Cách thức chào hỏi và các lễ nghi của Nhật Bản


Chào hỏi là một hành động giao tiếp trong đó con người cố tình làm cho học biết sự hiện diện của nhau. Tại Nhật, mọi người rất chú trọng chào hỏi và lễ nghi. Đó là một nét văn hóa truyền thống lâu đời mà chúng ta cần biết để có ấn tượng tốt hơn. Hãy cùng nhau tìm hiểu về văn hóa chào hỏi của người Nhật cùng Japan IT Works hôm nay nhé.

Cúi chào

Trong văn hóa chào ở Nhật Bản, người cúi chào sẽ thể hiện sự cảm kích và kính trọng của mình đối với người được chào bằng cách cúi người từ phần eo trở lên về phía trước. Đây là hành động vô cùng phổ biến và song song với nó, người ta cũng đồng thời nói những câu chào như "Ohayogozaimasu" (chào buổi sáng), "Konnichiwa" (chào buổi trưa) hay những câu nói thể hiện sự biết ơn hoặc tạ lỗi. Dựa vào độ thấp của cái cúi chào mà người ta chia làm 3 kiểu cúi chào chính.

chào

Kiểu "Eshaku" là kiểu chào phổ biến nhất

Kiểu "Eshaku" là kiểu chào phổ biến nhất. Ở kiểu này, người ta cúi đầu và mình xuống khoảng 15 độ. Người ta thường khẽ cúi đầu và chào kiểu "Eshaku" khi tình cờ gặp nhau hoặc khi gặp cấp trên. Dĩ nhiên là trong một số trường hợp chỉ cần dùng lời nói là đủ, nhưng nếu bạn kết hợp thêm cúi chào kiểu "Eshaku" khi nói "Arigatou" (cảm ơn) đối với người đã giúp đỡ bạn, thì bạn sẽ thể hiện được sự biết ơn của mình rõ hơn và lời cảm ơn của bạn sẽ chân thành hơn rất nhiều. Kiểu chào được sử dụng trong các buổi hội họp quan trọng (kinh doanh, làm ăn,...) là kiểu chào "Keirei". Ở kiểu "Keirei" thì người ta sẽ cúi người thấp hơn xuống khoảng 30 độ. Kiểu chào này hay được sử dụng khi bước vào hay rời khỏi phòng họp hoặc khi gặp gỡ khách hàng. Kiểu chào "Saikeirei" là kiểu chào trang trọng nhất khi người chào cúi gập người 45 độ. Cách chào này thường được dùng để thể hiện sự cảm kích hoặc biết lỗi sâu sắc.

Chắp hai tay vào nhau (Gassho)

Hành động áp sát hai lòng bàn tay lại với nhau và đặt trước ngực gọi là "Gassho". Đây là phong tục bắt nguồn từ đạo Phật, nhưng ngày nay ở Nhật Bản nó được dùng thường xuyên trong nghi thức trước và sau bữa ăn. Trước khi ăn, người ta có một tục lệ để bắt đầu bữa ăn là làm hành động "Gassho" này đồng thời nói "Itadakimasu". "Itadakimasu" là một kính ngữ có nghĩa là "được" hay "nhận (quà hoặc vật nào đó)", và nó bày tỏ lòng biết ơn đối với món ăn và người đã chuẩn bị bữa ăn.

"Gassho" là phong tục bắt nguồn từ đạo Phật

Gassho được dùng thường xuyên trong nghi thức trước và sau bữa ăn

Gassho được dùng thường xuyên trong nghi thức trước và sau bữa ăn

Chào tạm biệt!

Trong tiếng Nhật có từ "Sayonara" có nghĩa là chào tạm biệt, nhưng người ta cũng thường nói "bye-bye". "Bye-bye" mang sắc thái ít trang trọng hơn và thường được sử dụng giữa bạn bè với nhau hoặc khi nói với trẻ em. Ở các nước phương Tây, người ta thường có phong tục đưa tay lên và hướng lòng bàn tay ra ngoài, sau đó liên tục đóng mở lòng bàn tay, nhưng ở Nhật Bản thì hơi khác một chút. Người Nhật sẽ vẫy lòng bàn tay qua trái và phải. Khi vẫy chào người ở xa, người ta đưa cánh tay lên cao và vẫy mạnh sang trái và phải để người được chào dễ thấy. Tuy nhiên, kiểu chào Eshaku vẫn phổ biến hơn khi dùng để chào tạm biệt.

Người Nhật sẽ vẫy lòng bàn tay qua trái và phải để chào tạm biệt

Người Nhật sẽ vẫy lòng bàn tay qua trái và phải để chào tạm biệt

Quy tắc sử dụng điện thoại di động

Tỉ lệ người sử dụng điện thoại di động ở Nhật Bản đã tăng lên đến khoảng 90%, và việc sở hữu một chiếc điện thoại di động là cực kỳ cần thiết. Điều này cũng có nghĩa là quy tắc sử dụng di động ở nơi công cộng cũng rất quan trọng. Bạn cần phải cẩn trọng với những điều sau khi ở Nhật Bản.

call

Quy tắc sử dụng di động ở nơi công cộng cũng rất quan trọng

  • Bạn nên chỉnh điện thoại của mình thành chế độ im lặng ở những nơi yên tĩnh như sảnh khách sạn hay nhà hàng để tránh làm phiền những người xung quanh.
  • Bạn nên chỉnh điên thoại của mình thành chế độ im lặng khi đang ở trong Shinkansen (tàu cao tốc), tàu điện và tránh nói chuyện điện thoại trên tàu. Nếu bạn bắt buộc phải nói chuyện điện thoại, bạn nên xuống ở một trạm nào đó và nói ở sảnh đợi tàu. Và bạn cũng nên tắt nguồn điện thoại khi ngồi gần những chỗ ngồi dành cho người được ưu tiên để tránh gây rắc rối cho máy trợ tim và những người bệnh tim (sóng điện thoại ảnh hưởng đến sóng của máy trợ tim).
  • Tắt nguồn điện thoại ở những chỗ công cộng như nhà hát, rạp phim, hay bảo tàng.
  • Luôn luôn tắt nguồn điện thoại ở những nơi cấm như sân bay hay bệnh viện.
  • Không nói chuyện điện thoại khi đang lái xe. Đây là điều cấm kỵ và sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật nếu vi phạm.

Theo camnhannhatban.vn

Ảnh Internet

Japan IT Works



Việc làm theo chuyên ngành

Việc làm theo ngành

Việc làm theo tỉnh thành