Làm thế nào khi mắc lỗi trong công việc?


Người ta vẫn thường nói ai rồi cũng sẽ mắc lỗi ít nhất một lần trong đời. Vậy bạn nên làm gì khi mắc lỗi trong công việc để không làm mất uy tín của bản thân.

Người ta vẫn thường nói ai rồi cũng sẽ mắc lỗi ít nhất một lần trong đời. Trong nhiều tình huống, bạn có thể tiến hành sửa chữa lỗi lầm của mình hoặc lựa chọn quên nó đi và tiếp tục bước tiếp. Tuy nhiên, việc phạm phải sai lầm trong công việc đôi khi còn nghiêm trọng hơn bình thường rất nhiều vì nó có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến công ty của bạn. 

Ví dụ, lỗi lầm đó có thể sẽ hủy hoại mối quan hệ của bạn với khách hàng, tạo ra những vấn đề về mặt pháp lý hoặc gây nguy hiểm cho sức khỏe và sự an toàn của mọi người. Hậu quả cuối cùng sẽ được quy về là trách nhiệm của riêng bạn. Việc chỉ cần sửa lỗi và bước tiếp có lẽ sẽ không giải quyết được vấn đề trong trường hợp này. 

Khi mắc phải sai lầm trong công việc, tương lai sự nghiệp của bạn có thể sẽ phải  phụ thuộc vào những điều bạn làm tiếp theo. 

Dưới đây là các bước bạn nên làm nếu mắc lỗi trong công việc:

1. Thừa nhận sai lầm của bản thân

thua nahn sai lam

Ngay khi phát hiện ra điều gì đó không ổn, hãy báo ngay cho sếp của bạn. Tất nhiên, nếu lỗi mà bạn mắc phải quá nhỏ, không gây ảnh hưởng đến ai khác hoặc nếu bạn có đủ khả năng để sửa chữa nó trước khi bất kỳ chuyện gì xảy ra, bạn có thể bỏ qua bước này. 

Nếu tình huống trở nên phức tạp hơn vậy, bạn đừng cố gắng che giấu lỗi lầm của mình làm gì. Khi bạn làm như vậy và bị phát hiện, bạn sẽ trở nên tồi tệ hơn trong mắt nhiều người. Họ cũng có thể buộc tội bạn vì đã cố tình che dấu vấn đề. 

Hãy thẳng thắn về lỗi lầm của bản thân để chứng tỏ sự chuyên nghiệp, một điều luôn được các nhà tuyển dụng đánh giá cao ở nhân viên.

2. Trình bày một kế hoạch để sửa chữa lỗi lầm với sếp của bạn

Bạn sẽ phải đưa ra một bản kế hoạch nhằm sửa chữa lỗi lầm của bản thân và trình bày nó với cấp trên. Hy vọng rằng bạn đã tìm được ít nhất một giải pháp trước khi nói chuyện với sếp của mình, nếu bạn chưa thể, đừng tốn thời gian đi trình bày làm gì. Hãy đảm bảo chắc chắn với họ rằng bạn đang cố gắng tìm ra giải pháp thích hợp.

Sau đó, khi đã biết bản thân cần làm gì để giải quyết vấn đề, bạn hãy tiến hành trình bày nó. Hãy thể hiện thật rõ ràng và dễ hiểu về những điều bạn nghĩ mình nên làm cũng như các hệ quả đáng mong đợi. Hãy rạch ròi với sếp của bạn về khoảng thời gian cần thiết để hoàn thành công việc cũng như các khoản chi phí liên quan. 

Chuẩn bị nhiều phương án trước khi trình bày đề phòng trường hợp sếp bạn không ưng ý với một vài ý kiến trong đó. Mặc dù mắc sai lầm không phải là điều tốt, đừng bỏ lỡ các cơ hội để thể hiện kỹ năng giải quyết vấn đề của bản thân.

3. Đừng đổ lỗi cho bất kỳ ai khác

Trong môi trường làm việc theo nhóm, có thể nhiều thành viên trong nhóm sẽ phải cùng nhau chịu trách nhiệm cho một sự việc. Và vấn đề ở đây là đáng lẽ ra trong khi họ phải cùng nhau nhận trách nhiệm cho lỗi lầm, họ lại đồng lòng lảng tránh, không chịu thừa nhận sai lầm của nhóm. Nếu có thể, bạn hãy đứng ra kêu gọi mọi người cùng lên lên nói chuyện với cấp trên và trình bày về những điều đã xảy ra trước khi quá muộn. 

Thực tế, chuyện như vậy sẽ rất khó để thực hiện. Chắc chắn trong nhóm sẽ có người nói rằng “Đó không phải là lỗi của tôi!”. Mặc dù có thể ai trong nhóm cũng có một phần trách nhiệm, sẽ không hữu ích gì nếu bạn cố gắng đổ lỗi cho người khác để rũ sạch lỗi lầm của bản thân. Sau tất cả, hy vọng rằng ai cũng sẽ phải chịu trách nhiệm xứng đáng cho sai lầm của chính bản thân họ. 

4. Xin lỗi nhưng đừng liên tục trì triết bản thân mình

Có một sự khác biệt rất lớn giữa việc đứng ra nhận trách nhiệm và tự trì triết bản thân mình. Hãy thừa nhận sai lầm nhưng đừng liên tục nhận lỗi, trách móc bản thân trước mặt nhiều người, đặc biệt là ở nơi công cộng. Nếu bạn làm như vậy, lỗi lầm đó sẽ càng được khắc sâu vào tâm trí mỗi người. 

Bạn sẽ muốn cấp trên tập trung vào những hành động của bản thân sau khi mắc phải sai lầm chứ không phải thực tế lỗi lầm xảy ra lúc ban đầu. Tuy nhiên, hãy cẩn thận đừng trở nên “tự hào” về lỗi lầm của bản thân. Khoe khoang về cách bạn đã sửa sai như thế nào sẽ không chỉ thu hút lại sự chú ý của mọi người đến lỗi lầm của bạn mà còn dấy lên nghi vấn về việc bạn đã cố tình phạm phải sai lầm đó để phô diễn khả năng của bản thân.

5. Nếu có thể, hãy sửa sai bằng khoảng thời gian rảnh của chính bạn

Hãy dành thêm thời gian: đến sớm, về muộn, làm thêm trong giờ nghỉ để sửa chữa lỗi lầm của bạn. Hãy thể hiện cho cấp trên thấy rằng lỗi lầm đó sẽ không làm ảnh hưởng đến các công việc khác cũng như bạn đang cố gắng hết sức để sửa sai nhanh nhất có thể. Tất nhiên, trong trường hợp việc sửa sai là cấp thiết và quan trọng nhất, hãy sử dụng kỹ năng quản lý thời gian, ưu tiên công việc để sắp xếp những điều bạn cần làm trước nhất. Việc này cũng sẽ giúp thể hiện bạn là một con người có quy tắc, biết linh hoạt và có trách nhiệm hơn.

6. Đánh giá những gì đã xảy ra

DANH GIA NHUNG GI DA XAY RA

Đặt giả thiết rằng người khác gây ra sai lầm đó và đánh giá những chuyện đã xảy ra với một cái nhìn bình tĩnh và khách quan.

Hãy tự hỏi mình những câu hỏi tiêu biểu sau:

– Sai lầm đó là gì?

– Những hành động nào dẫn đến sai lầm đó?

– Hậu quả để lại của sai lầm đó là gì?

– Lẽ ra người đó nên làm gì?

– Làm thế nào để sai lầm đó không tiếp diễn trong tương lai?

Có thể bạn nghĩ rằng đó không hoàn toàn là lỗi của bạn, nhưng chỉ đến khi bạn xem xét và đánh giá tình huống từ góc độ không thiên vị, khách quan, bạn mới nhận ra đâu là vấn đề cần tháo gỡ.

7. Thay đổi cách bạn làm việc

Bạn nên liên tục điều chỉnh phong cách làm việc cho đến khi tìm thấy một thói quen phù hợp nhất với mình.

Nếu bạn luôn trễ deadline và chậm trễ trong công việc, hãy cân nhắc việc thức dậy sớm hơn để có thể bắt đầu một ngày mới. Kết hợp các thói quen lành mạnh như đi dạo ngoài trời hoặc ngồi thiền trong vài phút cũng có thể giúp cải thiện sự tập trung của bạn.

8. Hãy tử tế với chính mình

Học hỏi từ những sai lầm của bạn, loại bỏ tất cả những suy nghĩ tiêu cực và nhìn nhận mọi việc theo hướng tích cực hơn. Thực tế, những sai lầm bạn mắc phải sẽ không hủy hoại sự nghiệp của bạn, nhưng cách bạn phản ứng với chúng thì hoàn toàn có thể.

Tổng hợp

Japan IT Works 



Việc làm theo chuyên ngành

Việc làm theo ngành

Việc làm theo tỉnh thành