Hướng dẫn cách đọc sách nhanh: Phương pháp siêu tốc ( 2.500từ/phút) (P1)


Làm thế nào để đọc sách nhanh? Bạn đã thử luyện tập qua rất nhiều nơi hướng dẫn đọc sách nhanh nhưng vẫn chưa tìm được cho mình một phương pháp đọc sách hiệu quả và tiết kiệm thời gian nhất? Đọc sách nhanh ngoài đỡ tốn nhiều thời gian mà còn có lợi ích gì khác? Trong bài viết này sẽ hướng dẫn cho bạn phương pháp tốt nhất.

Tại sao phải học cách đọc sách nhanh?

Hãy xem một thống kê nhỏ sau:

Trung bình một người Việt đọc 4 cuốn sách/ năm, trong đó 2,8 cuốn là ... sách giáo khoa và 1,2 cuốn là sách khác. Báo cáo Vụ Thư Viện, Bộ Văn hóa năm 2015, tỷ lệ người Việt hoàn toàn không đọc sách chiếm 26%, thỉnh thoảng mới đọc sách chiếm đến 44% dân số. Người Singapore đọc đến 14 cuốn sách một năm, người Nhật là 20 cuốn, Đức, Pháp, Israel, một người dân đọc từ 20 cuốn sách/năm.

Như vậy có thể thấy người Việt thuộc top những quốc gia lười đọc sách, chúng ta không ngại chi 63 nghìn tỷ đồng uống rượu bia mỗi năm nhưng lại chỉ dám bỏ 2 nghìn tỷ đồng mua sách. Do đó để đọc được nhiều quyển sách hơn mà lượng kiến thức lưu giữ lại trong đầu được nguyên vẹn thì phương pháp đọc sách nhanh chính là hữu hiệu nhất.

Hiểu về cách đọc sách nhanh và hiệu quả là gì?

Để tìm ra được cách đọc sách nhanh và nhớ lâu thì bạn đọc theo cách nào đó không cần biết, nhưng vừa phải “thần tốc” và vừa phải đạt được cấp độ “vận dụng những gì mình biết vào thực tiễn”. Tức là bạn bắt buộc phải đạt được cấp độ thứ 3 trở lên của 6 cấp độ nhận thức trong đọc sách (1. Biết -  2. Hiểu - 3. Vận Dụng - 4. Phân Tích & Tổng Hợp - 5. Đánh Giá - 6. Sáng Tạo)

Nếu như những gì bạn đã đọc từ cuốn sách ấy, bạn đã vận dụng nó vào cuộc sống trước đây rồi thì hãy kết hợp thêm những gì kiến thức mới trong cuốn sách ấy nữa để phân tích, đánh giá & sáng tạo ra thêm trên nền tảng của kiến thức ấy để hoàn thiện hơn những gì mà bạn đã biết và vận dụng nó vào cuộc sống! Chắc chắn rằng trình độ đọc sách tư duy nhanh và chậm của bạn sẽ tăng lên đáng kể.

2 bí quyết giúp bạn đọc sách nhanh mà hiệu quả

1. Kỹ thuật đọc "bước nhảy"

[Thứ 1]: Sự Chuẩn Bị &  “Vật hỗ trợ mắt”.

  • Bạn cần 1 cây bút chì hoặc 1 cây bút bất kỳ nào đó, để hỗ trợ mắt khi đọc. Tức là trong khi đọc sách, trong tay luôn cầm 1 cây viết chì. Dùng cây viết làm “vật dẫn đường” cho mắt của bạn không bị mỏi.

[Thứ 2]: Kỹ thuật “Sử Dụng Bút Chì”

  • Bạn thấy người ta “bước nhảy” như thế nào. Thì bạn làm y chang như vậy: Sử dụng cây bút chì, nhảy theo từng hàng một trên cuốn sách. (hình vẽ bên dưới).

cach doc nhanh

Hình 1:  Bước nhảy “gần”. Đọc 4 từ/lượt, bằng 1 ánh nhìn.

cach doc nhanh

Hình 2: Bước nhảy “xa”. Đọc 8 – 16 từ/lượt, bằng 1 ánh nhìn.

Bạn sử dụng 1 cây bút chì, hoặc bất cứ cây bút nào cũng được. Hãy sử dụng cây bút ấy, uốn theo đường cong tôi vẽ. Từng hàng, từng hàng một. “Nhảy Cóc. Nhảy Cóc. Nhảy Cóc từng cụm từ như trên hình 1 và hình 2”.

[Thứ 3]: Đưa Bút Đi Nhanh Hơn & Khoảng Cách Xa hơn.

Sự nhanh hay chậm của “bước nhảy”, thì phụ thuộc 3 yếu tố:

  • Tốc độ nhảy: thời gian nhảy của cây bút chì.
  • Quãng nhảy: Bạn nhảy được 4 từ/lượt. Thì bạn đọc được 4 từ/lượt. Nhảy 8 từ/lượt thì đọc được 8 từ/lượt.
  • “Sự hiểu”: Cái hiểu của bạn, phải đi kèm với tốc độ nhảy của bút. Kỹ thuật này, rất đơn giản. Bạn làm đúng như hướng dẫn của tôi. Thì chúc mừng bạn. Bạn đã hoàn thành được giai đoạn đầu tiên của các kỹ thuật đọc, giống như giai đoạn đầu tiên của tổng thống Franklin D.Roosevelt.

Chỉ với kỹ thuật số 1 chúng tôi vừa nêu chắc chắn rằng tốc độ đọc sách của bạn sẽ tăng lên chóng mặt.

2. Kỹ thuật đọc sách "đường thẳng"

[Thứ 1] Sự Chuẩn Bị & Yêu Cầu Đạt Được Trình Độ 8 -16 từ/lượt đọc của Kỹ Thuật Bước Nhảy.

  • Để áp dụng phương pháp luyện đọc sách nhanh này, bạn cần 1 cây bút chì hoặc 1 cây bút bất kỳ nào đó, để hỗ trợ mắt khi đọc. Tức là trong khi đọc sách, trong tay luôn cầm 1 cây viết chì. Dùng cây viết làm “vật dẫn đường” cho mắt của bạn không bị mỏi.
  • Bạn thực tập điều này, khi bạn đã hoàn thành xong kỹ thuật “bước nhảy”. Tức là sau khi bạn đọc được 8 – 16 từ/lượt nhảy. Lúc ấy hãy sử dụng cây bút chì “Đưa bút thẳng từ trên trang sách xuống dưới trang sách” – giống như hình bên dưới.

[Thứ 2] Kỹ thuật sử dụng bút chì.

Hình 3: Đưa “bút chì” chạy dọc theo đường kẻ màu hồng đã vẽ như hình dưới. Bút chì, “dừng lại tại hàng nào, thì đọc hết hàng ấy”.

[Thứ 3]: Đưa Bút Đi Nhanh Hơn & Khoảng Cách Xa hơn.

Sự nhanh hay chậm của “đường thẳng”, thì phụ thuộc 2 yếu tố:

  • Tốc độ đưa bút từ trên xuống: thời gian đưa bút.
  • “Sự Hiểu” : Cái hiểu của bạn, phải đi kèm với tốc độ lướt từ trên xuống dưới của cây bút.

Nghệ thuật vận dụng thực tiễn những gì được học từ sách với 6 cấp độ nhận thức Bloom

cach doc sach nahnh

Sự sai lầm lớn nhất của người đọc sách, đó chính là cứ nghĩ "phải đọc chậm để NGHIỀN NGẪM".  Đầu tiên, ta phải nói: "Sự Nghiền Ngẫm" ở đây là gì? Sự Nghiền Ngẫm, nói chính xác hơn là SỰ HIỂU, từ SỰ HIỂU chúng ta sẽ đưa vào vận dụng những tinh hoa từ sách dạy vào cuộc sống! Vậy nếu có 1 cách nào đó mà giúp chúng ta "HIỂU NHANH 1 CUỐN SÁCH" trong thời gian CỰC NGẮN và đưa những điều được dạy từ Cuốn Sách vào cuộc sống luôn thì "KHÔNG CẦN PHẢI ĐỌC CHẬM ĐỂ NGHIỀN NGẪM" làm cái gì cho nó mệt cả!

6 cấp độ nhận thức Bloom được tác giả Tony Buzan áp dụng triệt để giúp phát triển kỹ năng đọc sách siêu tốc. Được đưa vào huấn luyện trong các tổ chức giáo dục của Mỹ. Để giúp mọi học sinh, học viên của họ nhận ra họ đang ở “nấc thang” nào trên cấp độ nhận thức.

Hiểu được 6 Cấp độ nhận thức này là rất quan trọng. Nó sẽ giúp bạn “khiêm tốn hơn”, để từ đó mà có cái nhìn “luôn luôn mới mẻ” cho những kiến thức mới bạn học được từ sách!

Để biết về 6 cấp độ này phục vụ cho việc đọc sách nhanh thì hãy xem tiếp phần sau nhé.

Theo satthudocsach.com

Japan IT Works 



Việc làm theo chuyên ngành

Việc làm theo ngành

Việc làm theo tỉnh thành