Đồng nghiệp xấu tính, làm sao để đối phó?


Dù làm việc ở đâu thì cũng sẽ luôn có một hoặc một vài đồng nghiệp xấu tính. Họ "ma cũ bắt nạt ma mới", gây khó khăn, tỏ ra khó chịu, nói xấu sau lưng đồng nghiệp. Nếu bạn không may phải làm việc với họ, làm thế nào để bảo vệ bản thân và tránh được điều tồi tệ nhất?

Môi trường công sở bên cạnh những vất vả trong công việc còn nảy sinh rất nhiều những khó khăn, bất cập như bạn thường xuyên gặp phải sự quấy rối, chơi xấu từ những đồng nghiệp xấu tính... 

Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng khi gặp phải sự cố này, hãy bình tĩnh theo dõi cách xử lý khi bị đồng nghiệp chơi xấu ở nơi làm việc trong bài viết dưới đây nhé. Nắm được cách trị đồng nghiệp xấu tính này, bạn sẽ không phải e dè họ khi làm việc trong môi trường công sở.

1. Bản chất của hành vi xấu tính, bắt nạt nơi công sở

Trước hết, bạn cần hiểu tại sao người này lại có hành vi bắt nạt người khác. Một phần do bản năng một phần có lẽ do quá trình trưởng thành. Thông thường, hành vi này bắt nguồn từ sự bất an sâu trong tâm trí họ hoặc sự nghi ngờ về khả năng làm việc của bản thân.

2. Trị đồng nghiệp xấu tính nơi công sở như thế nào?

Giữ bình tĩnh

Nếu bị chèn ép, nói xấu sau lưng thậm chí là bị hãm hại, bạn nên giữ bình tĩnh vì sự nóng giận chỉ làm mọi việc tồi tệ hơn. Tìm ra giải pháp để xử lý để khắc phục sai lầm hoặc minh oan cho bản thân. Đáp trả bằng cách tương tự sẽ chỉ làm tổn hại hình ảnh cá nhân của bạn mà thôi. Bình tĩnh để không rơi vào bẫy của kẻ bắt nạt!

Chiến thuật tốt nhất để đối phó với đồng nghiệp xấu tính là đáp lại họ bằng sự tử tế. Khi họ bực tức hãy giữ nụ cười thân thiện, khi họ cáu gắt hay khoe khoang, hãy bình tĩnh đáp lại. Luôn giữ vững lập trường của bản thân trước sự khó chịu của họ. Sau một hai lần như vậy, hành vi xấu tính đó cũng phải dừng lại. Vì nếu cứ tiếp tục họ sẽ tự biến mình thành kẻ ngốc.

Quan trọng nhất là bạn có thể tự nhủ với bản thân "Haha, mình đã kiểm soát được con thú bên trong". Tự khuyến khích bản thân sẽ giúp bạn có thêm động lực để bình tĩnh khi đối mặt với những lời buộc tội, hành vi đâm sau lưng của đồng nghiệp xấu tính. 

Đối phó với đồng nghiệp thô lỗ không quá khó, bạn cũng không cần phải xấu tính như họ, bạn chỉ cần làm tốt công việc của mình, cư xử có chừng mực, hài hòa, không phải tỏ ra sợ sệt hay lo lắng gì cả, vì điều này càng khiến cho những kẻ xấu tính trở nên hả hê...

Rèn luyện kỹ năng giao tiếp và cởi mở với đồng nghiệp

dong nghiep

Kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp bạn dễ dàng làm quen và bắt chuyện với đồng nghiệp. Đây không phải xu nịnh và cởi mở không có nghĩa là nói ở bất cứ đâu và nói mọi thứ mình biết. Hãy lựa lúc thích hợp để trò chuyện và chỉ nên chia sẻ những chủ đề chung như sở thích, thói quen,...

Đừng để bị cô lập với đồng nghiệp khác vì đó là ý đồ của kẻ bắt nạt khi nhằm vào bạn. Có được kỹ năng này sẽ hỗ trợ rất nhiều đối với bạn trong công việc đặc biệt là các vị trí công việc như nhân viên kinh doanh, bán hàng, hay nhân viên marketing...

Đừng bao giờ tin tưởng kẻ bắt nạt

Thường thì sau khi bạn cư xử tử tế với họ, họ sẽ đáp lại bằng thái độ tích cực và cởi mở hơn, thậm chí là muốn làm bạn với bạn. Điều này mới hấp dẫn làm sao! Có thể bạn cũng thực sự muốn làm bạn với họ. 

Nhưng tốt nhất đừng bao giờ tin tưởng đồng nghiệp như vậy, đâu thiếu gì kẻ trước mặt tươi cười còn sau lưng thì nói xấu thậm chí đâm lén lúc nào không hay. Đây là mối quan hệ công việc, hãy để nó dừng lại ở đó thôi.

Tránh tham gia nhóm chống lại kẻ bắt nạt

Đối với kẻ bắt nạt, cách tốt nhất là đề phòng chứ không phải tấn công. Giống như câu: nếu bạn không thể đập chết con ong vò vẽ từ phát đầu tiên thì tốt nhất là đừng động đến nó. Tuy hành vi của họ đi ngược lại văn hóa tốt đẹp nơi công sở nhưng thường thì kẻ bắt nạt rất giỏi trong việc ngăn chặn các đòn tấn công.

3. Đồng nghiệp xấu tính ảnh hưởng tiêu cực thế nào?

dong nghiep

Đồng nghiệp xấu tính không chỉ ảnh hưởng đến bản thân bạn hay một nhóm người trong công ty mà còn khiến hiệu suất công việc nói chung và văn hóa công ty khó duy trì được sự tích cực như trước. Một số vấn đề xảy ra vì đồng nghiệp xấu tính là:

  • Trạng thái, môi trường làm việc: Bạn và những đồng nghiệp khác đều sẽ thấy mệt mỏi vì mỗi ngày phải đối mặt với những "drama" chốn công sở, môi trường làm việc cũng mất đi động lực để mọi người phấn đấu.
  • Hiệu suất công việc: Một hậu quả tai hại khác khi gặp phải đồng nghiệp xấu tính nơi công sở là hiệu suất công việc có thể giảm đi vì bạn ít nhiều mất đi sự tập trung vào nhiệm vụ chính của mình. Bạn vừa không thoải mái vì vấn đề xung quanh lại vừa phải đề phòng các nguy cơ bị chỉ trích, v.v.
  • Phát triển sự nghiệp, thăng tiến: Thông thường, khi gặp phải đồng nghiệp xấu tính và vấn đề không được giải quyết trong thời gian dài thì rất có thể bạn sẽ phải cân nhắc chuyển việc hoặc nếu tiếp tục làm thì cũng khó thăng tiến vì hiệu suất công việc giảm, niềm vui trong công việc cũng sẽ không được như trước đây. Do đó, bạn cần phải xử lý thật thông minh và khéo léo để mọi việc được giải quyết theo hướng có lợi cho tất cả mọi người.

 

Khi đi làm, ai cũng mong được làm việc với những người hòa nhã, lịch sự và nhiệt tình nhưng tính cách của mỗi người khác nhau dẫn tới cư xử cũng khác nhau. Ở đâu cũng sẽ có một vài người không hợp với đám đông hoặc có tính xấu là bắt nạt hoặc gây hiềm khích. 

Với một số cách đơn giản, bạn hoàn toàn có thể "phá giải" các tình huống oái oăm và tiếp tục công việc của mình trong một môi trường tích cực.

Theo vn.joboko.com

Japan IT Works 



Việc làm theo chuyên ngành

Việc làm theo ngành

Việc làm theo tỉnh thành