quyết định xong thời kỳ ra khỏi phòng, nhất định phải liên lạc với người phụ trách quản lý. 

① Khi chuyển ra và trả lại phòng (Kiểm tra bên trong phòng và khôi phục lại trạng thái ban đầu) 

Không được để lại trong phòng những đồ mà mình đã mua như đồ gia dụng, đồ điện, v.v… Phải chuyển đến nơi ở mới hoặc phải vứt bỏ. Khi chuyển ra và trả lại phòng, hãy cùng với người phụ trách quản lý xác nhận tình trạng của phòng. Hãy kiểm tra vết hư, vết bẩn và thông báo về nguyên nhân của nó. 

Ngoài ra, khi chuyển ra và trả lại phòng phải khôi phục lại trạng thái ban đầu. Việc khôi phục lại trạng thái ban đầu sẽ do chủ cho thuê tiến hành và bạn sẽ là người trả khoản phí đó. Thông thường thì sẽ được khấu trừ từ tiền đặt cọc, khi tiền đặt cọc không đủ thì sẽ trả khoản phí thiếu đó. Nếu có điều gì không hiểu liên quan đến việc khôi phục lại trạng thái ban đầu, hãy xác nhận với người phụ trách quản lý. 

② Khi gia hạn hợp đồng 

Khi muốn sống tiếp trong phòng ngay cả khi đã hết thời hạn hợp đồng, hãy gia hạn hợp đồng. Thông thường thì sẽ có thông báo về việc gia hạn từ người phụ trách quản lý, do vậy hãy xác nhận những thủ tục khi đó. Ngoài ra, nếu trong hợp đồng quy định việc phải trả tiền khi gia hạn (cái này gọi là “Tiền gia hạn”) thì cũng phải trả tiền đó. 

Thêm nữa, trong hợp đồng thuê phòng có thể có trường hợp là “Hợp đồng thuê phòng có kỳ hạn” mà không thể gia hạn được. Trong hợp đồng thuê phòng có kỳ hạn, khi muốn tiếp tục sống ở đó thì cần phải ký lại hợp đồng. 

③ Cắt hợp đồng điện, ga, nước máy 

Cho đến 1 tuần trước khi chuyển nhà hãy liên lạc về việc cắt hợp đồng với công ty điện lực, công ty ga, cục cấp nước tại nơi đang ở và thanh toán tiền sử dụng cho đến ngày đó. 

④ Thủ tục điện thoại, mạng internet 

Nếu là điện thoại thì liên lạc tới công ty điện thoại, mạng internet thì liên lạc tới nhà cung cấp dịch vụ về việc di chuyển chỗ ở. 

ddien thoai

⑤ Chuyển ra, trả lại phòng và chìa khóa 

Trả lại chìa khóa khi chuyển ra và trả lại phòng.

Theo zentaku.com

Japan IT Works



Việc làm theo chuyên ngành

Việc làm theo ngành

Việc làm theo tỉnh thành