Bạn gửi đơn xin cho công việc mơ ước của bạn và sau đó nhận ra rằng thay vì đính kèm CV, bạn đã gửi kèm hình ảnh của nam diễn viên nổi tiếng và người đam mê săn tìm kho báu Nicolas Cage. Chà, không sao - có thể bạn không quá lo lắng về việc sẽ xảy ra tình huống y như vậy. Tuy nhiên, đó là một ví dụ về việc mắc phải một sai lầm như vậy, và chúng ta cần phải sửa chữa vấn đề này. Nếu bạn mắc lỗi, bạn có nên gửi lại sơ yếu lý lịch của mình không? Và liệu làm như vậy có đáng không?
Những nhà quản lý có quan tâm khi bạn gửi lại sơ yếu lý lịch không?
Điều đó phụ thuộc vào Nhà tuyển dụng. Giống như bạn, họ là một cá nhân có sở thích và những điều không ưa của riêng họ. Tuy nhiên, việc liệu bạn có nên gửi lại sơ yếu lý lịch hay không đòi hỏi bạn phải cân nhắc ưu và nhược điểm.
Ưu điểm
- Cung cấp cho nhà tuyển dụng sơ yếu lý lịch và thư xin việc chất lượng nhất của bạn
- Khắc phục bất kỳ lỗi nào khiến họ khó liên hệ được với bạn
- Cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn phải chịu trách nhiệm về những sai lầm của mình và siêng năng sửa chữa chúng
Nhược điểm
- Thu hút nhiều sự chú ý đến điều gì đó mà nhà tuyển dụng có thể không nhận thấy ngay từ đầu
- Khiến cho nhà tuyển dụng phải đọc đi đọc lại sơ yếu lý lịch của bạn
- Sai lầm mắc phải càng nghiêm trọng, thì càng có nhiều khả năng bạn sẽ phải gửi lại sơ yếu lý lịch nếu bạn vẫn muốn nhận được công việc. Nếu bạn không chắc chắn về độ nghiêm trọng của sai sót mà mình đã mắc phải, thì bạn có thể thấy phần tiếp theo hữu ích
Thông báo mắc một lỗi nhỏ
Việc tìm hiểu xem bạn có nên gửi lại sơ yếu lý lịch sau khi mắc một lỗi nhỏ hay không có thể rất khó. Một mặt, bạn muốn đảm bảo rằng nhà tuyển dụng nhận được bản đơn xin việc tốt nhất. Mặt khác, bạn không muốn họ chú ý vào điều gì đó mà họ thậm chí có thể không nhận thấy.
Một cái gì đó nhỏ như dấu đầu dòng không được căn chỉnh hoặc thêm một dấu ngắt dòng sau tiêu đề có thể quá nhỏ để nhà tuyển dụng bận tâm tới. Nếu bạn có thể nhận ra ngay những lỗi nhỏ đó trước khi bạn gửi đơn xin việc của mình, bằng mọi cách hãy dành 30 giây để sửa lại. Nếu không thì cứ để kệ nó đi.
Nếu bạn mắc phải một đánh máy hoặc lỗi ngữ pháp thì bạn phải nhận ra mức độ quan trọng của nó. Một lỗi đánh máy về tên công ty hoặc trong lịch sử công việc của bạn có lẽ quan trọng hơn việc vô tình gõ nó thay vì điều đó.
Tuy nhiên, không phải tất cả các lỗi đánh máy và lỗi chính tả đều giống nhau. Đừng đặt cược rằng việc nhà tuyển dụng sẽ không nhận thấy rằng bạn viết sai chính tả tên doanh nghiệp của họ. Hãy khắc phục điều đó ngay lập tức và kiểm tra lại tất cả những lần bạn đã nêu tên công ty.
VÍ DỤ
- Lỗi đánh máy trong thư xin việc hoặc nội dung sơ yếu lý lịch của bạn
- Lỗi định dạng hoặc sự không nhất quán
Nếu đó thật sự là lỗi lớn
Một sai lầm lớn thực sự có thể cản trở bạn hoàn thành công việc. Mặc dù lỗi đánh máy có thể khiến nhà tuyển dụng mất hứng nhưng nó cũng có thể không được họ chú ý. Nếu bạn vô tình cung cấp cho họ số điện thoại sai, họ không thể liên lạc với bạn.
Nếu bạn mắc sai lầm lớn khi xin việc, điều tốt nhất bạn có thể làm là vượt qua nó. Bạn sẽ muốn đảm bảo rằng, bản thân đã nắm được điểm thiếu sót, và gửi lại đơn xin chuẩn càng nhanh càng tốt.
Bạn càng đợi lâu để gửi qua một bản chỉnh sửa, thì khả năng ai đó sẽ nhìn vào “bản lý lịch cũ” của bạn và coi đó là bản lý lịch thật càng lớn. Nếu bạn gửi nó sau thời điểm này, bạn vẫn có thể thay đổi ý định của nhà tuyển dụng nhưng sẽ khó “tự bán mình” hơn khi họ đã đưa ra quyết định về đơn xin việc của bạn.
VÍ DỤ
- Sử dụng chi tiết liên hệ cũ của bạn
- Quên đính kèm một phần bổ sung
Đã từng phạm lỗi lớn
Không gì có thể làm hỏng đơn xin việc của bạn nhanh hơn việc bạn mắc phải một sai lầm lớn. Đơn giản là vì, chúng đã thổi bay cơ hội tạo ấn tượng tốt đầu tiên của bạn. Chúng là thứ mà bạn gần như không thể khôi phục được, chẳng hạn như việc liệt kê liên kết NSFW thay vì địa chỉ email của bạn.
Những sai lầm lớn sẽ còn rắc rối hơn nhiều so với việc chỉ đơn giản là tự hỏi bản thân có nên gửi lại hồ sơ xin việc hay không. Thay vào đó, bạn cần tự hỏi bản thân: Mình muốn công việc này nhiều đến mức nào?
Đó là bởi vì bạn sẽ cần phải nói chuyện với nhà quản lý và giải thích cho họ về một sai lầm tương tự đã xảy ra ra sao, và làm thế nào bạn vẫn có thể trở thành một nhân viên tốt.
Nếu bạn không thực sự cần công việc đó hoặc nếu bạn không thực sự muốn nó - HÃY BỎ NÓ ĐI.
Chắc chắn, có thể hơi thiếu chuyên nghiệp nếu mắc phải một lỗi rõ ràng như vậy và bạn không làm gì được, nhưng điều đó cũng không sao cả. Có đủ công việc ngoài kia nếu không may bạn không nhận được phản hồi gì, ngay cả khi bạn đã nộp một đơn xin việc hoàn hảo. Đừng lãng phí thời gian của bạn để lo lắng về điều này sau khi bạn đã có một khởi đầu tồi tệ như vậy.
VÍ DỤ
- Gửi một lá thư xin việc đề địa chỉ một nhà tuyển dụng khác
- Sử dụng một đơn xin việc mà bạn nói xấu nhà tuyển dụng như một trò đùa
Làm sao để gửi lại sơ yếu lý lịch
Nếu bạn quyết định rằng sai lầm của bạn yêu cầu bạn phải gửi lại sơ yếu lý lịch của mình cho nhà tuyển dụng, điều quan trọng là bạn phải xử lý nó một cách đúng đắn.
Điều đó có nghĩa là hành động chuyên nghiệp và đối xử với nhà tuyển dụng một cách tôn trọng. Xin phép gửi lại sơ yếu lý lịch của bạn là một ý tưởng hay. Cũng tránh những lời bào chữa dài dòng - chúng khiến bạn giống như không thể chịu đựng được lỗi lầm của mình.
Tất cả những gì bạn cần nói là “Xin lỗi, tôi đã vô tình gửi một phiên bản sơ yếu lý lịch cũ của mình. Tôi có thể gửi cho bạn một phiên bản cập nhật hơn không? Vui lòng xem bản lý lịch gần đây nhất của tôi được đính kèm.”
Học hỏi từ những sai lầm
Sẽ có một số lỗi không mấy rõ ràng, hoặc không phải là các lỗi cần phải chỉnh sửa nhanh. Sẽ có những vấn đề khó phát hiện hơn, trừ khi bạn biết rõ mình cần phải tìm sửa đổi điều gì, nhưng nó vẫn có thể làm hỏng cơ hội nhận được công việc của bạn. Một trong những sai lầm khi đưa ra một bản sơ yếu lý lịch đó là khi bản sơ yếu đó không thể khiến bạn nổi bật giữa đám đông. Đơn giản là có quá nhiều câu nói sáo rỗng và thông dụng khiến bạn trông giống như một con quái vật không có đầu óc - không phải là một nhân viên tiềm năng chăm chỉ!
Nếu bạn nhận ra rằng bạn đã mắc một sai lầm như vậy, đừng gửi lại sơ yếu lý lịch của bạn. Bạn cần xem xét lại sơ yếu lý lịch và thư xin việc của mình và viết về bản thân theo một cách hoàn toàn khác. Bằng mọi cách, hãy nộp hồ sơ cùng công ty vào lần sau nhưng hãy tận dụng cơ hội này để học hỏi từ sai lầm của bạn và viết một bản sơ yếu lý lịch tốt hơn vào lần sau.
Chuẩn bị cho mọi thứ có thể xảy ra
Khi bạn chọn gửi lại sơ yếu lý lịch của mình, bạn đang cố gắng tạo ấn tượng tốt hơn với nhà tuyển dụng. Điều quan trọng là bạn phải nhận ra rằng cơ hội thứ hai này có thể không thành công như vậy. Cũng cần lưu ý rằng, bạn chắc chắn sẽ không có cơ hội thứ ba.
Khi bạn gửi lại sơ yếu lý lịch của mình, hãy nhớ xin lỗi vì bất kỳ sai lầm nào bạn đã mắc phải, tránh đưa ra lời bào chữa và đảm bảo rằng sơ yếu lý lịch của bạn là một phiên bản đã được bạn rà soát kỹ. Dù bạn đã làm gì - đặc biệt nếu sai lầm thực sự tồi tệ - bạn cũng cần chuẩn bị tinh thần là, bản thân không chắc sẽ nhận được công việc này.
Ai cũng có thể mắc lỗi
Chúng ta luôn mắc sai lầm. Mặc dù có thể khiến họ khó chịu khi nộp đơn xin việc, nhưng mọi người lại mắc phải những sai lầm lớn sau khi được tuyển dụng. Chỉ vì bạn vấp một chút khi bắt đầu, không có lý do gì khiến bạn không thể được nhận vào công ty. Trên thực tế, cách bạn xử lý sai lầm của mình có thể đủ để tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.
Tuy nhiên, nếu bạn vượt qua được giai đoạn tiếp theo - một cuộc phỏng vấn trực tiếp hoặc qua điện thoại hoặc máy tính - bạn nên chuẩn bị để trả lời một số câu hỏi về các sai lầm cụ thể của bạn.
Tác giả: Tom
Link bài gốc: Should you resend your resume if you notice a mistake? — Summer Jobs
Dịch giả: Linh Mike -
Japan IT Works