Tương lai của việc làm - thời thế của những đổi thay (Phần 1)


Bạn có bao giờ thắc mắc về những sự thay đổi trong cách ngành nghề trong tương lai? Vậy cụ thể nó là gì? Những lớp trẻ sẽ đương đầu với nó như thế nào? Hãy cùng Japan IT Works tìm hiểu nhé!

Trong phần này chúng ta cùng đi vào thị trường việc làm toàn cầu. Có câu như sau:

"Hiện tại bây giờ rồi cũng sẽ thành quá khứ

Trật tự sẽ nhanh chóng bị phai mờ

Và những thứ đứng đầu của hiện tại rồi cũng sẽ xếp cuối

Gửi đến thời đại của những sự đổi thay”                                                                                 

The Times They Are a-Changin - Bob Dylan

Thật không phải ngẫu nhiên khi mà bài hát nổi tiếng mang tên “The Times They Are a-Changin” của Bob Dylan,lại xuất hiện trong đầu tôi, khi tôi đang tìm kiếm những ý tưởng để viết về tầm nhìn của thị trường việc làm trong tương lai. Chúng ta đang sống trong một xã hội thay đổi một cách chóng mặt. Và những thay đổi đó diễn ra rất nhanh chóng và cực kì ấn tượng.

Cách đây không lâu hơn 15 năm về trước, mọi người thường nghĩ rằng sẽ giữ một công việc trong suốt khoảng thời gian sự nghiệp của họ. Nhưng ngày nay, bạn có thể đột ngột bị sa thải và bị thay thế bởi một mảng công nghệ khác hoặc bởi một nhân viên mà ít kinh nghiệm hơn nhưng chuyên về công nghệ hơn. Công nghệ đang dần dần xâm nhập và cách mạng hóa mọi ngóc ngách của các ngành công nghiệp. Các nhà giao dịch trong các viện tài chính sẽ được thay thế bằng các thuật toán và những giao dịch được vận hành tự động. Còn các nhà khoa học xã hội thì sẽ mã hóa và lập trình cho các nghiên cứu định lượng của họ. Ngành marketing sẽ hoạt động trên các nền tảng ảo mang tính trực tuyến. Những lớp học trực tuyến sẽ trở nên phổ biến hơn, và các doanh nghiệp đã áp dụng phong cách làm việc tại nhà thay thế cho kiểu làm việc truyền thống. Những gì chúng ta đang trải qua và chứng kiến chính là “Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư”. Nó được xây dựng dựa trên nền tảng của cuộc Cách mạng công nghiệp trước đó, và “tiêu biểu chính là sự kết hợp của công nghệ, cái đang làm mờ đi ranh giới giữa các lĩnh vực vật lý, kỹ thuật số và sinh học”[1]. Những nét đặc trưng của cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ tư sẽ mang lại những tác động mang tính quyết định đến việc làm trong tất cả các ngành công nghiệp.Những công việc chúng ta biết và quen thuộc ngày nay có lẽ sẽ không còn tồn tại trong mười năm tới, và những công việc chúng ta thậm chí không nghĩ tới, thì lại trở nên phổ biến và có nhu cầu cao trong tương lai.

Mặc dù hiện tại tôi không tự nhận mình là một nhà kinh tế học, những kinh nghiệm làm việc và trình độ học vấn trong tôi lại ảnh hưởng rất nhiều đến tôi. Và nó gợi cho tôi sự tò mò muốn tìm tòi khám phá những ý đồ để hình dung lên cách mà thị trường việc làm đang hoạt động và thay đổi trong thời đại không chắc chắn và luôn thay đổi nhanh chóng này. Đây là một loạt các bài đăng bao quát liên quan đến cả thị trường việc làm toàn cầu lẫn thị trường việc làm trong nội địa.

 [1] Klaus S. (2016, Jan 14), The Fourth Industrial Revolution: what it means, how to respond. 

Trích từ https://www.weforum.org/agenda/2016/01/the-fourth-industrial-revolution-what-it-means-and-how-to-respond/

Thị trường việc làm trên toàn cầu

Để phản ánh những thay đổi mà làn sóng tiến bộ công nghệ của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang lại cho thị trường việc làm, thì cần phải có một cuộc phân tích đa chiều, với những bằng chứng cụ thể. Nhìn chung thì những đột phá về mặt công nghệ của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ nhanh chóng làm xoay chuyển ranh giới, thay thế những công việc thủ công, lao động bởi sức người thành các công việc vận hành bởi máy móc và các thuật toán. Và kéo theo rằng thị trường lao động toàn cầu sẽ chuyển đổi để phản ánh những chuyển đổi đó. Vì vậy, tôi quyết định xem xét thị trường việc làm toàn cầu dưới ba khía cạnh: số lượng người tìm việc trong tương lai, những vị trí công việc được thuê và các kỳ vọng trong tương lai sắp tới. Sự thay đổi cơ cấu ở những người tìm việc trong tương lai có thể dễ dàng nhận thấy bởi sự thay đổi trong số lượng bằng cử nhân ở các cơ sở giáo dục.

Hiện tại thì Mỹ được chọn là dân số đại diện vì có nền giáo dục tiên tiến và mang định hướng công nghiệp nhất.

Hiện tại thì Mỹ được chọn là dân số đại diện vì có nền giáo dục tiên tiến và mang định hướng công nghiệp nhất.

(Nguồn: National Center for Education Statistics. (2020). Digest of Education Statistics 2019 [Data file]. Trích từ https://nces.ed.gov/programs/digest/d19/tables/dt19_322.10.asp)

Những thông số dữ liệu này được tổng hợp từ sáu lĩnh vực chính: Kinh doanh, Khoa học máy tính, Giáo dục, Kỹ thuật, Chăm sóc sức khỏe và Khoa học xã hội. Trong khi các nghiên cứu về Kinh doanh và Khoa học xã hội là những lựa chọn phổ biến, thì số lượng sinh viên chọn những lĩnh vực này lại đang giảm dần. Trái ngược với điều này, thì dường như mọi sự quan tâm lại đổ về lĩnh vực liên quan đến công nghệ như khoa học máy tính, kỹ thuật, chăm sóc sức khỏe và công nghệ sinh học, những cái mà vẫn đang liên tục tăng trưởng không ngừng với tốc độ hai con số.

Những thay đổi trong bối cảnh giáo dục phản ánh những thay đổi mang tính cơ cấu trong các doanh nghiệp và xã hội. Khi cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư bùng nổ, các công nghệ mới và mới nổi nhanh chóng được các công ty áp dụng để đạt được mức hiệu quả tốt hơn trong cả sản xuất và tiêu dùng, xâm nhập vào các thị trường mới và cạnh tranh để tranh giành cứ địa tiêu dùng toàn cầu, được tạo ra bởi "những cư dân bản địa" trong giới kỹ thuật số. Do đó, những người tìm việc, hiện đang phải đối mặt với thách thức yêu cầu cả về công nghệ lẫn kỹ năng mới, và điều này trái lại lại được phản ánh bởi nhu cầu ngày càng tăng đối với các chuyên ngành định hướng công nghệ.

Dựa theo những triển vọng ngắn hạn dành cho thị trường việc làm, do Diễn đàn Kinh tế Thế giới khảo sát, thì những nhu cầu việc làm đang chuyển dần từ các vị trí mang tính chất truyền thống sang những việc làm sáng tạo và thiên về kỹ thuật hơn. Cụ thể hơn nữa, thì sẽ thấy rằng, các công ty được khảo sát đều mong muốn giảm dần những nhu cầu tìm việc ở các vị trí "Cổ cồn trắng" thông thường, nơi mà những thủ tục công việc đều dựa trên các thông lệ và có yêu cầu trình độ kỹ năng tối thiểu như Nhập liệu, Kế toán và Biên chế, Thư ký, Kiểm toán viên, Giao dịch viên ngân hàng và Thu ngân. Những vị trí đầu vào này dự kiến ​​sẽ rất dễ bị ảnh hưởng bởi những tiến bộ công nghệ mới và sẽ bị thay thế bởi tự động hóa và trí thông minh nhân tạo.

Ngành nghề

Những ngành nghề đóng vai trò quan trọng và không quan trọng trong tương lai

Trong tương lai gần, các công ty dự kiến ​​sẽ mở rộng hoạt động kinh doanh và lực lượng lao động ở các vai trò mới đề cao về mặt năng suất, cũng như tích hợp tích cực các công cụ phân tích thị trường và người dùng trong các mô hình kinh doanh để làm hài lòng thị hiếu không ngừng thay đổi của người tiêu dùng. Do đó, phân tích dữ liệu lớn của thị trường và người dùng, thị trường hỗ trợ ứng dụng và web, tiếp thu máy móc kỹ thuật, thực tế ảo tăng cường đều được dự báo là có nhu cầu cao và sẽ xảy ra thiếu hụt nguồn nhân lực trong những năm tới. Những vai trò như Chuyên gia AI và máy móc, Chuyên gia dữ liệu lớn, Chuyên gia tự động hóa quy trình, Nhà phân tích bảo mật thông tin từng là những khái niệm xa lạ, nay đã trở thành những chuẩn mực bình thường trong xã hội luôn thay đổi của chúng ta. Xu hướng dịch chuyển được tiếp tục cụ thể hóa bằng những dữ liệu quá khứ về các vị trí được tuyển dụng. Tiếp thị kỹ thuật số và các nghề liên quan đến tài năng đều chiếm ưu thế trong hạn ngạch các vị trí có xu hướng tuyển dụng gia tăng, song song với các vị trí về chuyên gia tiếp thị và kỹ thuật phần mềm như Nhà phân tích dữ liệu, Nhà thiết kế trải nghiệm người dùng và Chuyên gia nhân sự.

ngành nghề

Những thay đổi trong các ngành nghề

Những thay đổi trong cơ cấu của xã hội và thị trường lao động do Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang lại đều rất to lớn. Sự chuyển mình của lực lượng lao động dự là sẽ không còn xa nữa, mà sẽ xảy ra nhanh chóng như là một thiết yếu. Về mặt quản lý, thì xu hướng dịch chuyển trong lực lượng lao động sẽ thay thế một số lao động, đồng thời tạo cơ hội mới cho những người khác. Còn về ngắn hạn, thì nó sẽ tạo ra một lượng thất nghiệp tạm thời. Nếu được quản lý đúng cách, thì những chuyển đổi này có thể mở ra một kỷ nguyên mới về những việc làm mới và tiêu chuẩn cuộc sống tốt hơn cho tất cả mọi người, nhưng nếu quản lý sai, thì nó sẽ gây ra lượng thất nghiệp đáng kể, gia tăng khoảng cách kỹ năng, bất bình đẳng và phân cực. Để tránh những viễn cảnh như vậy, buộc các doanh nghiệp và chính phủ đóng phải vai trò tích cực trong việc hỗ trợ định hình lại và định hướng thị trường lao động.

Trong bài tiếp theo, tôi muốn trao đổi về thị trường lao động Việt Nam, kết hợp với xu thế lớn của thế giới. Dự là sẽ liên quan đến cấu trúc thị trường hiện tại, trình độ kỹ năng, nhu cầu việc làm và nguồn cung.

Theo vi.graspvietnam.com

Đặng Trân dịch

Japan IT Works



Việc làm theo chuyên ngành

Việc làm theo ngành

Việc làm theo tỉnh thành