Ngủ gật cũng là một nét văn hóa của Nhật Bản

14/01/2022

Ngủ gật ở Nhật Bản được coi là một chuyện hết sức bình thường và đôi khi được mọi người yêu mến và cảm thông hơn.

Nhật Bản là một trong những cường quốc kinh tế hàng đầu. Thế nhưng, thành tựu rực rỡ của họ ngày hôm nay không do thiên nhiên ưu ái, mà chủ yếu nhờ vào những đóng góp không ngừng nghỉ của người dân nơi đây. Việc ngủ, từ trước tới nay luôn được coi là một việc quan trọng trong cuộc sống của con người. Mỗi người cần phải ngủ để nạp lại năng lượng của mình, duy trì sức khỏe cơ thể và đồng thời còn tích trữ năng lượng để đem ra sử dụng vào ngày hôm sau.

ngu gat 13

Thậm chí, đội ngũ lao động của Nhật Bản được đánh giá là chuyên nghiệp và chăm chỉ hàng đầu thế giới, đến nỗi còn xuất hiện một tin đồn là họ không cần ngủ luôn. Về mặt khoa học thì tất nhiên điều này hoàn toàn không chính xác, vì ai mà chả cần ngủ. Tuy nhiên xét trên góc độ văn hóa và xã hội học, đây là một sự thật khá thú vị, vì người Nhật có "inemuri". 

Ở Việt Nam chúng ta hình ảnh ngủ gật ở văn phòng làm việc, nơi công cộng hay ở bất kỳ đâu cũng dễ dàng bắt gặp nhưng nó cực kỳ bị lên án. Bởi người nhìn sẽ nghĩ rằng họ lười biếng không chịu làm việc mà lại đi ngủ ngày. Thế nhưng ở đất nước Nhật Bản thì lại trái ngược hoàn toàn với chúng ta. Đó là những người ngủ trên giường bị coi là lười biếng, nhưng ngủ gật ở ngoài đường hay ngoài chợ lại được khen ngợi.

Vài nét về inemuri

ngu gat 1

Theo tiến sĩ Brigitte Steger, giảng viên cao cấp chuyên nghiên cứu văn hóa Nhật Bản tại Downing College Cambridge, inemuri có thể được dịch là "ngủ trong khi có mặt". Nói rộng hơn, inemuri dùng để miêu tả những giấc ngủ ngắn không cố ý tại nơi công cộng, trên tàu hay tại văn phòng. Người Nhật cho rằng những người ngủ gật đã làm việc chăm chỉ tới mức kiệt sức nên họ phải ngủ như thế. Họ không cho rằng hành động ngủ gật đại diện cho sự lười biếng.

ngu gat 12

Vào thập niên 80 của thế kỷ XX, nước Nhật bước vào giai đoạn bùng nổ phát triển về kinh tế. Trong giai đoạn này, đức tính cần cù chăm chỉ của người Nhật được thể hiện một cách rất rõ ràng.Mỗi ngày của một người Nhật thường được lấp đầy bởi công việc và các hoạt động vui chơi giải trí, hầu như họ không có thời gian cho việc ngủ.

Lối sống như vậy khiến nhiều người cho rằng, người Nhật thực sự đang "điên cuồng" làm việc một cách tiêu cực. Nhưng người Nhật lại không nghĩ vậy. Trái lại, họ còn cảm thấy rất tự hào vì sự siêng năng có phần vượt trội so với nhân loại.

ngu gat 2

Tuy nhiên, song song với tinh thần bất diệt đó là một hình ảnh xuất hiện rất nhiều tại nơi công cộng: những người ngủ gật. Họ xuất hiện ở bất cứ nơi đâu và bất cứ thời điểm nào: những chuyến tàu điện, xe buýt hay thậm chí cả trên đường phố, công viên.

Điều thú vị là những người Nhật lại không cảm thấy kỳ cục, mà trái lại họ coi hiện tượng này là chuyện rất bình thường. Đây là một trong những chuyện xảy ra "nhiều hơn cơm bữa" tại Nhật, đến nỗi có một thuật ngữ ra đời dùng để gọi việc ngủ gật này, đó là "inemuri".

ngu gat 11

Họ có thể ngủ gật trên ghế nơi công cộng Người Nhật họ có thể làm việc rất muộn vào đêm khuya, thậm chí chỉ ngủ 1,2 tiếng ban đêm sau đó lại chau mày vì thiếu ngủ và hôm sau. Và họ sẽ nhận được sự đồng cảm của cấp trên, đồng nghiệp. Ở đây họ gọi hành động này là “inemuri” – “ngủ ngắn ở những nơi công cộng như phương tiện giao thông, công sở, lớp học”.

Ở đất nước này có phải ngủ trên giường thì bị coi là lười biếng, còn ngủ gật ở xe bus, công sở, hay lớp học lại được khen ngợi hay không? Nếu sinh viên thức khuya thậm chí thức thâu đêm để nghiên cứu bài vở sẽ rất được các thầy cô tuyên dương. Mặc dù hôm sau các em sẽ không thể tỉnh táo học tập và hiệu quả đạt được không cao.

ngu gat 3

Một người đàn ông Nhật ngủ gục trên ghế ở bến tàu điện ngầm. Inemuri có thể được coi là dấu hiệu của một người làm việc chăm chỉ nhưng vẫn có sức mạnh và đạo đức để kiểm soát bản thân ở Nhật. Vì vậy, thói quen inemuri của người Nhật Bản không thể hiện sự lười biếng. Thay vào đó, nó là một đặc điểm trong đời sống xã hội Nhật Bản cho phép người Nhật tạm thời “biến mất” trong một khoảng thời gian ngắn, sau đó lại tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ hàng ngày.

ngu gat 10

Khi ngủ bạn cần ngồi trong tư thế như thể là bạn đang làm việc hoặc đang nghe nhưng không thể cưỡng lại cơn buồn ngủ và buộc phải gục xuống. Tư thế của bạn khi ngủ phải giống như kiểu bạn sẵn sàng bật dậy và làm gì đó tuyệt vời. Tiến sĩ Steger xác nhận vấn đề tư thế ngủ. Do inemuri có nghĩa là ngủ không cố ý nên bạn phải tạo ấn tượng rằng bạn đang cố gắng làm việc nhưng không thể giữ cho đôi mắt mở ra. "Bạn không thể ngủ dưới bàn hoặc nằm một cách thoải mái", tiến sĩ nói. Nhưng bạn cũng đừng ngủ theo tư thế quá cẩu thả.

ngu gat 4

Bất cứ ai cũng có thể ngủ inemuri

Nhưng thời gian và số lượng inemuri tỷ lệ thuận với tuổi tác và trách nhiệm. Một nhân viên cao cấp trong một công ty có thể ngủ lâu hơn, theo Steger. Nếu bạn còn trẻ và chức vụ thấp bạn có thể bị sa thải khi inemuri quá mức.

ngu gat 5

Liệu người Nhật có lạm dụng inemuri?

Có. Một số nhà quản lý giả vờ ngủ để có thể nghe nhân viên đang nói gì trong khi họ nghĩ rằng anh ta đang ngủ. Người Nhật dùng thuật ngữ tanuki neiri cho một giấc ngủ ngắn giả.

Tanuki neiri được dùng khá phổ biến trong khoảng thời gian tan ca vào buổi tối. Tiến sĩ Steger cho rằng rất nhiều người không thực sự ngủ inemuri trong khi ngồi tàu điện về nhà. Đôi khi họ chỉ sử dụng tanuki neiri để tránh nhìn chằm chằm vào mặt người khác, một điều được coi là bất lịch sự tại Nhật.

ngu gat 6

Qua thời gian, quan niệm "thức khuya dậy sớm" đã biến mất, nhưng inemuri thì vẫn còn. Đây được xem là một biện pháp để người Nhật tự "sạc" lại năng lượng cho bản thân, thậm chí là nên làm thường xuyên để giữ gìn sức khỏe. Miễn là ngay sau khi ngủ, người nhân viên lập tức đưa mình trở lại guồng công việc, đóng góp một cách tích cực cho xã hội. Những cơn bão, động đất, sóng thần luôn ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của người dân Nhật Bản.

Để khắc phục những điểm yếu về thể chất, tinh thần trách nhiệm cao và tính kiên cường bất diệt của người Nhật sẽ là nguồn năng lượng để cơ thể họ có thể đối phó với công việc một cách trơn tru.

ngu gat 7

Tuy nhiên đôi khi lực bất tòng tâm, người Nhật sẽ sử dụng "inemuri" như một sự bao dung cho bản thân. Họ hiểu rằng công việc dù quan trọng đến mấy cũng phải ưu tiên cho sức khỏe, vì nếu muốn công việc được hoàn thành, trước tiên phải có một cơ thể khỏe mạnh. Và mỗi khi nói đến chuyện ngủ gật, người Nhật thường trả lời rằng, xã hội Nhật là một xã hội rất an toàn. Chính vì an toàn nên người ta có thể an tâm nhắm mắt để nghỉ ngơi một cách thoải mái và dễ dàng. Trên các phương tiện công cộng, không bao giờ bạn phải lo lắng về chuyện mất đồ hay bị rạch túi. Tuy nhiên có một điều có thể làm cho bạn khá ngạc nhiên. Đó là người Nhật tuy ngủ nhưng lại giống như không ngủ. 

ngu gat 9

Bạn có thể thấy một người đang có vẻ như say sưa, phiêu bồng ở một chốn nào đó bỗng bật dậy, xuống đúng ga có xuống khi tàu dừng lại. Hay một vị quan khách đang nhắm mắt trong một hội thảo vẫn có thể vỗ tay tán thưởng khi một bài phát biểu của ai đó vừa chấm dứt, và thậm chí còn phản biện lại. Như vậy trừ những trường hợp ngủ thực sự do quá mệt mỏi, thì tuy nhắm mắt nhưng các giác quan khác vẫn hoạt động. Tai vẫn có thể nghe những thông báo được phát đi trên tàu khi đến một ga nào đó, và vẫn có thể xuống đúng ga.

Theo monnhatban.com

Japan IT Works 



Việc làm theo chuyên ngành

Việc làm theo ngành

Việc làm theo tỉnh thành