Tại sao các công ty Nhật coi trọng những “Việc không tên”?


Công việc không tên là như thế nào? Giữa công việc và gia đình người Nhật coi trọng cái nào hơn?

Văn hóa doanh nghiệp cũng như phương thức làm việc của Nhật Bản được thế giới chú ý. Người Việt Nam mới đến làm việc ở Nhật, ban đầu không khỏi có những ngạc nhiên, bỡ ngỡ. Một trong những điểm được công ty Nhật Bản coi trọng là “Việc không tên”. Đó là những việc như thế nào? Ngoài ra, có thật sự là người Nhật “Coi trọng công việc hơn gia đình” hay không?

Những “Việc không tên”

Tôi có 16 năm làm việc ở Việt Nam và 3 năm gần đây làm lễ tân trong một khách sạn tại Nhật. Ở Việt Nam, ví dụ sếp ra lệnh: Thay cho chú một bình nước mới vào cây lọc nước, tôi sẽ vác bình nước mới, thay thế cái bình rỗng và thế là xong. Tôi nghĩ rằng đa phần các bạn đang đọc bài này cũng đồng ý rằng, sếp nhờ thay bình nước thì thay thôi.

Ở Nhật thì khác. Không chỉ thay bình mà người làm việc đó sẽ để ý xem nước có bị tràn ra khay không, còn cốc giấy trong ống đựng hay không.

Nếu nước bị lem ra khay, họ sẽ tự động đi tìm một cái khăn để lau sạch. Nếu nhìn thấy cốc giấy gần hết họ sẽ tự cho thêm vào v.v. Tôi gọi đó là những công việc không tên. Ở Nhật Bản, người được coi là “làm được việc” là người biết làm những “việc không tên” như vậy.

Việc lau khay, thêm cốc giấy v.v như vậy, trước sau gì cũng có người phải làm để phục vụ khách hàng. Nếu như lúc thay bình mà không nhận ra những việc nhỏ như vậy và làm ngay thì lúc khác sếp cũng sẽ nhận ra và phải cử người khác làm. Hoặc chả may có người khách dùng mà hết cốc và góp ý… thì sếp lại phải xử lý. Thế nên nếu nhân tiện khi thay bình mà làm luôn mấy việc đó thì đỡ được cả sếp lẫn khách. Tôi cho rằng đây chính là một trong những đặc điểm tốt trong văn hóa công sở của Nhật Bản.

 lam viec khong ten o nhta

Vậy tại sao nhiều người Nhật có ý thức như vậy? Lý do là vì do các doanh nghiệp ở Nhật thường huấn luyện nhân viên nói chung là khi làm việc, hãy luôn nghĩ “một việc này có liên quan tới một việc khác ra sao”.

Ngoài ra, người Nhật có câu “Nghe một, biết mười”. Nếu việc gì cũng phải nghe chỉ thị từ 1 đến 10 mới làm thì chưa thành “người lớn” được. Chỉ cần nghe một mà học được nhiều, nghe một chỉ thị mà liên hệ được tới các việc khác để tự mình có cách xử lý mới là điều quan trọng. Đây là câu nói phổ biến tại nơi làm việc của Nhật Bản từ rất lâu đời và là một trong những yếu tố quan trọng trong văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản hiện nay.

Người Nhật coi trọng công việc hơn gia đình?

“Hôm nay con em ốm, sếp cho em về sớm 2 tiếng nhé”, “Hôm nay phải đi họp phụ huynh, cho phép em đến muộn nhé”, “Hôm nay đưa mẹ đi khám, em xin nghỉ nhé” v.v

Đây là những đoạn hội thoại cực kỳ phổ biến trong các công sở Việt Nam. Cá nhân tôi cũng từng xin nghỉ làm để đưa con đi nhổ răng, vì bác sĩ quen của gia đình chỉ làm trong giờ hành chính. Từ phía các lãnh đạo cơ quan, họ cũng rất vui vẻ chấp thuận và coi việc “đặt gia đình lên trên công việc” là hoàn toàn bình thường.

Tuy nhiên ở Nhật, vì lý do gia đình mà nghỉ việc, đi muộn, về sớm không được coi là chuyện đương nhiên. Người làm công ăn lương ở Nhật thường nghĩ “Nếu thường xuyên đi muộn, về sớm, nghỉ việc v.v thì sẽ ảnh hưởng tới việc thăng tiến”. Trước khi phải nói với công ty thì thường người ta tự mình cố gắng giải quyết việc riêng bằng cách nhờ cha mẹ hoặc bạn bè để không làm ảnh hưởng tới công việc. Thường các công ty ở Nhật không có chuyện nghỉ việc đột xuất.

 nguoi nhat coi trong cong viec hon gia dinh

Ngoài ra, cách suy nghĩ “trong thời gian đã quy định thì việc của ai người nấy phải làm” là rất phổ biến. Cho nên nếu không xong việc thì người ta phải làm thêm cho xong mới về. Có người đi làm cả vào ngày nghỉ. Việc làm thêm giờ hoặc làm việc vào ngày nghỉ như vậy có trường hợp không được trả tiền làm thêm, và được gọi là “Service zangyou” , có nghĩa là làm thêm không lương, và đây là vấn đề tồn đọng lâu năm trong các doanh nghiệp Nhật Bản.

Ý thức “Coi trọng công việc hơn gia đình” đã ngự trị lâu dài trong các doanh nghiệp Nhật và là động lực cho sức mạnh cạnh tranh của Nhật, nhưng nhiều người chỉ ra rằng cần phải cân bằng trong cách nghĩ này.

lam viec tai nhat

Trường cấp 1 của con tôi là một ví dụ mà tôi đã trực tiếp chứng kiến: Để chuẩn bị cho lễ tốt nghiệp, các giáo viên trong trường đã tình nguyện ở lại làm việc trong 2 ngày 2 đêm không về nhà. Bạn của con gái tôi có mẹ là một trong những giáo viên đó. Cô bé mới học lớp 6 nhưng đã tự giác về nhà, tự mua thức ăn tại cửa hàng tiện lợi, tự giác vệ sinh cá nhân, tự giác đi ngủ vì bố cô bé cũng làm việc tới khuya mới về nhà.

coi truong cuoc song rieng

Tuy nhiên, hiện nay, ngày càng nhiều người trẻ có cách suy nghĩ “Coi trọng cuộc sống riêng hơn là thăng tiến hoặc danh vọng” và điều này buộc các doanh nghiệp buộc phải thay đổi văn hóa làm việc. Chính phủ Nhật cũng thực hiện cái gọi là “Cách mạng cách làm việc” nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động. Nhờ đó mà các doanh nghiệp cũng đang dần thay đổi ví dụ như khích lệ người lao động sử dụng ngày nghỉ phép, linh hoạt cho nhân viên nghỉ sớm v.v.

Theo kokoro-vj.org

Japan IT Works 



Việc làm theo chuyên ngành

Việc làm theo ngành

Việc làm theo tỉnh thành