Làm chủ cuộc sống công nghệ, tại sao không? (P2)


Mọi thứ trong cuộc sống hiện tại đều đang xoay quanh công nghệ, và dường như nó còn bắt đầu “làm chủ” chúng ta. Vậy bạn có từng nghĩ rằng đã đến lúc phải thiết lập lại mối quan hệ giữa mình với công nghệ. Nếu có thì “Digital Minimalism” (chủ nghĩa tối giản kỹ thuật số) đang chờ được bạn khám phá.

Ở phần trước chúng ta đã đi được 4 bước đầu tiên để làm chủ cuộc sống công nghệ: Digital minimalism là gì?; Sử dụng máy tính có chủ ý; Đơn giản hóa các tập tin; Trải nghiệm tốt hơn với điện thoại. 

Nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu tiếp các bước sau nhé!

5. Thoát khỏi địa ngục EMAIL

Thống kê cho thấy rằng mỗi người trưởng thành sẽ kiểm tra email khoảng 45 lần mỗi ngày. Tuy nhiên, không có ai từng tuyên bố rằng họ “thay đổi thế giới” nhờ xem hết tất cả email.

lam chu cong nghe 1

Hãy cân nhắc email là nhiệm vụ cần được dành thời gian trong lịch làm việc của bạn, nhưng chỉ nên kiểm tra email hai lần mỗi ngày vào lúc sáng sớm và chiều muộn.

  • Tắt thông báo: Nếu đã không cần phải kiểm tra email liên tục thì cũng không cần để thông báo làm phiền.
  • Không gửi email trước 11 giờ sáng: Hãy dành lúc sáng sớm để thực hiện các công việc quan trọng để đáp ứng các mục tiêu quan trọng.
  • Có hạn mức: Một chu kỳ Pomodoro (khoảng 25 phút) mỗi buổi là quá đủ để kiểm tra email.
  • Đóng email: Nếu bạn đã xử lý xong, hãy tắt email đó đi. Xa tầm mắt, đầu óc không nghĩ ngợi.
  • Huỷ đăng ký(Unsubscribe) khỏi những quảng cáo không cần thiết, chẳng hạn như bản tin tuần, email quảng cáo không liên quan, ...
  • Gửi ít email hơn: Không phải mỗi email đều cần phải trả lời, đặc biệt là khi nó chỉ nhằm mục đích cảm ơn.
  • Trình bày súc tích: Đừng viết 10 câu khi chỉ cần 2 là đủ. Hãy thử tập thói quen trả lời email trong khoảng 3 câu hoặc ngắn hơn.
  • Trả lời bằng sự khẳng định: Đừng trả lời câu hỏi bằng một câu hỏi khác. Ví dụ như khi được hỏi “Chúng ta nên họp lúc mấy giờ?”, hãy mạnh dạn nói “10 giờ sáng”.
  • Vận động: Nếu phải mất đến hơn 10 phút để viết xong email trả lời, hãy đi đến gặp đồng nghiệp hoặc chờ cho đến khi họ có khoảng nghỉ và trao đổi cụ thể. Các giao tiếp cá nhân sẽ hiệu quả vượt hẳn mọi email.

6. Tránh bẫy cám dỗ từ website

Dưới đây là những lời khuyên để bạn sống tối giản trên môi trường internet:

  • Sử dụng những ứng dụng như Time Tracker để biết mình đã tiêu tốn nhiều thời gian nhất vào website nào. Hiểu được “thủ phạm” gây lãng phí thời gian là bước thứ nhất.
  • Bỏ theo dõi (Unfollow) và huỷ kết bạn (Unfriend) nếu những trang này không thuộc mối quan tâm, khiến bạn vui vẻ hoặc là thông tin quan trọng cần biết. Mạng xã hội của bạn mỗi ngày được cập nhật đầy rẫy tin tức gây nhiễu từ những người không quen biết. Hãy loại bớt những người không tạo ra các giá trị tích cực cho cuộc sống.
  • Xóa bớt tài khoản mạng xã hội: Không có lý do gì mà bạn phải sử dụng hết mọi nền tảng từng biết đến. Chỉ nên giữ lại một hai trang yêu thích nhất. Nếu muốn chuyển chế độ “khó”, bạn hãy thử xóa trang cá nhân Facebook. Để bớt cực đoan hơn, bạn có thể tạm ngưng kích hoạt (de-activate) một thời gian.
  • Đừng đánh dấu trang (Bookmark) nhiều: Để khi muốn vào các trang tin tức hay giải trí, bạn phải tự tay gõ địa chỉ. Cách này giúp giảm bớt số lần bạn “đi lang thang” xao nhãng việc.
  • Chặn trang web: Các trang web thuộc Blacklist chắc chắn không cần thiết cho công việc. Nếu bạn đang sử dụng Mac hãy chọn Self Control; Window là Cold Turkey; Chrome là Stayfocusd; và FireFox là LeechBlock.      

7. Tối giản đời sống trực tuyến là một quá trình

lam chu cong ngheSau tất cả những gợi ý, điều cuối cùng bạn được nhắn nhủ chính là: tối giản kỹ thuật số không phải là chuyện chúng ta có thể làm được ngay và chỉ làm một lần. Rất dễ dàng để “ra tay” xóa sạch các tài khoản trực tuyến trong một cú nhấp chuột, nhưng hãy nhớ rằng ngay sau đó, nhiều người sẽ lại bắt đầu hành trình thu thập các loại “rác kỹ thuật số” (digital junk) một lần nữa.

Nên chúng ta mới nói, tối giản đời sống trực tuyến cần cả quá trình: Không chỉ là những gì bạn làm, mà nó còn cho thấy bạn là ai. Do đó, bạn phải tự trở thành người gác cổng tốt hơn khi sàng lọc những gì được phép xâm nhập vào không gian và đời sống tinh thần của mình. Hãy liên tục thanh lọc những thứ không có giá trị cho cuộc đời bạn.

Trên hết, cần nhớ rằng, bạn là một con người, không phải một sản phẩm!  

 

Theo careerbuilder.vn

Japan IT Works 



Việc làm theo chuyên ngành

Việc làm theo ngành

Việc làm theo tỉnh thành