Kinh nghiệm khi phỏng vấn BrSE
Hiểu rõ khách hàng cần gì
Hãy nắm scope (phạm vi), làm từ đâu đến đâu (thường thì từ design đến UT) – cái này hỏi sếp hoặc account manager phụ trách khách hàng là sẽ rõ ngay.
Khi nắm được mục đích là mình qua phát triển module, design, hay chỉ là qua học nghiệp vụ để về triển khai, thì sẽ nhấn mạnh nó trong phần tự giới thiệu bản thân và trả lời được gần như toàn bộ những câu hỏi chính xoáy về kỹ năng – kinh nghiệm. Như vậy bạn đã pass 50% rồi đó.
Những câu hỏi thường gặp và cách ứng phó
Cho tôi biết bạn đã làm gì trong dự án … đó?
Hãy chuẩn bị trước để nói 1 cách mạch lạc “Tôi chịu trách nhiệm về …trong thời gian … tháng”
Bạn đã từng làm công đoạn design chưa?
Nếu rồi thì hãy nói cụ thể mình làm basic hay detail, làm mới hay modify.
Nếu chưa thì có thể nói “Mặc dù chưa làm nhưng đã đọc nhiều design trong quá trình code/test nên hiểu được cách để tạo ra design là như thế nào và cần những gì…bla .. bla..”, hoặc nếu hỏi về 1 vài công đoạn khác như Test (UT, AT, IT) thì cứ chém những gì mình biết và đừng bao giờ nói KHÔNG.
Trường hợp mà không biết cái gì luôn thì phải thêm từ “NHƯNG” vào “nhưng tôi có khả năng nắm bắt nhanh nên nếu được các bác giúp đỡ giai đoạn đầu thì …”
Bạn đã sử dụng Framework này bao giờ chưa?
(các bác Nhật ít khi hỏi mấy câu chi tiết ngôn ngữ, 1 phần họ tôn trọng mình không muốn kiểm tra mấy cái lặt vặt nên thường chỉ hỏi về Framework).
Nếu mình làm rồi thì cứ nói cho các bác ấy yên tâm, còn nếu chưa thì hỏi lại “FW ấy được tạo mới hoàn toàn hay là dựa trên FW phổ biến nào không?” (Thông thường các dự án JP thường sẽ được phát triển dựa trên 1 FW customize lại trên nền tảng 1 hay nhiều FW khác, ví dụ bên Java thì hay kết hợp Spring – Struts, bên JavaScript thì kết hợp Jquery và 1 FW khác như Knockout, AngularJS).
Ngoài ra có 1 vài câu hỏi dễ trả lời khác như: bạn có thể làm thêm giờ không? Nếu dự án kéo dài (1 vài năm) thì bạn có theo đến cuối không, bạn có ngại khi phải di chuyển nhiều không, đã từng đi Nhật chưa, đã biết gì về văn hóa Nhật, ưu nhược điểm của bạn về abc là gì,...
Giữ thái độ bình tĩnh
Để tránh phạm thì hãy chuẩn bị thật chu đáo những thứ sau để bình tĩnh trong suốt buổi phỏng vấn như:
- Kịch bản phỏng vấn : Chào – xin phép ngồi – tự giới thiệu bản thân (khi được yêu cầu) – trả lời phỏng vấn – Cảm ơn.
- Bài tự giới thiệu bản thân (không quá 15 dòng – nói trong 3p)
- Soạn trước những câu hỏi thường gặp và câu trả lời.
- Chú ý cả trang phục, ngủ đủ giấc, ăn uống đầy đủ.
- Cách sử dụng và sử dụng tốt kính ngữ.
Suy nghĩ kỹ trước khi trả lời
Khi chưa rõ câu hỏi, hoặc đã rõ nhưng chưa đủ căn cứ thì hãy hỏi lại kỹ, KH sẽ đánh giá cao vì bạn làm việc chắc chắn. Còn nếu như hỏi han đủ kiểu mà vẫn không dám chắc thì hãy trả lời kiểu: tôi nghĩ là …, theo kinh nghiệm của tôi thì … Họ sẽ không nói mình sai đâu, bởi vì công việc sắp tới chắc gì đã giống hoàn toàn với những việc mình đã làm trước đây?
Giữ bí mật thông tin về các dự án mình đã làm
Khi được hỏi về kinh nghiệm thì chỉ cần nói về: Ngôn ngữ, Framework (FW public), domain (làm về y tế, giáo dục, telecom, thương mại …), khách hàng nước nào (Nhật, Úc, Mỹ …) hay về role đã đảm nhận, khó khăn, thuận lợi, đóng góp.
Những thông tin cần giữ bí mật: Tên khách hàng, Tên dự án, Tên Framework của KH (FW customize), Địa chỉ khách hàng hoặc bất kỳ thông tin gì có nguy cơ khiến người nghe biết được KH đó là ai.
Câu hỏi phỏng vấn thường gặp
- Tại sao bạn muốn công việc kỹ sư cầu nối này?
- Bạn đã học được gì từ những sai lầm trong công việc kỹ sư cầu nối?
- Điểm mạnh và điểm yếu của bạn là gì?
- Mô tả một tuần làm việc điển hình cho vị trí kỹ sư cầu nối?
- Tại sao chúng tôi nên thuê bạn làm vị trí kỹ sư cầu nối?
- Bạn biết gì về công ty chúng tôi?
…
Với những kinh nghiệm trên, và một người luôn có ý chí quyết tâm như bạn, chắc chắn bạn sẽ vượt qua vòng phỏng vấn BrSE.
Chúc bạn phỏng vấn BrSE thành công.
Japan IT Works