Biểu hiện của người suy nghĩ quá nhiều là gì?


Những người hướng nội thường cẩn thận cân nhắc các quyết định. Việc này thi thoảng khiến họ rơi vào lối suy nghĩ quá mức.

“Khi nào con cưới?, Đám cưới tổ chức ở đâu?, Tính trang trí màu gì?”

Lúc tôi vừa đính hôn cũng là lúc tôi phải đối diện với cả núi vấn đề cần phải giải quyết. Người hướng nội như tôi lại càng suy nghĩ hơn nữa, càng có nhiều lúc tôi càng cảm thấy quá tải. Có quá nhiều lựa chọn, tôi biết lựa cái nào bây giờ?

Người hướng nội luôn đắn đo suy nghĩ nhiều hơn người hướng ngoại. Chúng ta từ khi sinh ra đã như thế. Những nghiên cứu đã chỉ ra rằng não bộ của những người hướng nội hoạt động nhiều hơn của những người hướng ngoại. Nói cách khác vỏ não ở người hướng nội dễ bị kích thích hơn. Bởi vậy người hướng nội phải xử lý lượng thông tin trên giây nhiều hơn người hướng ngoại, khiến họ phải suy nghĩ nhiều hơn.

Sau đây là một số biểu hiện bạn đang suy nghĩ quá nhiều:

1. Bạn xin lời khuyên từ tất cả mọi người

Tìm cách giải quyết đúng đắn cho một vấn đề thật sự rất mệt mỏi. Chúng ta không ai muốn lựa chọn cách giải quyết sai cả. Vì vậy nhiều người thường lập danh sách những người quen biết để xin lời khuyên. Việc này rất hợp lý, tuy nhiên vấn đề ở đây là chúng ta đi hỏi quá nhiều người. Dù có hỏi nhiều người thế nào thì người cuối cùng đưa ra quyết định là chính chúng ta. Nếu bạn cứ luôn nhờ người khác khuyên mình nên làm gì, tức là bạn không tin tưởng vào bản thân mình. Hãy học tập cách để tự tin vào bản thân mình hơn.

2. Bạn cảm thấy mắc kẹt vì không thể đưa ra quyết định

Khi tôi lên kế hoạch cho đám cưới của mình, tôi tốn cả tuần để quyết định xem thiếp mời đám cưới nên thiết kế như thế nào. Tôi nhớ là đã phải gọi mẹ để nói rằng tôi quá căng thẳng, tôi không biết chọn cái gì.

Việc suy nghĩ quá mức cũng giống như là bánh xe bị kẹt trong vũng bùn vậy. Bạn có nổ máy cách mấy thì thì xe cũng không di chuyển được. Càng có nhiều lựa chọn lại càng khó chọn lựa. Trong những trường hợp như thế này, bạn nên đưa ra một hạn chót để quyết định.  Một khi đã đưa ra lựa chọn, hãy kiên trì theo nó và đừng để ý đến những lựa chọn khác. Cái gì xong thì là xong!

3. Bạn không còn nghĩ được về thứ gì khác

suy nghi nhieu 2

Việc suy nghĩ quá nhiều có thể hoàn toàn che mắt chúng ta. Chúng ta cảm thấy có nhiệm vụ phải xem xét mọi khía cạnh của vấn đề để chắc chắn rằng chúng ta đã nghĩ về mọi chi tiết. Nếu như ở trong đầu bạn không thể nghĩ được về thứ gì khác, thì rõ ràng bạn đang suy nghĩ quá mức. Hãy thừ tìm hướng dẫn những bài tập thiền định tâm để giải phóng đầu óc khỏi những suy nghĩ, giúp bạn dễ dàng ra quyết định hơn.

4. Bạn sợ quyết định sai, nên bạn không làm gì cả

Khi bạn cần phải ra một quyết định quan trọng, những chữ lỡ như có lúc sẽ khiến bạn căng thẳng rồi quyết định không làm gì cả để tránh trường hợp xấu nhất. Việc suy tính quá nhiều khiến đầu óc bạn rối bời và mất tập trung. Dường như không có một cách giải quyết nào hợp lý bởi vì bạn quá lo lắng về những hậu quả.

Nếu bản thân bạn đang lảng tránh đưa ra quyết định, hãy thử viết ra những suy nghĩ của mình. Đôi lúc chúng ta bị kẹt trong những suy nghĩ và không thể đưa ra phương án chính xác. Nhưng khi viết ra những gì chúng ta nghĩ, chúng ta dễ dàng tìm thấy giải pháp hơn, và thực sự thì những người hướng nội cũng rất thích viết lách mà đúng không.

5. Bạn bắt đầu nghi ngờ bản thân ở những khía cạnh khác trong cuộc sống

Trong lúc tôi lựa chọn địa điểm tổ chức đám cưới, tôi cũng để ý rằng đến cả những việc nhỏ nhặt cũng khiến mình đắn đo. Những việc tưởng chừng đơn giản như tối nay ăn gì, xem phim gì cũng trở nên khó khăn vì tôi bị quen với việc nghi ngờ chính mình. Cũng phải nói thêm rằng chính vì tôi quá quan tâm đến việc lựa chọn địa điểm tổ chức tiệc cưới nên tôi chẳng còn tâm trí nào để nghĩ về những việc khác.

Nếu bạn đang nghi ngờ bản thân mình và không thể ra quyết định, hãy cảm thông với chính mình. Việc suy nghĩ quá mức sẽ gây hại cho bạn. Hãy yêu bản thân mình và nhớ rằng tuy lúc này bạn đang gặp khó khăn trong việc giải quyết vấn đề này, bạn luôn có thể giải quyết được vấn đề khác.

6. Bạn cảm thấy tinh thần và cảm xúc đi xuống

Hãy tưởng tượng đầu óc bạn sẽ mệt mỏi như thế nào khi luôn cố gắng giải quyết mọi thứ. Nếu bạn cảm thấy kiệt quệ về mặt tinh thần và cảm xúc tức là lúc đó bạn đang suy nghĩ quá mức. Bạn có thể cảm thấy mệt mỏi, quá tải và không còn hứng thú với những thú vui hàng ngày nữa.

Cách giải quyết vấn đề này là hãy chăm sóc tốt cho bản thân mình. Chúng ta không thể đưa ra những quyết định chính xác nếu như chúng ta kiệt quệ. Hãy dành thời gian cho những hoạt động thư giãn như đi dạo, đọc sách hay đơn giản là đi tắm. Bạn làm gì cũng được, miễn là tách bản thân ra khỏi những tình huống đang khiến bạn khó nghĩ.

7. Bạn luôn nghĩ  tới trường hợp xấu nhất

Đôi lúc bản thân chúng ta nghĩ rằng dự trù cho những trường hợp xấu nhất là một thói quen tốt. Đơn giản là chúng ta chuẩn bị cho một tình huống để lỡ khi nó xảy ra, chúng ta biết cách xử lý chúng.

Thế nhưng, nhiều người lại hiểu sai việc này bằng việc nghĩ ra quá nhiều trường hợp xấu, việc này hoàn toàn không giúp ích gì cả. Thực sự thì bạn chỉ đang tạo thêm sự lo lắng cho mình. Nếu bạn đang nghĩ về một trường hợp xấu nhất, hãy hít một hơi thật sâu và quên nó đi. Giống như Glenn Turner từng nói:”Lo lắng giống như một chiếc xích đu vậy, nó cứ đưa qua đưa lại, nhưng nó chẳng đưa bạn tới đâu cả.”

8. Bạn mất ngủ hàng đêm

mat ngu hang dem

Chúng ta đều hiểu cảm giác trằn trọc suốt đêm. Việc suy nghĩ quá mức cản trở giấc ngủ của bạn. Việc này cứ lặp đi lặp lại. Những nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nếu ta ngủ không ngon giấc, chúng ta có thể cảm thấy lo lắng, việc này dẫn đến việc chúng ta càng suy nghĩ nhiều hơn nữa.

Nếu bạn đã hay đang phải trải qua việc này, hãy thử một vài bài tập trấn an tâm trí. Một bài tập mà tôi thích đó là ngồi thiền trước khi đi ngủ. Việc ngồi thiền sẽ chia cắt tâm trí ra khỏi những suy nghĩ thường ngày nhờ đó bạn có thể thoải mái chìm vào giấc ngủ. Hoặc bạn có thể nghe một số bài hát để ổn định tâm trí. Quan trọng là bạn hãy thử làm gì đó để xem cái nào phù hợp với bản thân.

9. Bạn đang lập ra quá nhiều những danh sách so sánh lợi và hại

Việc cân nhắc lợi hại trước khi quyết định một vấn đề nào đó là rất tốt. Và nếu bạn không chắc chắn về quyết định của mình, tôi luôn khuyên bạn hãy cân nhắc lợi hại. Nhưng nếu bạn cứ liên tục lập ra những danh sách này mà vẫn không nhìn ra được cốt lõi vấn đề, hãy tạm ngưng một chút bởi vì có thể bạn đang suy nghĩ quá mức.

Việc lập những danh sách có thể khiến ta trở nên quá lí trí mà quên đi cảm xúc thật sự khi ta đưa ra quyết định cho một vấn đề. Đôi lúc chúng ta cần phải quên đi những danh sách lợi hay hại khô khan và thay vào đó bằng việc lắng nghe những cảm xúc của mình. Sau cùng thì bạn sẽ biết rằng việc gì là tốt cho bạn.

suy nghi nhieu

Nhận ra sự khác biệt giữa việc cân nhắc và suy nghĩ quá mức

Những người hướng nội ơi, khả năng cân nhắc nhiều thông tin thật sự đáng ngưỡng mộ đấy. Bạn nghĩ về mọi việc một cách sâu sắc. Bạn cẩn thận cân nhắc những lựa chọn của mình. Bạn lập kế hoạch cho những trường hợp khác nhau. Chính sự sâu sắc và tỉ mỉ là lợi thế của những người hướng nội.

Mặc dù vậy, khả năng suy xét nhiều thông tin cùng lúc này dễ khiến ta suy nghĩ quá mức và cuối cùng ta không làm gì cả. Tệ hơn nó có thể ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần, thể chất và tâm hồn.

Nếu bạn đang gặp rắc rối vì suy nghĩ quá nhiều, hãy tập những bài tập định tâm như viết nhật ký, thiền định hoặc thể dục. Khi bạn quan tâm đến sức khỏe toàn thể, bạn sẽ dễ dàng nhận ra rằng mình đang cân nhắc một vấn đề hay chỉ đang làm quá nó lên.

----------

Tác giả: Alissa Boyer

Link bài gốc: 9 Signs You’re Overthinking Something

Dịch giả: Nguyễn Mạnh Cường - ToMo - Learn Something New

Theo ybox.vn

Japan IT Works 



Việc làm theo chuyên ngành

Việc làm theo ngành

Việc làm theo tỉnh thành