10 Điều cần thay đổi khi từ Nhật về Việt Nam để thích ứng lại

22/10/2021

Sau khi học tập và làm việc ở Nhật một thời gian, hẳn là bạn đã quen với nếp sống ở Nhật nên khi về Việt Nam sẽ có những điều cần học lại để thích ứng. Dưới đây là chia sẻ của một bạn từ Nhật về Việt thì cần “cài đặt” lại thói quen gì.

1. Đi bên trái đường

di ben trai duong

Ở Tokyo mình quen đi đường bên trái. Nghĩa là đi bộ cũng bên trái, đi xe đạp cũng bên trái, nên mấy ngày đầu về Việt Nam cứ trái đường mà đi. 

Thỉnh thoảng còn suýt nữa kéo mẹ đi sang bên trái. Nhưng dù sao thì cũng vẫn rất buồn cười khi đi sang trái rồi lại nhảy sang phải như con loi choi trên đường.

2. Mua đồ mặc cả

Bình thường đi mua đồ ở siêu thị hay cửa hàng của các bác Nhật thì giá bao nhiêu sẽ để thế rồi thanh toán sau. Nay đi mua đồ Tết với mẹ, mẹ kiểu phải mặc cả từ 180k còn 100k chậu quất nhỏ nhỏ làm mình thấy mắc cười với chính mình. 

Thực ra mình ngại nhất là mặc cả, vì dù sao cũng là công sức của người bán, họ cảm thấy họ xứng đáng như vậy, mình cũng không muốn kì kèo. Nhưng có nhiều cái họ nói lố quá cũng thấy buồn, đến khi nào thì cái giá mình mua mới là giá thật nhỉ?  

3. Người lạ tốt bụng

Hôm trước mình đi về quê, ngồi uống nước ở quán cạnh một nhà hàng. Chỉ đơn giản là uống nước nụ vối thôi, nhưng bác bán quán hỏi nhà mình đi đâu rồi chỉ đường như thật. Bác ấy bảo là người vùng đó, nên biết đường rõ, muốn chỉ nhà mình đi cho đúng. Mình thì lúc lên xe liền hỏi mẹ là “Mẹ ơi, liệu có lẽ nào là bẫy không ạ?” Mẹ mình cười vào mặt mình nói là “Không có đâuuuu”. 

Ở Nhật, đa phần mọi người ít khi nói chuyện kiểu đưa ra lời khuyên hay bắt chuyện như thế. Chắc cũng tại mình xem phim âm mưu nhiều nên nghe thấy cứ nghi nghi, kiểu trên đường bác ý chỉ sẽ có cướp. Cuối cùng thì nhà mình đến nơi an toàn, còn nhanh hơn hẳn 30 phút. Con cảm ơn bác nhiều, bác ơi.

4. Có những siêu thị vào phải gửi đồ

Lại chuyện đi mua đồ Tết, lần này là đi mua trong siêu thị. Mình đi mua đồ ở chỗ A trước rồi mới vào siêu thị B, lon ton vào xong bị nhắc gửi đồ. Ở Nhật, có mang bao nhiêu túi đồ cũng không có tủ gửi nên xách hết vào. Người ta tin nhau thì không lo. 

Nhưng ở Việt Nam thì khác, có tủ gửi đồ, và cần gửi đồ để bảo đảm không táy máy linh tinh rơi vào túi đồ của mình, nên là có hơi “không quen”.

5. Cẩn thận mất đồ

Chuyện này là từ năm ngoái. Mình đi chơi phố hoa và rồi bị móc điện thoại. Ngồi khóc cả đêm 29 Tết, giờ mới nguôi buồn. Giờ về Việt Nam là kiểu không có mang túi đi linh tinh nữa, tôn chỉ là giấu nhẹm đồ vào túi áo có khóa. 

Nhật không phải không có trộm cướp, chỉ là luôn cho mình cảm giác an toàn bớt sợ mất đồ hơn. Hoặc chưa bao giờ bị móc túi ở Nhật nên chưa biết sợ. Bạn mình thỉnh thoảng vứt ví trong lồng xe qua mấy đêm còn không mất, nên sự cảnh giác có giảm đi chút nhiều.

6. “Nhà mình làm hòm thư đi!!” 

hom thu

Đây là câu mình nói với mẹ mình khi về nhà được mấy ngày. Chuyện là ở Nhật mọi thứ đều gửi về hòm thư nếu có thể, nên mình thường xuyên kiểm tra hòm thư. Thẻ ngân hàng này, thẻ bảo hiểm này, mọi thứ đều chuyển về hòm thư trước/trong nhà hết. 

Về Việt Nam mình mở tài khoản ngân hàng, làm xong mình hỏi chị ở ngân hàng là, “Chị ơi, xong thì 1 tuần nữa có người gửi vào nhà em đúng không ạ?” Xong chị thân thiện trả lời: “Ừ, 1 tuần nữa em ra lấy nhé”.

7. Thuốc lá ở quanh bạn, “khạc nhổ” everywhere 

Đi ra đường mình đi hay ho với bịt mũi suốt. Vì bản thân mình hơi kị mùi thuốc lá. Ở Nhật có một số khu vực quy định hút thuốc thì sẽ có rất nhiều mùi thuốc, nhưng nơi không phải thì không có. Đứng ở đường cũng không phải chạy mùi thuốc mấy. Nhưng về Việt nam mình đang đứng liền ngửi thấy mùi thuốc lá, có chút muốn tháo chạy. Một hôm khác mình đang đi thì liền có một chú đi xe bên cạnh “khạc” một phát, làm mình nhăn như quả táo tàu.

8. Ăn sáng vui vui

“Sáng mai ăn gì con?” Mình cực kỳ thích văn hóa ăn sáng ở Việt Nam. Mỗi sáng đều có thể nghĩ xem hôm nay ăn gì. Đi bộ về là có bao nhiêu là lựa chọn ăn sáng trước khi đi làm đi học. Bánh mì lá ngải này, xôi đậu xanh này, bún cá, bún ốc, bún mọc, miến ngan, một thiên đường đồ bao ngon bao ngầu. 

Nhật thì không được như vậy, quán ăn mở sớm nhất cũng phải 9h – 10h sáng. Đa phần ăn sáng ngoài sẽ ra combini hoặc McDonald để kiếm món gì ăn, nhưng đảm bảo là về độ đa dạng thì thua Việt Nam luôn á.

an cau ky

Thỉnh thoảng đi đoạn nào đông đông phải chen lấn, hay chạm vào người khác trên đường, mình liền bật ra “Sumimasen” (kiểu excuse me/xin lỗi trong tiếng Nhật). Theo thói quen ở Nhật nên toàn bị vậy, nhưng volume đã chỉnh rất bé để đỡ “kì” trong mắt mọi người.   

9. Vài sự tiện lợi

cua hang tien lơi

Ở Nhật, mình muốn đăng ký Wifi cũng mất đến 2-3 tuần mới có thể lắp đặt xong. Về Việt Nam thì trục trặc một chút gọi là ok luôn. Đặt sách trên Tiki hẹn ngày 31 giao tới thì 30 đã tới nơi rồi. Cần thì shipper gọi điện để xem khách hàng ở đâu đưa luôn, cũng khá hay. 

Ở Nhật cần căn đúng giờ shipper đưa hàng đến để ở nhà, không thì sẽ phải đặt “giao hàng lại” hơi tốn thời gian cho cả khách hàng và shipper. Duy chỉ có cái, mình cứ yên tâm 31 giao tới nên 30 không có ở nhà thì cũng hơi không quen với sự “nhanh hơn dự kiến” này.

Việt Nam hay Nhật Bản đều là nơi mình yêu quý. Nơi cắt rốn chôn rau đương nhiên chẳng thể quên. Gọi là “học lại” nhưng thực ra mình cảm nhận sâu sắc hơn sự khác biệt giữa hai nước để trong tương lai mong muốn có thể từ cảm nhận này để đóng góp một chút cho đất nước mình. Có thể có điểm Việt Nam chưa tốt, có thể có điểm Nhật chưa hay, nhưng bức xúc không làm ta vô can, chỉ có hành động mới đưa đến cái kết tốt đẹp. Có những nét đẹp đáng trân trọng và tôn vinh thì càng nên giữ gìn và quảng bá. 

Theo yendtm.com

Japan IT Works 



Việc làm theo chuyên ngành

Việc làm theo ngành

Việc làm theo tỉnh thành