Bạn có biết trong tiếng Nhật có đến 8 cách nói xin lỗi?


Trong một xã hội cực kỳ lịch sự như Nhật Bản, nơi mọi người cảm thấy việc hạ mình xin lỗi là một việc nên làm cho dù ở trong bất kỳ tình huống nào, bạn cần phải học cách nói xin lỗi (kể cả khi không cần lắm). Bạn có biết rằng trong tiếng Nhật có rất nhiều cách để nói xin lỗi theo từng cấp độ, ý nghĩa cũng có hơi khác một chút và được áp dụng trong những tình huống nhất định? Tiếng Nhật đã khó, và nói xin lỗi bằng tiếng Nhật cũng khó không kém đâu.

8 cách xin lỗi dưới đây sẽ giúp bạn xin lỗi đúng mức độ, cách thức và thời điểm sử dụng. Khiến cho mối quan hệ giao tiếp của bạn ngày càng có hiệu quả hơn đấy.

 

1. Sumanai

Có lẽ ít trang trọng nhất trong danh sách này là Sumanai, một phiên bản giản dị của “Sumimasen”, và chủ yếu được sử dụng bởi những người đàn ông ở độ tuổi 40 hoặc 50. Bạn có thể nghe thấy điều này giữa những người bạn nam khi họ mắc một lỗi nhỏ (chẳng hạn như giẫm lên ngón chân của ai đó). Nếu sếp bạn là một người đàn ông Nhật Bản, đôi khi bạn cũng sẽ nghe họ thốt lên Sumanai!

 

2. Sumimasen

Như đã đề cập ở trên, “Sumimasen” là một cách nói phổ biến nhất của xin lỗi, bạn sẽ nghe thấy điều này trong các nhà hàng, trên các chuyến tàu và xe buýt đông đúc, hoặc khi một người lạ mặt đang cố thu hút sự chú ý của bạn hoặc muốn vượt qua bạn trên đường, trên tàu xe v.v. Nếu so sánh, “Sumimasen” có nghĩa giống với “excuse me” nhất so với những cách xin lỗi khác. Bạn cũng có thể nghe thấy Sumimasen như cách xin lỗi khi mắc những lỗi nhỏ. Cả đàn ông và phụ nữ đều sử dụng từ này, và nếu bạn đã bắt đầu học tiếng Nhật hoặc từng đến Nhật, bạn sẽ nghe thấy cách xin lỗi này khá thường xuyên.

 

3. Gomen

Một cách đơn giản và ngắn gọn để nói lời xin lỗi, và không giống như “Sumimasen”, “Gomen” chỉ được dùng để xin lỗi, chứ không hề có nghĩa “excuse me”. Gomen có thể được dùng cho cả hai giới, nhưng nó thường được sử dụng giữa bạn bè thân thiết, người trong gia đình, hoặc giữa người lớn tuổi hoặc cấp trên nói với người nhỏ tuổi hơn hoặc cấp thấp hơn.

xin loi tieng nhat

4. Gomen ne

“Ne” là một phụ từ được đặt ở cuối câu khi người nói muốn đối phương khẳng định hoặc đồng tình, trong tiếng Anh có nghĩa tương đương với “isn’t it?”, “aren’t you?”, “don’t they?” v.v. Khi nói “Gomen ne”, bạn đang xin lỗi và tha thiết mong đối phương tha lỗi, lỗi này thường nhỏ nhặt và có thể dễ bỏ qua, như bạn đến điểm hẹn trễ với bạn bè hoặc người yêu, lỡ quên mua kẹo cho con trẻ v.v.

Thậm chí, nó có thể sử dụng khi muốn nói “Xin lỗi, tôi đoảng quá!” khi bạn muốn được tha lỗi và được đối phương giúp đỡ. Cũng giống như Gomen, Gomen ne chỉ có thể được dùng với người thân thuộc hoặc với cấp dưới, người nhỏ tuổi hơn v.v.

 

5. Gomen nasai

 

Phiên bản xin lỗi chính thức và nghiêm túc nhất của bộ ba Gomen chính là “Gomen nasai”. “Nasai” đứng ở cuối câu thường mang cấp độ yêu cầu cao, vì dụ như “yama nasai” (thôi ngay đi!). Bạn cũng có thể nghe thấy “O kaeri nasai” khi gia đình người Nhật đón chào một thành viên vừa trở về nhà và thông báo họ đã về bằng cách nói “Tadaima”. Cả nam lẫn nữ đều có thể sử dụng Gomen nasai, nhằm xin lỗi chân thành vì những sai sót và lỗi lầm đã gây ra. Nó thể hiện mức độ xin lỗi cao, có tính chân thành và tôn kính với đối phương dù đó là người lạ hay quen.

 

6. Moshi wakenai desu

Quy củ hơn rất nhiều so với những từ trước đó là “Moshi wakenai desu”, thường được sử dụng để nói với đối tác kinh doanh, nhân viên bán hàng cũng thường dùng câu này đối với khách. Nó có âm điệu và mức độ tương tự Gomen nasai, nhưng lịch sự hơn. Cách nói này tương đương với “I’m so sorry” trong tiếng Anh.

 

7. Moushiwake gozaimasen

xin loi

Cuối cùng chính là “nai desu” ở cách nói thứ 6 trở thành “gozaimasen”, là cách xin lỗi cực kì lịch sự. Người xin lỗi đặt đối phương lên một mức độ cao nhất của keigo – thể kính ngữ trong tiếng Nhật. Tuy nhiên, bạn sẽ không nghe thấy cụm từ này nhiều trừ khi nhân viên nhà hàng, quán ăn mắc lỗi thật sự lớn. “Moshi wake gozaimasen” thường được dùng trong email trao đổi trong công việc, xin lỗi khách hàng hoặc cấp trên.

 

8. Shitsurei shimashita

“Shitsurei” có nghĩa là thất lễ, nhưng “shimashita” có nghĩa là “đã làm” nhấn mạnh thì quá khứ, cả câu này có nghĩa là “tôi đã lỡ thất lễ rồi”, nhằm tự nhận thức rằng hành động của mình là không đúng.  “Shitsurei shimashita” thường được dùng khi hành động bị “hố”, như nhân viên cửa hàng đưa túi nhựa cho bạn khi bạn không cần, hoặc khi họ đánh rơi một thứ đồ gì đó trong bếp và tạo nên tiếng động khiến khách hàng chú ý. Đây hoàn toàn không phải xin lỗi mà chỉ muốn người nghe nhận ra thành ý của mình

Khi bạn đi vào nhà ai đó, bạn cũng sẽ nói “Shitsurei shimasu” có nghĩa là tôi xin phép thất lễ. Câu này cũng có thể lịch sự hơn rất nhiều bằng cách chuyển sang thể kính ngữ “Shitsurei itashimashita”.

Trong thời gian ở Nhật Bản, bạn hẳn đã nghe thấy những cụm từ xin lỗi ở trên không ít lần! Bạn nghĩ gì về sự thật thú vị là có rất nhiều cách để nói xin lỗi bằng tiếng Nhật?

Theo jpninfo.com

Japan IT Works 



Việc làm theo chuyên ngành

Việc làm theo ngành

Việc làm theo tỉnh thành