Viết CV: Phần nào quan trọng nhất CV?


Bạn chưa viết CV bao giờ hoặc đã viết CV nhiều rồi, thế nhưng bạn có nắm được phần nào đóng vai trò quan trọng nhất CV để cần thiết chăm chút nhiều hơn hay không? Danh sách các phần quan trọng của CV sẽ được liệt kê ngay sau đây.

Theo wikipedia thì Hồ sơ ứng tuyển (còn có tên thông dụng trong ngôn ngữ phương Tây là résumé, Curriculum Vitae hay CV) là một tập văn bản tài liệu tóm tắt về bản thân, quá trình được giáo dục, đào tạo và liệt kê các kinh nghiệm làm việc dùng để xin việc làm. 

Đây cũng được xem như một bảng quảng cáo sơ lược về bản thân bạn là ai, như thế nào. 

Không phải bất cứ hạng mục nào trong CV cũng ghi thật dài thật chi tiết, mà hãy căn cứ vào tầm quan trọng của từng hạng mục, tức là điều mà nhà tuyển dụng quan tâm đầu tiên là gì rồi tập trung vào nó.

Những điều mà nhà tuyển dụng quan tâm nhất trong CV của bạn là:

11. Kỹ năng máy tính 

Kỹ năng tin học văn phòng hay kỹ năng về máy tính có vai trò quan trọng trong hầu hết công việc hiện nay. Có thể công việc của bạn không liên quan gì đến máy tính. Nhưng bạn nắm bắt, thành thạo được máy tính và các kỹ năng tin học điều đó thể hiện bạn là con người nhanh nhạy tiếp cận được với thời đại phát triển nhanh. 

Hiện nay, có nhiều cơ quan yêu cầu nhân viên phải có chứng chỉ tin học thì mới được bổ nhiệm lên chức vụ cao hơn hoặc chỉ để được tuyển chọn. Nếu bạn chưa tự tin vào kỹ năng này, hãy tham khảo sách vở, các trang mạng xã hội về kiến thức máy tính hoặc hơn nữa là đầu tư cho mình một khóa học tin học văn phòng.

KY NANG LAM VIEC

10. Kinh nghiệm cá nhân rút được

Ai cũng có đôi ba lần, thậm chí là cả trăm lần thất bại. Thành công thì tốt nhưng ta không rút ra được kinh nghiệm nhiều như thất bại. Tự rút ra từ những việc mình đã trải qua, để có những hành trang mới cho công việc thì mới là một con người tiến bộ. Và hiển nhiên, doanh nghiệp nào cũng cần người tiến bộ thì nơi đó mới tiến triển doanh thu.

9. Thông tin liên hệ

Thông tin liên lạc giúp nhà tuyển dụng có thể kết nối lạ với bạn. Sau một hồi xem xét và nhận thấy bạn có thể phù hợp với vị trí ứng tuyển, họ sẽ tìm đến mục thông tin liên hệ. 

Hãy chú ý đến địa chỉ email. Nên có một địa chỉ email đơn giản và chuyên nghiệp nhất. Có thể là địa chỉ email có mang tên của bạn và nên sử dụng gmail thay vì yahoo. Chỉ đơn giản là địa chỉ hộp thư nhưng nó rất quan trọng. Nó mang lại thiện cảm cho nhà tuyển dụng có cảm hứng để gửi thư cho bạn.

8. Mục tiêu nghề nghiệp

Bạn mong muốn điều gì từ công việc và đặt những mục tiêu gì để phấn đấu? Mục tiêu nghề nghiệp là nơi để nhà tuyển dụng đánh giá xem bạn có phù hợp về mặt lâu dài với doanh nghiệp của họ hay không. Hãy đưa ra mục tiêu nghề nghiệp ngắn gọn, dễ hiểu và đầy đủ nhất. Có thể đưa ra mục tiêu cụ thể về ngắn hạn cũng như dài hạn để nhà tuyển dụng dễ hình dung hơn.

MUC TIEU NGHE NGHIEP

7. Mong muốn trong công việc

Những điều bạn đưa ra ở mục này cần nêu ngắn gọn và rõ ràng nhất về những mong muốn của bạn trong công việc. Đây cũng là một cách khéo léo để bạn truyền tải tới nhà tuyển dụng những thông điệp riêng.

6. Quá trình học tập, bằng cấp và chứng chỉ

Quá trình bạn học tập, rèn luyện trong nhà trường sẽ thể hiện một phần con người bạn ra sao? Bạn có phải người chăm chỉ, phấn đấu trong học tập để đạt kết quả tốt hay không? Điểm mạnh điểm yếu của bạn ở những môn như thế nào? Hay những bằng cấp, chứng chỉ bạn đạt được chứng tỏ một phần năng lực, chuyên môn mà bạn được đào tạo.

5. Chính tả và ngữ pháp

Điều tối kỵ trong văn bản mang tính chất nghiêm túc như CV là sai chính tả và ngữ pháp. Nếu như một người ngay cả sự nghiệp to lớn của bản thân sẽ hoàn thành tốt khi mà những lỗi nhỏ như chính tả lại mắc phải chứ? Hãy chỉnh chu trong từng câu chữ để CV của bạn chuyên nghiệp hơn.

4. Thành tựu cá nhân

Những thành tựu mà bạn đạt được, những kết quả thành công hay những hoạt động tích cực tham gia sẽ góp phần tôn thêm phần điểm cộng cho bạn trong mắt nhà tuyển dụng.

Hãy liệt kê ngắn gọn và đầy đủ nhất những thành tựu mà bạn đạt được. Đặc biệt chú ý đến những thành tựu, kết quả nào có liên quan đến công việc bạn ứng tuyển.

3. CV đẹp, dễ đọc

Đối với nhà tuyển dụng, đẹp luôn thu hút sự chú ý đầu tiên trong hàng nghìn hồ sơ xin việc. Bạn nên trình bày sao cho hình thức của CV được khoa học, nội dung đầy đủ. Và có thể sáng tạo thêm cho đẹp mắt nhưng đừng quên đảm bảo dễ đọc nhất nhé. Tránh tình trạng nội dung trình bày, văn vẻ, rối mắt khiến nhà tuyển dụng sẽ chẳng muốn đọc. Hãy chú ý từ những điều nhỏ nhất để ghi điểm.

2. Trình độ chuyên môn và kỹ năng

Bằng cấp là tấm bằng bạn cầm trên tay sau khi ra trường. Nó thể hiện tổng thể quá trình bạn học tập. Còn trình độ chuyên môn mới chính là thứ nhà tuyển dụng cần. Nó thể hiện chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ chuyên sâu của bạn. Điều này sẽ có phần quyết định đến những việc liên quan đến công việc bạn ứng tuyển. 

Bạn có chuyên môn nhưng chưa có kinh nghiệm sẽ được đào tạo, tích lũy dần. Còn nếu bạn chưa có chuyên môn hay bất kỳ kỹ năng gì thì khó có thể khiến nhà tuyển dụng họ lựa chọn bạn. bởi không ai muốn mất quá nhiều thời gian để đào tạo. Họ sẽ tìm những lựa chọn khác tốt, tối ưu hơn bạn đó.

KINH NGHIEM LAM VIEC

1. Kinh nghiệm 

Nhà tuyển dụng sẽ chú ý đến kinh nghiệm có liên quan đến vị trí, công việc mà bạn ứng tuyển. Những kiến thức trên sách vở chỉ là một phần, quan trọng hơn vẫn là thực tế bạn làm việc, kinh nghiệm bạn tích góp được cho bản thân.

Vì vậy bạn cần chú ý nội dung phần này hơn để bắt ngay ánh mắt đầu tiên của nhà tuyển dụng một cách ấn tượng nhé!

Đến đây bạn đã biết được những thông tin nào là quan trọng và cần được chải chuốt nhiều hơn trong CV chưa? Vậy còn chờ gì nữa hãy chuẩn bị cho mình một CV thật chất lượng để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng nào!

Japan IT Works



Việc làm theo chuyên ngành

Việc làm theo ngành

Việc làm theo tỉnh thành