Tiếng Nhật N1 là gì? Làm sao để đạt được N1


Học tiếng Nhật lên trình độ cao nhất là N1 thì có thể tự học như thế nào hay cần người hướng dẫn hay không? Để trả lời cho câu hỏi này, bạn hãy đọc bài viết để đạt được cấp độ JLPT cao nhất nhé.

1. Với trình độ tiếng Nhật N1 bạn làm được những gì?

Như các bạn đã biết, bằng tiếng Nhật JLPT N4 và N5 đo lường mức độ hiểu biết về tiếng Nhật cơ bản chủ yếu được học trên lớp. Trong khi đó, N1 và N2 đo lường mức độ hiểu biết về tiếng Nhật được sử dụng trong một loạt các cảnh trong cuộc sống hàng ngày thực tế. N3 là mức bắc cầu giữa N1 / N2 và N4 / N5.

Ở trình độ N1, các bạn có khả năng hiểu tiếng Nhật được sử dụng trong nhiều hoàn cảnh khác nhau về cả cấu trúc và nội dung như các bài viết với logic phức tạp hoặc các bài viết trừu tượng về nhiều chủ đề, chẳng hạn như các bài nghị luận xã hội và phê bình báo chí.

Với các bạn muốn đi du học thì để phục vụ cho học tập, nghiên cứu, các bạn cũng có thể đọc các tài liệu bằng văn bản với nội dung sâu sắc về các chủ đề khác nhau cũng như hiểu được ý định của các tác giả một cách toàn diện.

Tiếp theo đó, với trình độ này, ta hiểu các thông tin được trình bày bằng miệng như các cuộc hội thoại mạch lạc, báo cáo tin tức,bài giảng,... Chúng được nói ở tốc độ tự nhiên trong nhiều môi trường khác nhau. Từ đó các bạn hiểu nội dung trọn vẹn và làm theo ý tưởng của người trình bày. 

Các bạn có thể tìm hiểu thêm tại trang chủ của hội đồng thi JLPT: https://www.jlpt.jp/

2. Tại sao tự học tiếng Nhật N1 lại khó đạt mục tiêu?

hoc tieng nhat n1

Có rất nhiều người nghĩ rằng, khi đạt được N2 thì ta có thể hoàn toàn tự học tiếng Nhật N1. Thật ra, điều này không hề dễ dàng.

Việc này liên quan đến cách mà bạn xác định mục tiêu, phương pháp học cho riêng mình, xác lập thời gian biểu, giáo trình theo học,...

Rất dễ nhận ra rằng chúng ta cần có người hướng dẫn ngay từ ban đầu để hành trình chinh phục đỉnh cao tiếng Nhật trở nên suôn sẻ.​

Vậy nên bạn hãy cố gắng 1 lần nữa và theo lộ trình của bạn Nam Anh đã đạt được điểm cao N1 sau thời gian tự học  xem sao:

3. Lộ trình ôn thi

Còn 3 tháng cho đến ngày thi JLPT, vì vậy mình sẽ chia thành 2 giai đoạn ôn thi, bao gồm giai đoạn 1: Củng cố (2 tháng đầu)giai đoạn 2: Cấp tốc (1 tháng cuối). Ở bài viết này mình sẽ chia sẻ cụ thể về giai đoạn 1, còn giai đoạn 2 thì còn tùy theo lộ trình học mà nó có thể thay đổi một chút nên sẽ cập nhật sau.

Giai đoạn 1: Củng cố

hoc tieng nhat n1 1

Phương pháp tự ôn N1 của mình ở giai đoạn 1 này là: mỗi ngày học 2 trang từ cuốn từ vựng, kanji và ngữ pháp của Sou-matome, và tổng thời gian ngồi học trên bàn không quá 3 tiếng. Thường thì mình sẽ học khoảng 1 tiếng đến tiếng rưỡi vào sáng sớm, và 1 tiếng trước khi đi ngủ. Theo tính toán của mình, Kanji tốn nhiều thời gian học và ghi nhớ nhất, tiếp đó là từ vựng, và cuối cùng là ngữ pháp.

Đây là ví dụ một ngày ôn N1 của mình:

Sáng: mình học ngữ pháp đầu tiên vì ngữ pháp là thứ khiến mình nhức nhối, khó chịu nhất. Khác với chữ hán hay từ vựng, việc học ngữ pháp đòi hỏi mình phải suy nghĩ rất nhiều mỗi khi ghi nhớ một cấu trúc. Bạn phải đọc đi đọc lại ví dụ, ghi nhớ các thì, thể chia, rồi nhớ ý nghĩa cấu trúc ngữ pháp. Nói chung là cái nào khó thì mình đặt lên đầu tiên để học, vì lúc đó vẫn giữ được sự tập trung nhất định. Mà mỗi ngày chỉ cần học 4 mẫu ngữ pháp, nên học cũng rất nhanh, chỉ mất khoảng 15 phút. Sau đó mình giành khoảng 1 tiếng học Kanji, cố gắng viết ra vở một số ví dụ, tra cứu chữ Hán đó ở trên từ điển, ghi nhớ phiên âm Hán Việt. Và cuối cùng thì sử dụng quizlet để học từ vựng. Mình thấy Sou-matome chia chủ đề học từ vựng rất hay. Việc lưu lại từ vựng vào quizlet chỉ mất có 5 đến 10 phút.

Tối: trước khi đi ngủ, mình giành khoảng 1 tiếng để ôn lại một chút kiến thức đã học trong 1 ngày. Mình lấy một tờ giấy A4 ra, viết đi viết lại những kanji nào chưa thuộc, đọc lại 4 cấu trúc ngữ pháp đã học buổi sáng, và rồi cầm điện thoại để học từ vựng qua quizlet.

Bộ sách Sou-matome cho từ vựng, kanji và ngữ pháp đều được thiết kế học trong 8 tuần (2 tháng), mỗi tuần sẽ có 6 ngày học kiến thức, và ngày thứ 7 sẽ làm bài tập (thực ra mỗi ngày đều có 1 bài tập nhỏ,nhưng ngày 7 sẽ chỉ toàn là bài tập). Bạn có thể giành ngày này để ôn lại toàn bộ những gì đã học trong vòng 1 tuần. Và vì là ngày cuối tuần nên bạn hoàn toàn có thể giành thêm thời gian để học nếu muốn.

Trong giai đoạn này, mình không học nghe và đọc theo giáo trình N1 nào, nhưng thay vào đó, mình đọc sách tiếng Nhật, nghe đài hoặc TV tiếng Nhật. Đối với mình, học ngoại ngữ không đơn thuần chỉ là ngồi trên bàn và cắm cúi vào sách vở học.

Mình đem ngoại ngữ vào cuộc sống hàng ngày, ví dụ như mình luôn viết một trang nhật ký bằng tiếng Anh vào mỗi buổi sáng sớm, nghe podcast tiếng Anh khi đang đi dạo hoặc tập thể dục, viết blog tiếng Nhật tuần 1 lần, xem thời sự Nhật trên internet,… Điều đó giúp mình tạo thói quen Giờ thì có thể thêm việc ngồi “chơi game từ vựng” lúc rảnh rỗi, thay vì chơi game bình thường trên điện thoại.

Giai đoạn 1 này không đòi hỏi mọi người cần phải dành nhiều thời gian để ôn thi N1. Mỗi ngày 2-3 tiếng trên bàn học là đủ. Nhưng quan trọng là bạn phải duy trì việc học đều đặn, và thật tập trung trong khoảng thời gian ngắn ngủi đó. Những bạn nào đi làm thì có thể học một chút vào sáng sớm trước khi đi làm. Còn khi về nếu mệt lả thì không cần phải ngồi học trên bàn nữa, lên giường nằm mở app quizlet ra lướt qua tí. Bạn có thể ghi nhớ cả chữ Hán lẫn cấu trúc ngữ pháp vào quizlet mà học.

Giai đoạn 2: Cấp tốc

Nước đến chân mới nhảy. Càng đến gần ngày thi thì chúng ta mới thực sự có động lực cho việc dốc hết sức để mà học. Nếu đã hoàn thành giai đoạn 1 một cách suôn sẻ, mình tin chắc là việc ôn thi N ở giai đoạn 2 này sẽ nhẹ nhàng hơn rất nhiều.

Giai đoạn này kế hoạch học của mình là bắt đầu ôn luyện phần nghe, đọc, ôn lại dần tất cả các mẫu ngữ pháp, chữ Hán, từ vựng đã học từ 2 tháng trước, và ngồi làm đề. Lâu rồi mình không đụng đến phần thi nghe và đọc của N1 nên cũng không nhớ rõ như thế nào. Có lẽ mình sẽ tìm hiểu và chia sẻ với mọi người ở phần sau. Trước mắt, trong 1 tháng tới mình sẽ chỉ ôn tập từ vựng chữ hán và ngữ pháp theo đúng lộ trình của giai đoạn 1.

Một số tips

hoc tieng nhat n1 2

  1. Mình thấy việc để nguyên sách học trên bàn sẽ giúp bản thân tránh phải đấu tranh với việc lôi sách ra học. Ví dụ như buổi tối học kanji mà sáng hôm sau muốn học tiếp thì cứ để nguyên cả bộ sách vở ở trên bàn, sáng hôm sau dậy chỉ việc ngồi vào bàn mà học.
  2. Tắt 4G/WIFI khi học. Đặc biệt là khi mình dùng tới 2 app điện thoại gồm từ điển và quizlet trong khi học thì việc tắt mạng là điều bắt buộc. À, một chú ý nếu bạn sử dụng Forest. Nếu bạn sử dụng Forest thì bạn sẽ không được dùng 2 app kia nên mình nghĩ nên dùng Forest khi bạn cảm thấy không cần sự trợ giúp của từ điển hoặc quizlet, ví dụ như khi đang viết lại kanji vào giấy trắng chẳng hạn.
  3. Đây là một trang web chứa tất cả những chương trình variety của Nhật. http://owaraidouga.jp/ Mình đặc biệt rất thích xem 月曜から夜ふかしニンゲン観察バラエティ モニタリング .Bạn cứ xem thử một đoạn video bất kì xem có nghe được hết không. Mình nghĩ là nên bắt đầu làm quen với phần nghe từ những đoạn video hội thoại thực tế, rồi sau đó mới luyện nghe theo dạng ôn thi.

Mỗi người sẽ có một phương pháp ôn tập khác nhau, và cũng tùy vào sự lựa chọn giáo trình ôn tập nữa. Nhưng mình nghĩ lộ trình mà mình vạch ra theo kiểu START SMALL AND SET GOALS này khá là ổn. Tất nhiên, các vấn đề hoàn toàn có thể xảy ra, ví dụ như có hôm đi cả ngày sẽ skip mất một buổi học, thế rồi tuy học theo đúng lộ trình nhưng hiệu quả chỉ là một nửa,… Cái đó nếu bản thân mình gặp phải thì chắc chắn sẽ phải điều chỉnh.

Hi vọng bài viết này sẽ giúp ích phần nào cho những ai đang tìm cách học N1, cũng như N2 và N3. Nếu bạn nào học theo đầu sách Sou-matome thì có thể đi theo lộ trình của mình. Và mình cũng sẽ rất vui nếu nhận được nhiều sự góp ý từ mọi người xung quanh.

Tổng hợp

Japan IT Works 



Việc làm theo chuyên ngành

Việc làm theo ngành

Việc làm theo tỉnh thành