8 nét văn hóa Nhật Bản ai cũng biết


Văn hóa nhật bản đã trải qua hàng nghìn năm hình thành và phát triển, và có những đặc trưng rất riêng mang đậm bản sắc dân tộc. Là sự kết hợp hài hòa giữa hiện đại và truyền thống tạo nên sự khác biệt. Những sự khác biệt này đã làm cho nhiều thần dân nước ngoài biết đến xứ sở mặt trời mọc.

Nét văn hóa Nhật Bản đặc trưng truyền thống được ví như linh hồn của quốc gia, bởi vì nó trường tồn cùng mỗi dân tộc qua cùng năm tháng. Đối với văn hóa Nhật Bản là còn là một biểu tượng về tinh thần. Sau đây mình xin giới thiệu 6 nét đặc trưng của đất nước Nhật

1. Văn hóa Nhật Bản ít bị pha trộn

Mặc dù là một đất nước từng đi xâm chiếm các thuộc địa khác trong chiến tranh thế giới bắt đầu từ năm 1939 và chấm dứt vào năm 1945. Đất nước Nhật bản trước những năm 1945 cũng không bị ảnh hưởng bởi chiến tranh thế giới thứ nhất. Chính vì thế mà nét văn hóa đặc trưng của Nhật Bản mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, ít bị pha trộn với các nước khác. Tuy nhiên, đến nay họ vẫn giữ được nét truyền thống của dân tộc, đúng như ông cha ta thường nói ''hòa nhập chứ không hòa tan''.

NHẬT BẢN

Văn hóa đặc trưng của Nhật Bản mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc

2. Văn Hóa Trà Đạo

Khi nhắc tới trà đạo người ta sẽ thường nghĩ ngay tới người Nhật, trà đạo được coi là một biểu tượng tâm hồn của người Nhật và là điểm nổi bật của văn hóa Nhật. Trà đạo  không chỉ chứa đựng sâu sắc về tâm hồn mà còn về tinh thần của con người xứ sở Phù Tang.

trà đạo

Văn hóa trà đạo Nhật Bản

Người Nhật quan niệm rằng việc uống và thưởng thức trà đạo giúp họ phát triển giá trị tinh thần của bản thân. Do vậy việc uống trà đạo theo đúng nghi lễ truyền thống được tổ chức tại một căn phòng trong một khu vườn có tên là Chaniwa. Ngoài trà đạo người Nhật còn phát triển nét văn hóa đặc trưng của Nhật Bản thông qua ẩm thực trong các món, đặc biệt là chế biến món sushi, chế biến cá hồi.

3. Trang phục truyền thống kimono

Trang phục truyền thống của Nhật Bản là Kimono. Đó là chiếc áo choàng và dùng một vành khăn đủ rộng cuốn chặt giữ cố định vào người mặc, kết hợp cùng nhiều dây đai, dây buộc tóc, có ống tay áo dài và rộng thùng thình. Khi mặc Kimono, nếu là nữ giới tóc sẽ được bới chải rất cầu kỳ tạo nên sức hút về một vẻ đẹp đoan trang và duyên dáng riêng.

kimono

Kimono người Nhật Bản hay mặc các dịp lễ hội      

4. Tinh thần võ sĩ đạo Nhật Bản

Đất nước Nhật bản là một đất nước có tinh thần thượng võ khá cao, hứng chịu nhiều tổn thất từ chiến tranh thế giới thứ hai và thiên nhiên khắc nghiệt tàn phá. Con người Nhật đã rèn luyện cho mình một ý chí kiên trì, bền vững trong công việc, từ đó tinh thần thượng võ như một lí tưởng với lối sống đầy nghị lực, quyết tâm mà người Nhật muốn hướng đến. Và để trở thành một võ sĩ đạo chân chính phải cần có những đức tính này: Ngay thẳng, dũng cảm, nhân từ, lễ phép, tự kiểm soát bản thân, lòng trung thành và danh dự.

5. Văn hóa Nhật Bản trong giao tiếp

Có những nghi thức, quy tắc truyền thống trong giao tiếp mà người Nhật bản bắt buộc ai cũng phải tuân theo. Trước tất cả lời chào họ đều cúi gập người, tùy vào từng tầng lớp, giai cấp, địa vị, mối quan hệ trong xã hội mà có những kiểu chào khác nhau.

6. Lễ hội và phong tục

Lễ hội và phong tục góp phần không nhỏ tạo nên sự đặc trưng trong văn hóa Nhật Bản, thể hiện nếp sống, một xã hội tuy phát triển nhưng vẫn giữ được nền văn hóa truyền thống.

Có thể nói yếu tố làm nên nét văn hóa đặc trưng của Nhật bản là sự giao thoa giữa nét truyền thống và hiện đại tạo nên sự phát triển về con người cũng như xã hội tại Nhật Bản. Đi du lịch Nhật bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên về những nét đặc trưng nơi đây.

7. Văn hóa tắm bồn

お風呂(Ofuro)có nghĩa là tắm bồn, vì vậy chúng ta có thể hiểu đại khái cụm từ này là ngâm mình trong bồn tắm.

Sau một ngày làm việc, học hành mệt mỏi, chúng ta chỉ muốn về ngay ngôi nhà của mình, xối nước cho mát mẻ, thoải mái. Thế nhưng, đối với người Nhật, tắm không chỉ là tắm, mà còn là cả một nét văn hóa. Tắm Ofuro đặc biệt ở chỗ là tất cả mọi thành viên trong gia đình sẽ lần lượt vào đó ngâm mình thư giãn, không được thay nước khác cho tới thành viên cuối cùng. Tất nhiên, trước khi vào bồn tắm, người Nhật đã tắm sạch sẽ, và vào Ofuro chỉ với mục đích ngâm mình thư giãn. Đó chính là lí do ở trong mỗi ngôi nhà Nhật đều có một bồn tắm. Điều này thật sự rất lạ lẫm với người nước ngoài.

Trên thế giới, có rất nhiều nước sử dụng bồn tắm để tắm, ngâm mình. Nhưng sử dụng bồn tắm giống như Nhật Bản thì hầu như không có. Khi nói đến tắm, chúng ta chỉ có thể nghĩ đó là hành động tắm, tắm cho sạch sẽ, tắm để loại bỏ vết bẩn trên cơ thể. Còn đối với người Nhật, tắm bồn là để thư giãn. Phong tục này đã có từ thời xa xưa. Ngày ấy, bồn tắm được làm bằng loại gỗ rất tốt và chắc chắn có tên gọi Hinoki.

Để có thể sử dụng Ofuro phải phụ thuộc rất nhiều vào sự chăm chút của người phụ nữ trong gia đình. Vì sao lại nói như vậy? Bởi vì nước trong bồn, phải giữ nóng từ đêm hôm trước đến hôm sau rồi mới thay. Nước trong bồn lúc nào cũng phải có nhiệt độ từ 38-42 độ. Và phải giữ ấm xuyên suốt như vậy để tất cả mọi người đều được ngâm trong nước cùng nhiệt độ. Điều này quả thật là phụ thuộc hoàn toàn vào bàn tay người phụ nữ. Tuy nhiên, ngày nay, vì khoa học tiến bộ, hiện đại hơn mà việc canh nước trong bồn cho nóng không còn là khó khăn nữa vì đã có bình nước nóng lạnh, và họ có thể điều chỉnh nhiệt độ nước tùy theo ý mỗi người.

Ngày nay, việc mỗi gia đình Nhật Bản còn giữ nét văn hóa tắm bồn rất ít, nhưng vì đã là nét văn hóa, đã gọi là phong tục, thì nó vẫn mãi tồn tại và kéo dài theo thời gian.

8. Văn hóa đi bộ 

Vừa đi vừa ăn - Vừa đi vừa hút thuốc - Vừa đi vừa nói chuyện - Nói chuyện điện thoại lớn tiếng ở nơi đông người được coi là một hành động bất lịch sự và thô lỗ đối với người Nhật vì nó gây phiền hà cho những người xung quanh. Do đó, việc vừa đi bộ vừa nói chuyện phiếm hay nghe điện thoại là một điều rất không hay, người Nhật không thích điều này và cũng không bao giờ làm điều này. Nếu như bạn cần thiết phải nói chuyện điện thoại, hãy tìm một nơi vắng vẻ, riêng biệt và yên tĩnh. Vừa đảm bảo cuộc đối thoại được trọn vẹn, vừa không ảnh hưởng đến người khác mà hơn thế nữa nó cũng giúp bạn tránh được các tai nạn không may trên đường.

đi bộ

Ngay cả ở Việt Nam, việc vừa đi vừa ăn đã bị xem là thiếu lịch sự, thế nhưng mức độ "khiếm nhã" của hành động này ở Nhật Bản lại càng bị đẩy lên cao hơn rất nhiều. Đây được xem là một hành động xấu xí trong mắt người Nhật, chính vì thế những ai muốn sang Nhật hãy đặc biệt chú ý để không mắc phải lỗi văn hóa này nhé.

Xem thêm: Những sai lầm cần tránh khi sống ở Nhật

Hành động khi đi ra ngoài với điếu thuốc đang cháy trong tay đối với người Nhật Bản thì đó là một hành động vô cùng "kỳ cục". Ở một vài vùng miền ở Nhật thì điều đó là bất hợp pháp, thế nên những ai có ý định sang Nhật du lịch hay làm việc thì nên biết điều này để tránh bị khó xử. Trên thực tế thì những người đi bộ ở Nhật Bản khá đông và số lượng người giao nhau tại các ngã tư cũng vì vậy mà rất nhiều, việc vừa đi bộ vừa hút thuốc lá có thể làm cho những người xung quanh bị bỏng. Hay làn khói thải ra sẽ gây phiền hà và ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của những người khác. Tuy nhiên, ở Nhật thì quyền lợi của những người hút thuốc cũng được tôn trọng. Nếu muốn hút thuốc bạn có thể đến các Kitsuen-jo ở gần các nhà ga tàu, trạm xe bus, trung tâm mua sắm…

Đến đây quá nhiều nội dung về Nhật Bản lắm rồi. Vì thế, muốn biết nhiều hơn thì hãy theo dõi Japan IT Works bạn nhé!

Tổng hợp

Japan IT Works



Việc làm theo chuyên ngành

Việc làm theo ngành

Việc làm theo tỉnh thành