GPA, Hoạt động ngoại khóa hay Part-time jobs có nên ghi vào trong CV?


Bạn là sinh viên vừa mới tốt nghiệp và đang chuẩn bị cho bản thân một bản CV thật đẹp để chuẩn bị gửi cho các công ty lớn? Vậy thì trong CV cần viết những gì? Thông tin cá nhân, công việc thực tập, thời gian học tại trường. Bạn đã có đầy đủ những thông tin trên mà thấy CV vẫn ngắn thế là bạn quyết định bổ sung một vài thông tin nữa như GPA, part-time job, hoạt động tình nguyện, hiến máu nhân đạo vân vân để CV dài ra. Tuy nhiên, việc thêm thắt những thông tin này làm nảy sinh một vài vấn đề.

Nếu GPA thấp quá thì có nên cho vào CV không? Nếu bạn là đội trưởng của đội tuyển cầu lông ở trường thì có thể cho vào CV không? Nếu bạn tham gia các hoạt động như phục vụ quán cơm 2000, hiến máu nhân đạo, đi gom quần áo ấm thì cho vào CV có được không?

Câu trả lời cho các câu hỏi trên là “Tùy!”. Tuỳ vào từng trường hợp mà bạn có cách cho vào CV sao cho hợp lý hơn. Dưới đây là các trường hợp cụ thể.

ghi CV 1

Điểm GPA

Mình thấy các bạn trường đại học Việt Nam, đặc biệt những trường như Ngoại Thương các bạn thường có thói quen ghi GPA vào CV. Vậy khi nào thì nên ghi GPA, khi nào thì không nên?

Nên ghi

Nếu GPA của bạn cao hơn 3.0 hoặc cao hơn con số yêu cầu của nhà tuyển dụng. Thường thì chỉ có một vài chương trình internship hoặc Management Trainee của các công ty lớn mới yêu cầu GPA thôi. Nếu trong trường hợp bạn đọc đơn ứng tuyển thấy có yêu cầu GPA thì hãy ghi GPA vào nhé. Trong các ngành như consulting, tài chính, kế toán, nhà tuyển dụng sẽ rất để ý các con số.

Một số bạn thi thoảng rất hứng thú với các chương trình Management Trainee nhưng tự thấy mình GPA không có đủ, vậy có nên nộp không? Câu trả lời là nếu các bạn có thời gian, bỏ thời gian ra để làm CV thì có thể nộp thử sức, tuy nhiên khả năng được tuyển sẽ không cao đâu, vì nhà tuyển dụng đã đưa ra số GPA làm một yếu tố để lọc thì phải có lý do rồi.

Không nên ghi

Nếu nhà tuyển dụng không yêu cầu. Điểm GPA sẽ giúp ích cho bạn nhiều hơn nếu bạn đang đi viết đơn xin học bổng, còn nếu đang đi xin việc, nhà tuyển dụng muốn thấy ở bạn các kỹ năng làm việc và kinh nghiệm làm việc hơn.

 

Công việc Part-time (bán thời gian)

Nếu bạn là một sinh viên năng nổ, thì chắc hẳn bạn có vô vàn các công việc part-time khác nhau. Có những công việc văn phòng nè, có người thì làm những công việc chân tay như phát tờ rơi, phục vụ bàn, làm ở quán ăn nhanh, đi gia sư, vân vân. Vậy thì có nên ghi những công việc trên vào CV không?

Bạn nên ghi nếu

Nếu công việc part-time đấy cùng ngành nghề với công việc bạn đang ứng tuyển. Ví dụ ứng tuyển marketing thì công việc quản lý fanpage hay công việc làm sale ở đâu đó cũng khá phù hợp. Hay ứng tuyển vị trí customer service thì những công việc part-time như gia sư, telesale là một lựa chọn không tồi. 

Một lựa chọn khác, có thể công việc part-time đó không giống hệt công việc bạn định ứng tuyển, nhưng có những kỹ năng trong công việc đó giống thì bạn có thể lựa chọn. Ví dụ ứng tuyển marketing thì bạn có thể chọn những công việc mà bạn dùng kĩ năng lập kế hoạch, dùng kĩ năng sáng tạo hay dùng kỹ năng sales chẳng hạn.

Bạn không nên ghi nếu

Nếu bạn có những công việc giống nhau, nội dung làm không khác gì nhau và không thể hiện nổi bật được kĩ năng của bạn. Ví dụ 3 công việc y hệt nhau đều làm Marketing Executive, đều ghi công việc là planning, marketing online và offline thì sẽ hơi rườm rà và không thể hiện được nhiều kĩ năng ở bạn.

ghi CV

Các hoạt động ngoại khoá

Nên giữ các hoạt động ngoại khóa trong CV nếu

Nếu các hoạt động đó là những hoạt động bạn thực sự được làm, được trải nghiệm với công việc. Ví dụ làm trong một tổ chức như AIESEC, SIFE hay công việc thực tập chẳng hạn. 

Phải lưu ý rằng khi bạn viết bất kỳ hoạt động ngoại khóa nào vào CV, hãy nghĩ kỹ xem hoạt động đó thể hiện với nhà tuyển dụng là bạn có kỹ năng gì nhé? Ví dụ đi nhặt rác bờ hồ thì thể hiện kỹ năng gì – ví dụ như teamwork, communication chẳng hạn. Đi hiến máu nhân đạo thì thể hiện kỹ năng gì, vân vân. Phải chọn lọc để ghi vào chứ không phải làm gì cũng ghi hết vào đâu nha.

Nên bỏ các hoạt động ngoại khóa trong CV nếu

Nếu bạn chẳng có gì nhiều để nói về nói, bạn chỉ muốn ghi vào cho nó có. Nên nhớ rằng, mọi thông tin trong CV đều là cơ sở để nhà tuyển dụng dựa vào và hỏi xoáy đáp xoay với bạn trong buổi phỏng vấn. Vì vậy, hãy ghi vào CV những thông tin có lợi cho bạn, những công việc mà bạn thể hiện được kỹ năng của mình, chứ không phải ghi vào chỉ với mục đích cho lấp đầy khoảng trống hen.

Việc cắt cái nào, giữ lại cái nào trong CV cũng là một vấn đề khá đau đầu với nhiều bạn, bên cạnh những bạn không biết viết gì vào CV. Vì vậy hãy nhớ một tip ngắn gọn là, một bản CV ngắn gọn nhưng hướng thẳng đến công việc sẽ ăn điểm hơn một CV dài ngoằng nhưng không liên quan đó nhé. 

Theo ybox.vn

Japan IT Works 



Việc làm theo chuyên ngành

Việc làm theo ngành

Việc làm theo tỉnh thành