Ý nghĩa 10 cụm từ phổ biến trong mô tả công việc


Trước khi nộp đơn xin việc, hẳn bạn đã đọc qua danh sách bao gồm các từ khóa được sử dụng nhiều lần và những tuyên bố mơ hồ về sứ mệnh như “Chúng tôi đang tìm kiếm một người “tự thân vận động” có thể làm việc tốt dưới áp lực trong môi trường làm việc nhịp độ nhanh”.

Những cụm từ phổ biến trong danh sách công việc đó có thể vô tình tiết lộ nhiều điều về sự ưu tiên của công ty, ứng viên lý tưởng cho công việc và những ai phù hợp hoặc không với văn hóa doanh nghiệp. Dưới đây các nhà tuyển dụng và coach về việc làm hé lộ cách bạn nên giải mã các cụm từ trên:

1. “Fast-Paced Environment”: môi trường làm việc nhịp độ nhanh

moi truong lam viec

Melanie L. Denny - chiến lược gia về tìm kiếm việc làm - cho biết đây có thể là từ khóa cho thấy khối lượng công việc nặng nề. Cô nói: “Điều đó thường có nghĩa là có rất nhiều việc phải làm và mọi thứ luôn bận rộn, vì vậy hãy sẵn sàng làm việc nhanh chóng vì hầu hết mọi thứ đều nhạy cảm về thời gian. Bạn sẽ phải học nhanh và làm việc nhanh và vị trí của bạn có thể gặp nguy hiểm nếu bạn không theo kịp."

Nếu điều này nghe có vẻ là môi trường việc làm tồi tệ nhất từ ​​trước đến nay, hãy suy nghĩ kỹ trước khi nộp đơn.

2. “Self-Starter”: tự thân vận động

Denny nói rằng yêu cầu của một người “tự thân vận động” có nghĩa là bạn chỉ được đào tạo chút ít và phải tự mình đưa ra ý tưởng. Cô cho biết đây là một yêu cầu phổ biến trong các công ty khởi nghiệp vì các nhà lãnh đạo có thể vẫn đang phải tìm hiểu các chi tiết cụ thể về cách vận hành và các quy trình trong doanh nghiệp.

Denny nói: “Đây có thể được coi là báo động đỏ cho người vẫn còn khá mới trong lĩnh vực này và vẫn cần đào tạo thêm. Nhưng yêu cầu này lại lý tưởng cho một nhà lãnh đạo đã có kinh nghiệm tương tự và sẵn sàng thực hiện ý tưởng của mình mà không cần hoặc  chỉ cần một chút định hướng từ bên trên.”

Ashley Watkins - huấn luyện viên tìm kiếm việc làm - cho biết nếu một công ty yêu cầu bạn trở thành người “tự thân vận động”, bạn cần phải chứng tỏ nhiều hơn việc tự nhận mình là người “tự làm việc”. Watkins nói rằng hãy thể hiện qua bằng chứng như những lúc bạn bắt đầu quy trình hoặc tự mình thực hiện công việc cả khi cấp trên của mình không có mặt.

3. “Linh hoạt” hoặc “nhanh nhẹn”

linh hoat nhanh nhen

Cả sự linh hoạt và nhanh nhẹn đều là những yêu cầu chủ quan và bạn có thể cần phải hỏi kỹ hơn. Watkins nói: “Đôi khi họ nói rằng họ muốn bạn linh hoạt, nhưng đó lại là thỏa hiệp hơn là linh hoạt. Và khi nói đến thỏa hiệp, ý tôi là bạn luôn ở bên không có tiếng nói trong vấn đề thỏa hiệp đó, có nghĩa là bạn sẽ phải làm bất cứ điều gì họ yêu cầu, bởi vì bạn là người linh hoạt.”

Watkins cho biết một cách để hiểu được ”linh hoạt” của họ thực sự có nghĩa như thế nào là hãy hỏi "Người mà tôi sắp thay thế được kỳ vọng linh hoạt như thế nào?”

Tejal Wagadia - một chuyên gia thu hút nhân tài cấp cao tại MST Solutions - cho biết nếu mô tả công việc muốn một ứng viên nhanh nhẹn, điều đó có nghĩa là “bạn cần chấp nhận bỏ dở một dự án nào đó, tạm dừng nhiệm vụ, bất kể nó là gì và chuyển sang việc khác . Điều đó cũng có nghĩa là bạn không thể cứng đầu. Họ muốn ai đó như là, "OK, chuyển qua việc mới nào."

4. “Nghỉ phép có lương không giới hạn”

moi truong lam viec

Không giới hạn thời gian nghỉ phép là chính sách phổ biến được các công ty như Netflix tiên phong. Suy nghĩ cho rằng vì bạn là người lớn đi làm nên không cần phải quản lý vi mô, bạn có thể quyết định thời gian nghỉ của mình. Nhưng với sự thiếu cơ cấu rõ ràng, người lao động sẽ có ít thời gian nghỉ hơn.

Wagadia nói: “Từ góc độ của một nhân viên, bạn cảm thấy tồi tệ nếu nghỉ phép. Hầu hết mọi người phấn đấu cho sự nghiệp đều biết họ có gì, họ có bao nhiêu và cách họ có thể sử dụng nó." Hơn nữa có một kỳ vọng trong văn hóa rằng bạn không đi nghỉ dài ngày. Cô lưu ý là nếu nhân viên nghỉ việc một tháng liền trong năm làm việc đầu tiên có thể sẽ bị các nhà quản lý coi là một báo động đỏ.

Diana YK Chan - cựu nhân sự tuyển dụng và là coach sự nghiệp - cho biết nếu bạn muốn hiểu rõ hơn về chính sách nghỉ phép của công ty thực sự nghĩa là gì, hãy nói chuyện với một người nắm rõ việc này và hỏi họ: “Thông thường, mọi người được nghỉ bao nhiêu ngày và họ sử dụng bao nhiêu phần trăm trong tổng số ngày nghỉ?”

5. “Mức lương cạnh tranh”

muc luong canh tranh

Khi bạn nhìn thấy "mức lương cạnh tranh" trong mô tả công việc, điều này không có nghĩa là bạn không thể thương lượng mức lương của mình, Chan nói. “Tôi có rất nhiều khách hàng và họ nhìn vào một nghiên cứu và nghĩ, 'OK, mình chỉ có thể được trả mức lương trong khoảng này,' nhưng nếu bạn được cất nhắc ở mức lương cao hơn, nghĩa là bạn có nhiều quyền đàm phán hơn, bạn thực sự nên giữ vững giá trị bản thân và yêu cầu mức lương cao hơn, ”cô nói.

Để hiểu rõ chính xác ý nghĩa cụm từ “mức lương cạnh tranh”, hãy hỏi về phạm vi mức lương trong lúc phỏng vấn, Chan nói.

6. “Kiêm nhiệm nhiều việc”,  “và các nhiệm vụ khác theo phân công”

Denny cho biết nếu đọc thấy cụm từ “kiêm nhiệm nhiều việc”, bạn sẽ được yêu cầu làm những việc nằm ngoài nhiệm vụ công việc của bạn. Cách giải thích này được củng cố bằng cụm từ “và các nhiệm vụ khác theo phân công” xuất hiện ở chỗ khác trong mô tả công việc.

Cô nói: “Đây có thể được coi là báo động đỏ cho ứng viên nào đánh giá cao cách làm việc theo phân công nhiệm vụ từ trước và không muốn có nhiều việc khác chen ngang. Đối với một ứng viên khác, họ có thể lại thích việc thay đổi qua lại các công việc hàng ngày của mình.”

Chan cho biết nếu thấy một mô tả công việc thể hiện kỳ vọng việc bạn đảm nhận nhiều trách nhiệm và giải quyết chúng, hãy hỏi rõ ràng trong lúc phỏng vấn, chẳng hạn như, “Anh/chị có hình dung em thực hiện phần việc này mất bao lâu nếu quy ra phần trăm không?”. Cô nói: “Điều này giúp người tìm việc thấy được là liệu ‘Mình có thực sự muốn dành nhiều thời gian cho việc đó không?’ ”

7. "Làm việc tốt dưới những áp lực"

Wagadia nói là cụm từ này có thể nghĩa là: “Bạn sẽ bị đưa vào rất nhiều dự án và hạn chót công việc sẽ không thực tế, và ban lãnh đạo biết rõ điều này. Hầu hết mọi người sẽ rời đi sau một đến hai năm; hầu hết mọi người sẽ không gắn bó lâu dài nếu cứ như vậy."

Để thành công trong môi trường này, bạn cần phải chấp nhận sự không hoàn hảo, bởi vì “bạn sẽ cần làm ra những thứ tầm thường và hài lòng với nó,” Wagadia nói:.

8. “Có đam mê”

Wagadia nói rằng đam mê không có nghĩa là bạn phải thực sự nhiệt tình với ngành đó, nhưng bạn cần phải chuẩn bị sẵn sàng cho một cuộc phỏng vấn để thể hiện kiến ​​thức chuyên môn của mình trong lĩnh vực này. Cô nói: “Ngay cả khi bạn không đam mê, hãy thực hiện đủ nghiên cứu cho thấy bạn có hứng thú với nó.”

9. “Có khả năng giải quyết vấn đề”

Nếu có điều này trong bảng mô tả, có thể bạn sẽ nhận được những câu hỏi phỏng vấn như “Hãy kể về những lúc bạn phải thay đổi chiến lược của mình” hoặc bất kỳ câu hỏi nào khác yêu cầu bạn chia sẻ cách mình giải quyết rắc rối, Chan nói.

Chan cho biết nếu đọc thấy yêu cầu này, bạn nên lường trước những vấn đề khó khăn mà vị trí này phải đối mặt và chuẩn bị câu trả lời về cách bạn thực sự dùng để giải quyết chúng.

10  “Ninja”, “Siêu Sao”, “Jedi”, “Guru”, “Kỳ Lân” Và Các Danh Hiệu Siêu Sao Khác

lam viec

Với những danh hiệu lạ mắt này, Wagadia nói: “Vị trí đòi hỏi bạn có một trình độ chuyên môn nhất định và kỳ vọng rằng bạn biết mình đang làm gì và biết cách làm điều đó. Nhưng thường những kỳ vọng này không thực tế.”

Nếu những cụm từ này khiến bạn không muốn nộp ứng tuyển lắm, thì bạn không đơn độc. Một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các cụm từ như “ninja”, gợi ý một chuyên gia năng nổ trong lĩnh vực của họ, là yếu tố chính khiến những nữ giới đang tìm việc bỏ qua vị trí đó.

Những danh hiệu siêu sao mơ hồ này cũng có thể là dấu hiệu cho thấy công ty không biết họ muốn gì. Wagadia nó: “Hầu hết các công việc, nếu không thể định nghĩa trong 5-7 câu dễ hiểu, bạn không biết mình đang tìm kiếm điều gì.”

Với những thuật ngữ thông dụng này, cần thấy được sự khác biệt giữa “cần rõ ràng hơn” và “không thể hiểu được”. Wagadia nói: “Nếu họ đang tạo ra sự bối rối trước khi bạn bắt đầu làm việc, hãy tưởng tượng xem bạn có khả năng gặp phải sự bối rối như thế nào khi bắt đầu làm việc. Bạn muốn biết thành công trông như thế nào trong vai trò cụ thể đó."

Theo Dịch giả: Ngô Phương Trang đăng trên ybox.vn

Japan IT Works 

 



Việc làm theo chuyên ngành

Việc làm theo ngành

Việc làm theo tỉnh thành