Bí quyết đọc hiểu dành cho N3, N2, N1


Mẹo để làm bài thi đọc hiểu vừa nhanh vừa chính xác dành cho các trình độ từ N3 trở lên. Ở các trình độ tiếng Nhật càng cao thì lượng bài dài càng nhiều, do đó cần phải có kỹ thuật đọc hiểu để vừa nhanh vừa chính xác.

Vì sao đọc hiểu lại là phần khó nhất?

  • Tốn thời gian và công sức. Phải nhìn nhiều chữ hán, tập trung cao độ,… nên dễ áp lực, căng thẳng.
  • Phải tiếp thu một lượng thông tin quá nhiều nên đọc hoài đọc mãi vẫn không hiểu đề bài, dụng ý tác giả, trọng điểm,…
  • Buộc phải suy luận, nắm bắt được các mẹo hay những đoạn người ra đề cố tình đánh lừa.

Các bước đọc hiểu hiệu quả

  1. Nắm rõ câu hỏi phần đọc hiểu. Đề bài hỏi về vấn đề gì? (ẩn ý của các giả, so sánh hai bài đọc, câu nào sát nghĩa hay không phù hợp với bài viết nhất….)
  2. Lướt qua các đáp án đề đưa ra để có cái nhìn khái quát.
  3. Hiểu chính xác nghĩa đáp án.
  4. Đọc bài và tìm trọng điểm, từ khóa.
  5. Đối chiếu đáp án đề đưa ra với trọng điểm (thường đáp án sẽ là lối diễn đạt khác gần với trọng điểm, từ khóa).

cac meo lam bai thi doc hieu

Các mẹo đọc hiểu 

  • Lên sơ đồ cấu trúc bài văn để phân bổ thời gian hợp lý.

Ví dụ về cấu trúc N1 như sau:

Đoản văn (4 bài) 200 chữ/ bài, 8 phút, 1 câu hỏi về ý tác giả, nội dung chính của bài.

Trung văn (3 bài) 500 chữ/ bài, 18 phút, 3 câu hỏi/ bài, thường là chọn đáp án giải thích đoạn gạch chân.

Trường văn (1 bài) 1000 chữ/ bài, 12 phút, 4 câu hỏi, hỏi về các đoạn gạch chân.

Đọc hiểu tổng hợp (1 bài) 600 chữ cả 2 đoạn, 12 phút, 3 câu hỏi, các câu hỏi so sánh thông tin giữa 2 bài.

Đọc hiểu theo chủ đề (1 bài) 1000 chữ, 12 phút, chủ đề nghiên cứu khoa học, đời sống theo kiểu luận văn hoặc báo cáo, 4 câu hỏi, hỏi về các đoạn gạch chân.

Đọc hiểu tìm kiếm thông tin (1 bài) 700 chữ, 8 phút, 2 câu hỏi tìm kiếm thông tin trong bài, dễ ăn điểm nhất.

  • Hiểu sâu sắc nghĩa của càng nhiều từ vựng, chữ Hán thì càng tốt.
  • Chú trọng đoạn trước các liên từ(接続詞)như それだから、なので、だから、そのため、… và sau các liên từ が~、ところが~、しかし~、ただし~、けれど~、けれども~、でも~、すなわち~、つまり~,….
  • Phân biệt kiểu bài: diễn dịch hay quy nạp.
  • Đôi khi không cần thiết đọc ví dụ.
  • Làm quen với cách hành văn ẩn ý, vòng vèo của người Nhật.
  • Phần quan trọng không nằm quá xa đoạn gạch chân.
  • Với câu hỏi tìm それ、そいうこと,… nghĩa là gì thì phần quan trọng chắc chắn nằm ở trước từ gạch chân.
  • Các từ vựng hay xuất hiện trong phần đáp án cũng thường có trong bài nhằm đánh lừa người đọc nhưng không phải đáp án đúng nhất, không nói về bức tranh tổng thể của toàn bài.
  • Cùng một nội dung được diễn đạt dưới nhiều cách khác nhau trong bài chính là trọng tâm, ý kiến của tác giả.
  • Học càng nhiều từ đồng nghĩa càng tốt. Vì đáp án thường là lối diễn đạt khác.
  • Tránh dịch toàn bộ bài sang tiếng Việt.
  • Đáp án mang tính tổng quan, không xuất hiện từ vựng trong bài, dùng lối diễn đạt khác thường sẽ là đáp án đúng.
  • Hay có hai đáp án na ná giống nhau mà đều có vẻ đúng nhất. Cần tỉnh táo chọn lựa một trong hai đáp án đó. Đáp án cụ thể hơn thường sai.
  • Nhớ là bài hỏi ý tác giả chứ không phải ý của mình. Đừng suy diễn quá đà.
  • Bên cạnh giỏi tiếng Nhật, chúng ta cần có thêm kiến thức xã hội càng rộng càng tốt, cùng khả năng suy luận logic nữa.

 

Sưu tầm

Japan IT Works 



Việc làm theo chuyên ngành

Việc làm theo ngành

Việc làm theo tỉnh thành