Không chỉ đi làm mà đi học cũng khổ

05/09/2021

Từ bé chúng ta hầu hết đều muốn mau lớn lên để đi làm kiếm tiền. Còn bây giờ khi thành người lớn rồi nhưng lại có nhiều người muốn bé lại để đi học. Thế nhưng đi học cũng cực khổ lắm chứ cũng đâu sung sướng gì.

Đi học là gì? Có phải ai cũng cần đi học?

Đi học là gì? Tại sao phải đi học?

Đi học chỉ hành động đi đến trường để học những điều cần biết cho có kiến thức để vận dụng và có ích trong cuộc sống.

Ngoài ra chữ học cũng thể hiện hành động học nhưng rộng hơn. Chúng ta có thể học bất cứ đâu chứ không chỉ ở trường học: học trên mạng, học trên sách báo, học qua kinh nghiệm,...

Có nhiều câu trả lời cho câu hỏi “Tại sao phải học?” như: học để làm người, học để sống,... Thế nhưng việc học đơn giản là để có nhiều lựa chọn hơn trong cuộc sống hướng đến phong cách sống trong tương lai. 

Có nghĩa là, khi bạn có học và hiểu biết về lĩnh vực nào đó, sau này bạn làm việc trong lĩnh vực đó, kiếm sống bằng nghề đó bằng tất cả sức lực và niềm đam mê của mình. Có thể nói rằng, có học mới có việc, có việc mới có con đường sống (nhu cầu cơ bản của con người). 

Đối tượng đi học

Đi học có thể có đối tượng giới hạn (độ tuổi, trình độ) nếu muốn học một cấp bậc nào đó ở cơ sở đào tạo nào.

Nhưng học thì tất cả mọi người có thể học hàng ngày, bất cứ nơi đâu.

Chung quy lại, học không giới hạn thời gian, địa điểm như câu nói của V.I. Lenin: “Học, học nữa, học mãi” để đi kịp với thời đại.

Lợi ích của việc đi học

Đi học có rất nhiều lợi ích mà dưới đây chỉ là một phần nhỏ trong số đó:

  • Bản thân không bị tụt hậu
  • Tập thể dục cho não khỏe
  • Được coi trọng: Ngoài xã hội mọi người hẳn coi trọng và tín nhiệm người có kiến thức hoặc học vị cao trước tiên
  • Tạo nhiều cơ hội cho sự lựa chọn của chính mình
  • Có thể bạn không có sức mạnh thể chất nhưng bù lại bạn không thể thiếu sức mạnh tri thức:
  • Kết bạn được với những người cùng chí hướng

Nên việc học cần được duy trì 

Nỗi khổ của những người đi học

Đi học với đi làm 

Học hành hay đi làm đều không làm chúng ta mệt mỏi, điều làm chúng ta mệt chính là không còn cảm thấy được niềm vui từ nó nữa. 

Đi học 

  • Đi học không phải lo ngày mai ăn gì, giá thịt mà tăng thì sao, nghỉ đều đặn cuối tuần, nghỉ hè, không sợ bị đuổi chỉ vì điểm kém hay làm sai. 
  • Đi học cũng có những nỗi ám ảnh bên cạnh những thoải mái trên: bài kiểm tra, thi cuối kì, thi đại học, áp lực từ gia đình, nhà trường, bạn bè ganh đua, không được tự do đi đâu cũng không có tiền để đi hay mua thứ mình thích.

Đi làm

  • Giải quyết được vấn đề mua sắm theo sở thích, du lịch theo mong muốn của bản thân, chăm sóc cho người mình yêu,...;
  • Nhưng phải giải quyết tiền thuê nhà, tiền sinh hoạt hàng tháng, làm bản báo cáo đầu ngày, đầu tuần, đầu tháng, đi muộn thì bị trừ lương, làm sai bị sếp nạt;
  • Người xung quanh tốt thì không sao nhưng đầy mưu mẹo, chỉ tìm mọi cách để dìm mình thì thật là nhức cả đầu.

Dù vậy thì đi làm hay học cũng có những lúc vui và không vui, quan trọng là bạn chọn gắn bó với cái nào.

noi kho khi di lam

Nhà nghèo có nên học đại học?

Có nên nếu bạn muốn học. 

Nếu bạn không còn hứng thú với học nữa thì đừng học làm chi tốn tiền và thời gian. Hãy kiếm những cái khác làm cho bạn có đam mê mà học. Học nghề chẳng hạn. Chung quy lại vẫn phải học dù không đi học đại học cũng được. Vì đại học không phải con đường duy nhất đi đến thành công và giàu có. 

Nếu bạn rất mong muốn đi học thì có các chương trình cho sinh viên vay hỗ trợ cho bạn. Trong thời gian học cân bằng giữa đi học và đi làm thêm để có thêm chi phí trang trải cho cuộc sống hàng ngày. Có thể 4 năm Đại học bạn nghèo nhưng muốn mà không học thì cả đời bạn nghèo.

Nghèo tiền bạc chứ đừng nghèo kiến thức và đạo đức. Để có điều đó, phải học!

ngheo co nen hoc dai hoc

Có nên học lên tiếp cao học

co nen hoc len tiep

Cụ thể là ở Việt Nam bạn có nên học lên tiếp Cao học sau khi tốt nghiệp đại học?

Trình độ học vấn đi kèm với chức vụ. Chức vụ đi kèm với sự nể trọng và lương bổng. Nhưng mà, dù bạn có kiến thức tốt cũng không có nghĩa là có kỹ năng ở một công việc cụ thể tốt. Nên phải thực hành thì mới có kỹ năng.

Quan trọng là bạn đang hướng tới mục tiêu gì?

Bạn muốn làm việc trong cơ quan nhà nước thì học vị cao sẽ giúp ích bạn rất nhiều trong quá trình thăng tiến. 

Bạn muốn làm việc trong doanh nghiệp gia đình, tư nhân, đa quốc gia,... thì phải có kinh nghiệm và kỹ năng thực hành thực tiễn. 

Tiếp đến bạn sẽ phải suy nghĩ về thứ mà mình sẽ đánh đổi

Học càng lên cao càng không dễ dàng. Càng khó hơn nếu bạn trong giai đoạn chưa ổn định sự nghiệp (không đủ học phí), có gia đình (cân bằng giữa học - làm - gia đình). Kỹ năng sắp xếp và quản lý thời gian, công việc trong trường hợp này thật sự cần thiết.

Khi đã xem qua những đều trên mà bạn vẫn nghĩ mình có thể tiếp tục học thì hãy nhanh chóng ôn để thi đậu kỳ thi đầu vào và bắt đầu hành trình mới thôi!

Có nên đi du học mùa dịch bệnh?

co nen di du hoc mua dich

Du học là vấn đề luôn được khuyến khích đối với tất cả mọi người. Đi ra nước ngoài học những điều hay điều bổ ích để về quê nhà vận dụng xây dựng đất nước.

Thế nhưng với tình hình dịch bệnh hiện nay đang ngày càng phức tạp dù đã có vaccine, thì việc du học bạn nên suy nghĩ kỹ hơn.

  • Bạn có đủ mạnh mẽ khi đi sang nước ngoài sống một mình trong tình hình này?
  • Nếu không may bạn mắc bệnh thì phải xử lý như thế nào?
  • Đi du học bạn được và mất gì sau khi hoàn thành và trở về?

Những chia sẻ trên đã phần nào nói lên sự cần thiết với việc học và việc học cũng có cái khó cái khổ không khác gì việc đi làm. 

Điều quan trọng là bạn hãy tìm cho mình niềm vui thực sự: bạn đạt được gì khi đi làm hay khi đi học?

Japan IT Works



Việc làm theo chuyên ngành

Việc làm theo ngành

Việc làm theo tỉnh thành