Các thủ tục để từ Nhật nhập cảnh vào Việt Nam mùa dịch

21/10/2021

Bạn muốn hồi hương hay sang Việt Nam bắt đầu sự nghiệp? Vậy bạn có nắm được những thủ tục trước và sau khi nhập cảnh vào Việt Nam từ Nhật Bản dưới đây chưa?

1. Các thủ tục trước khi nhập cảnh vào Việt Nam

(1) Thu xếp cơ sở cách ly (khách sạn) và chuyến bay

(2) Nộp đơn xin và được cấp phép nhập cảnh.v.v.

Doanh nghiệp nơi người nhập cảnh làm việc tại Việt Nam thu xếp chuyến bay và cơ sở cách ly (khách sạn) đồng thời tiến hành thủ tục để được cấp phép sau đây Thủ tục cụ thể có thể khác nhau tùy theo tỉnh thành địa phương.

➀ Phê duyệt của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành quản lý nơi đặt trụ sở của doanh nghiệp mà người nhập cảnh làm việc tại Việt Nam,

➁ Hướng dẫn cách ly của chính quyền tỉnh, thành quản lý nơi đặt cơ sở cách ly và

➂ Cấp phép nhập cảnh của Cục quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an.

(3) Xin cấp visa

Người chưa có TRC hoặc Visa có hiệu lực sau khi làm thủ tục (1) và (2) ghi trên, nộp đơn xin và được Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản hoặc Lãnh sự quán Việt Nam tại Nhật Bản cấp visa.  

(4) Xác nhận loại hình bảo hiểm tham gia

bao hiem tham gia

Trường hợp sau khi nhập cảnh, kết quả xét nghiệm PCR.v.v. dương tính thì người nhập cảnh được cách ly điều trị cho đến khi khỏi bệnh tại bệnh viện do cơ quan chức năng của Chính phủ Việt Nam chỉ định, chi phí cần thiết sẽ do người nhập cảnh tự gánh vác. 

Vì vậy đề nghị người nhập cảnh cân nhắc tham gia trước “Bảo hiểm du lịch” và “Dịch vụ y tế (phiên dịch y tế, tư vấn, vận chuyển cấp cứu v.v…)” dành cho COVID-19 và có thể chi trả được tại Việt Nam. 

(5) Xét nghiệm PCR trước khi nhập cảnh.v.v.

Cơ quan chức năng của Chính phủ Việt Nam yêu cầu người nhập cảnh phải xét nghiệm PCR trong vòng 3 ngày trước ngày nhập cảnh vào Việt Nam

(6) Khai báo y tế

Cơ quan chức năng của Chính phủ Việt Nam yêu cầu người nhập cảnh có nghĩa vụ khai báo y tế trực tuyến trong vòng 24 tiếng trước khi nhập cảnh (tại đường link).

Xin hãy lưu ý (1) chọn đúng sân bay đến, (2) nhập tên bằng ký tự alphabet, (3) nhập chính xác số hộ chiếu, chuyến bay, số ghế ngồi, nơi đến, điện thoại liên hệ trong trường hợp khẩn cấp, (4) không khai báo y tế trực tuyến quá 24 giờ trước khi nhập cảnh.

(7) Những điểm lưu ý trước và trong khi nhập cảnh vào Việt Nam

  • Hạn chế ra ngoài khi không cần thiết hay không có việc gấp, không đi nước ngoài và tự giữ gìn sức khỏe bản thân.
  • Có bệnh mãn tính v.v.thì nên trao đổi trước với bác sĩ và cũng nên xin giấy chẩn đoán bệnh bằng tiếng Anh nếu cần. Ngoài ra, người nhập cảnh cần lưu ý phòng chống lây nhiễm khi đến và rời cơ sở y tế để xin cấp giấy xác nhận âm tính.v.v.  
  • Cân nhắc dừng nhập cảnh vào Việt Nam khi nhận thấy bản thân có khả năng bị nhiễm COVID-19 cao như trường hợp cảm thấy có dấu hiệu bất thường về sức khỏe như sốt, có triệu chứng của đường hô hấp, đau họng, rối loạn vị giác, hoặc trường hợp xác nhận có ca lây nhiễm ở xung quanh như nơi làm việc, nhà ở v.v.
  • Thực hiện các biện pháp phòng dịch thích hợp (đeo khẩu trang, tránh tập trung, sát khuẩn tay.v.v.) khi ở trong xe ô tô di chuyển đến sân bay, tại sân bay đi, bên trong máy bay,...

(8) Tiêm vắc xin

tiem vac xin

Ở Việt Nam, tại thời điểm hiện tại, do số lượng vắc xin không đủ nên những người có nguyện vọng tiêm vắc xin chưa thể được tiêm ngay. Nên có nguyện vọng nhập cảnh vào Việt Nam trong thời gian tới hãy tiêm đủ liều vắc xin tại cơ sở tiêm chủng trước khi nhập cảnh.

2. Các thủ tục sau khi nhập cảnh

(1) Sau khi đến sân bay

  1. Xuất trình và xác nhận nội dung giấy xác nhận xét nghiệm PCR.v.v. âm tính
  2. Kiểm tra nhập cảnh
  3. Lấy hành lý
  4. Hải quan: Người nhập cảnh có gửi hành lý riêng (chủ yếu bằng đường biển) hoặc đem theo nhiều tiền mặt cần nộp “Tờ khai Hải quan”.
  5. Di chuyển đến cơ sở cách ly: Người nhập cảnh chờ cán bộ kiểm dịch hướng dẫn, di chuyển đến cơ sở cách ly bằng xe buýt chuyên dụng.v.v. do cơ sở cách ly chuẩn bị theo lối đi riêng. Người nhập cảnh được yêu cầu mặc quần áo bảo hộ toàn thân khi di chuyển. Có trường hợp phun thuốc khử khuẩn hành lý xách tay trước khi di chuyển đến cơ sở cách ly.  

 khu khuan

(2) Cách ly 14 ngày

(Lưu ý) Ngày 4/8/2021, Bộ Y tế đã ban hành công văn quy định thời gian cách ly tập trung là 7 ngày và sau đó theo dõi sức khoẻ trong 7 ngày đối với những người đã tiêm vắc xin đáp ứng một số điều kiện nhất định, tuy nhiên công văn này vẫn chưa được áp dụng.

  • Cơ sở cách ly: Trong thời gian lưu trú tại cơ sở cách ly, người nhập cảnh không được ra khỏi phòng và theo dõi sức khỏe của bản thân trong suốt thời gian cách ly.
  • Xét nghiệm PCR: Về nguyên tắc, xét nghiệm PCR được thực hiện ít nhất 3 lần trong thời gian cách ly (ngày đầu, ngày thứ 7 và ngày thứ 14). Tuy nhiên, thời điểm và số lần xét nghiệm tùy thuộc vào khu vực quản lý cơ sở cách ly. Đôi khi cơ quan chức năng không thông báo kết quả xét nghiệm trong trường hợp kết quả xét nghiệm là âm tính.
  • Khi nhận kết quả xét nghiệm dương tính: Khi nhận kết quả xét nghiệm PCR dương tính, người nhập cảnh sẽ nhập viện và cách ly chữa bệnh tại cơ sở y tế do Chính phủ Việt Nam chỉ định cho đến khi khỏi bệnh.  
  • Khi có vấn đề về sức khỏe: Mỗi ngày người nhập cảnh sẽ được xét nghiệm thân nhiệt 2 lần. Trong trường hợp thân nhiệt cao trên 37,5 độ, có trường hợp được chuyển đến bệnh viện tại địa phương do tỉnh, thành phố chỉ định dù cho kết quả xét nghiệm PCR là âm tính.
  • Kết thúc thời gian cách ly: Sau khi kết quả các lần xét nghiệm PCR theo quy định đều âm tính và kết thúc thời gian cách ly, cơ quan chức năng của Chính phủ Việt Nam sẽ cấp “Giấy chứng nhận hoàn tất thời gian cách ly” hoặc “Giấy chứng nhận âm tính”.

(3)  Sau khi hoàn tất thời gian cách ly (thời gian theo dõi sức khỏe) 

Trong thời gian theo dõi sức khỏe, về nguyên tắc người nhập cảnh không được ra khỏi nhà, nơi lưu trú. Theo Công điện, nếu bắt buộc ra khỏi nhà, nơi lưu trú vì công việc hoặc mục đích cần thiết khác thì phải bảo cho công an, y tế địa phương. Việc áp dụng quy định này khác nhau tùy khu vực sinh sống.

Trường hợp ra khỏi nhà, nơi lưu trú, ngoài việc đeo khẩu trang, sát khuẩn tay, giữ khoảng cách, tránh tập trung, thông thoáng không khí, tự theo dõi sức khỏe bản thân, ghi chép danh sách người tiếp xúc gần, người nhập cảnh cần tránh tiếp xúc với người xung quanh và hạn chế đi đến những nơi đông người.

Thực hiện xét nghiệm PCR vào ngày thứ 7 tính từ ngày kết thúc cách ly tập trung. Trường hợp người nhập cảnh cảm thấy có bất thường về sức khỏe như sốt, có triệu chứng của đường hô hấp, đau họng, rối loạn vị giác thì đề nghị nhanh chóng điện thoại liên hệ tới cơ quan y tế, công ty cung cấp dịch vụ y tế, Bộ Y tế và đường dây nóng của CDC v.v. Khi đó, quan trọng là phải nêu rõ mình đang trong thời gian 7 ngày sau khi hoàn tất cách ly.

tinh hinh covid

Trên đây chúng tôi đã tổng hợp về các thủ tục trước và sau nhập cảnh vào Việt Nam. Tuy nhiên, nội dung có thể thay đổi tùy vào tình hình lây nhiễm COVID-19 của địa phương. Chúc bạn nhập cảnh thuận lợi tại Việt Nam trong mùa dịch này nhé!

Tổng hợp

Japan IT Works 



Việc làm theo chuyên ngành

Việc làm theo ngành

Việc làm theo tỉnh thành