21 Sai lầm trong sự nghiệp bạn nên tránh để trở thành lập trình viên giỏi (P1)


Dù là một lập trình viên chỉ vài năm kinh nghiệm, hoặc là một developer guru được mọi người nể phục, chắc hẳn bạn cũng sẽ có những sai lầm mà nếu được quay lại chắc chắn sẽ làm khác.

Hãy xem 21 sai lầm mọi lập trình viên đều có thể mắc phải ảnh hưởng đến sự nghiệp. Tuy bài viết dành cho các developer nhưng nhiều điều cũng đúng với những người làm IT nói chung. Bạn có thấy mình đâu đó trong những sai lầm này không? 

1. Không đầu tư vào kiến thức

Sự nghiệp của bạn sẽ phát triển như thế nào phụ thuộc vào cách bạn đầu tư cho tương lai. Làm hết sức để hoàn thành nhiệm vụ, cuối tháng lãnh lương và khi ra khỏi công ty, tâm trí bạn sẽ bị những thứ như xe cộ, quần áo , ăn uống, cuộc sống gia đình, bạn bè và bao nhiêu thứ khác xâm chiếm.

Điều đó không có gì là sai cả, vì đó là cuộc sống. Tuy nhiên bạn cần phải lên kế hoạch chi tiền và thời gian cho việc bổ sung kiến thức.  Kiến thức không chỉ là khoản đầu tư đem lại lợi nhuận lớn nhất mà còn là điều duy nhất tồn tại qua năm tháng.

Vậy kiến thức đó là gì? Là công nghệ chuyên sâu, công nghệ mới, kiến thức về kinh doanh, ngoại ngữ.. tất cả những gì có thể hỗ trợ cho nghề nghiệp của bạn.

đầu tư kiến thức là đầu tư cuộc sống

Đầu tư kiến thức là đầu tư cuộc sống

2. Tự cản bước khi làm cho mình trở nên không thể thay thế

Làm cho mình trở nên quan trọng và không thể thay thế ở một vị trí nào đó là điều ai cũng muốn. Tuy nhiên cũng chính điều đó lại cản trở sự phát triển của bạn. Vì sao?

Mọi người sẽ cảm thấy khó khăn khi không có bạn. Và kết quả là bạn sẽ chôn chân ở vị trí đó trong khoảng thời gian dài. Luôn nhớ, nếu mục đích của bạn là phát triển ở một vị trí cao hơn, bạn cần phải giảm bớt sự ràng buộc bởi những việc thấp hơn. Hãy hướng dẫn một người để họ có thể tiếp quản công việc của bạn một cách có kế hoạch. 

Nói ngắn gọn: hãy là người quan trọng, nhưng cần phải bớt quan trọng khi cần thiết.

 

3. Phá hủy các mối quan hệ

Ngành công nghiệp phần mềm nói riêng và IT nói chung thật rộng lớn nhưng cũng thật nhỏ bé. Những mối quan hệ mà bạn đang phá hủy sẽ trở lại và ám ảnh bạn khi bạn cần chúng nhất.

Hãy khiêm tốn, thân mật và duy trì mối quan hệ tốt với cả những người mà bạn không thích.

 

4. Không chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm

Hiểu biết rõ về công nghệ là cách bền vững nhất để có được sự tôn trọng của những người làm cùng, thậm chí những người cùng ngành. Tuy nhiên, nếu như bạn giỏi về công nghệ và không chia sẻ kiến thức của mình thì thật là tệ.

Kiến thức chỉ là một nửa, nửa còn lại nằm ở việc chia sẻ nó. Lập trình viên hay network engineer nhiều kinh nghiệm trao đổi với những người mới vào nghề và chỉ cho họ cách giải quyết vấn đề. Không chỉ trao đổi với các về cách khắc phục vấn đề mà còn giải thích với họ về lý do tại sao thực hiện điều đó như vậy chính là cách bạn chia sẻ tốt nhất.

chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm với người khác

Chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm với người khác

5. Không chú trọng kỹ năng mềm

Một lập trình viên quá kiêu ngạo, không có niềm đam mê, không thể giao tiếp hiệu quả… sẽ có một tác động tiêu cực không chỉ đối với cá nhân mà cả những dự án mà người này tham gia. Vì vậy, kỹ năng mềm là rất cần thiết:  giao tiếp, quản lý vấn đề, làm việc nhóm, quản lý thời gian…

 

6. Dính chặt với một công nghệ duy nhất

Ngành công nghiệp phần mềm không ngừng phát triển. Là một chuyên gia phát triển phần mềm bạn cũng phải luôn cập nhật kiến thức để bắt kịp sự phát triển này. Và có như vậy, bạn mới có thể tạo cho mình vị trí vững chắc trong tổ chức bạn đang làm cũng như tạo sức hút khi cần một công việc mới. 

Hãy nhớ rằng, điều quan trọng không nhất thiết phải là biết sâu tất cả mọi thứ. Tuy nhiên có kiến thức về những kỹ thuật mới sẽ giúp bạn giải quyết các vấn đề theo những cách khác nhau. Lập trình viên giỏi không chỉ biết coding, bạn cần phải luôn học hỏi các khái niệm quan trọng giúp bạn giải quyết vấn đề với những giải pháp hiệu quả nhất có thể.

 

7. Đốt cháy giai đoạn

Là một developer, việc coding một cách cẩu thả là không thể chấp nhận được. Đừng đốt cháy giai đoạn hay chấp nhận bất cứ một thứ gì không đạt chất lượng tốt nhất.

Áp lực chính là bài kiểm tra thực sự đối với một lập trình viên giỏi. Khi bạn phải làm việc dưới áp lực cao và bạn thay đổi thói quen hay hành vi tốt đang có của mình, bạn chưa hẳn là một người giỏi đâu. Phải luôn có kỷ luật và nguyên tắc của chính mình. Tuy nhiên không có nghĩa là cứng đầu và không chấp nhận sự thay đổi.

 

8. Không viết code document

Cho dù bạn kinh nghiệm đến mấy, viết ra phần mềm tốt đến mấy, nhưng nếu code của bạn như mớ bòng bong, không comment, không tài liệu thì có lẽ số người ghét bạn nhiều hơn số người yêu bạn.

Viết tài liệu cho phần mềm của bạn hay team là cả một việc lớn chứ không phải làm cho qua. Ngoài việc chú trọng vào clean code, code comment rõ ràng thì tài liệu về phần mềm đòi hỏi bạn phải bỏ thời gian và công sức và cần tạo nên như một thói quen.

 

9. Không quan tâm những gì đang xảy ra xung quanh

Chúng ta thường hay nghe dân công nghệ nói với nhau: “Tôi chả quan tâm mấy thứ đó (xã hội, môi trường..). Tôi chỉ muốn tập trung vào công nghệ thôi”. Tuy nhiên, bạn nên thay đổi.

Công nghệ luôn thay đổi, hướng về phía trước. Và cuộc sống xung quanh mình cũng vậy. Hãy quan tâm đến những vấn đề xã hội, môi trường… và nó sẽ giúp bạn cân bằng hơn, cùng chung tay cho một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Hãy quan tâm đến những vấn đề xung quanh để có cuộc sống tốt đjep hơn

Hãy quan tâm đến những vấn đề xung quanh để có cuộc sống tốt đẹp hơn

10. Chú trọng quá nhiều vào thiết kế trước khi viết code

Có một kế hoạch và thiết kế chỉnh chu trước khi coding thật sự là một điều tốt, Tuy nhiên nếu bạn tiêu tốn quá nhiều thời gian thì vào những việc đó bạn tự đặt mình vào tình trạng mà giới y học gọi là tê liệt phân tích. Hay nói một cách khác, bạn tự đầu độc mình.

Đừng bao giờ đặt hy vọng rằng sẽ có một thiết kế hay kế hoạch hoàn hảo vì điều này không bao giờ có. Chỉ cần một thiết kế tốt, có thể chấp nhận được là có thể bắt đầu. Một thiết kế tốt tương tự như chiếc bản đồ vậy. Cần có sự thay đổi cải tiến, chứ không phải cố định một phiên bản.

 

11. Đánh giá thấp code-sense

Code-sense là gì? Viết clean code đòi hỏi việc sử dụng nghiêm ngặt các kỹ thuật với sự kỷ luật cao. Những kỹ thuật và kỷ luật này được gọi là code-sense

Code sense không chỉ giúp phân biệt giữa good code và bad code mà còn giúp chúng ta hình thành thói quen hay chiến lược để chuyển đổi bad code thành good code.

CÒN TIẾP…

Theo itguru.vn

Japan IT Works 



Việc làm theo chuyên ngành

Việc làm theo ngành

Việc làm theo tỉnh thành