Tương lai của việc làm - thời thế của những đổi thay (Phần 2)


Bạn có bao giờ thắc mắc về những sự thay đổi trong cách ngành nghề trong tương lai? Vậy cụ thể nó là gì? Những lớp trẻ sẽ đương đầu với nó như thế nào? Hãy cùng Japan IT Works tiếp túc tìm hiểu về thị trường làm việc tại Việt Nam sau Phần 1 - thị trường thế giới nhé!

Rõ ràng rằng những thay đổi do Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư mang lại đang diễn ra nhanh chóng và đầy ấn tượng. Và sự thật là những thay đổi đó đã ảnh hưởng và sẽ tiếp tục định hình lên thị trường lao động nội địa trong khoảng tương lai không xa. Tiếp tục nội dung bài trước, thì tôi có nói tới là thị trường Việt Nam được phân tích là có liên kết với xu thế lớn toàn cầu.

Thị trường lao động Việt Nam

Thị trường lao động Việt Nam tiêu biểu là một thị trường chủ yếu dành cho giới trẻ với phần lớn là những người tìm việc năng động thuộc nhóm tuổi dưới 20 và 30. Dựa theo số liệu khảo sát mới nhất của Tổng cục thống kê cho thấy là dân số hiện tương đối trẻ, với số dân dưới 15 tuổi chiếm 23,9% tổng dân số và những người được xếp vào nhóm “trẻ” từ độ tuổi 15 đến 34 hiện chiếm 28,4% phần trăm tổng số. Tổng dân số trong độ tuổi lao động chiếm 66,1% dân số, điều này tạo nên một hiện tượng năng động là mỗi người phụ thuộc đều được hỗ trợ về mặt tài chính bởi nhiều hơn hai người. Việc này được Liên hiệp quốc mệnh danh là “cơ cấu dân số vàng” và dự kiến ​​sẽ kéo dài trong hơn hai thập kỷ. Giai đoạn đặc biệt này sẽ đại biểu cho Việt Nam rằng hiện Việt Nam có thể có cơ hội “vàng” để phát triển kinh tế - xã hội.

lao động việt nam

Dân số và độ tuổi lao động của Việt Nam

Tỷ lệ tham gia lao động ở Việt Nam trung bình là 77,6% trong 10 năm qua, đạt mức cao nhất là 78,4% vào năm 2014 nhưng giảm dần vào năm 2019. Tỷ lệ thất nghiệp rất ổn định trong suốt thời gian qua, và dao động quanh mốc 2%, có khả năng đóng góp cho thời kỳ tăng trưởng kinh tế tốt và thị trường lao động ổn định. Mặc dù thất nghiệp không phải là một vấn đề nghiêm trọng đối với Việt Nam, nhưng bản chất của công việc ở Việt Nam là tự cung tự cấp và thu nhập trực tiếp thì rất ít.

tỉ lệ tham gia lao động

Tỷ lệ tham gia lao động tương đối cao ở Việt Nam

Tỷ lệ tham gia lao động hiện là thước đo lực lượng lao động hiệu quả của nền kinh tế và là tập hợp con của số lượng dân số có việc hoặc đang tìm kiếm việc làm, và được phân chia theo tổng số dân trong độ tuổi lao động không được hợp pháp hóa. Tỷ lệ này tương đối cao ở Việt Nam, so với con số trung bình khoảng 65% trên toàn thế giới. Điều này có thể là do trình độ ngày càng cao của phụ nữ tham gia vào lực lượng lao động, nhưng cũng có thể là do số lượng thanh niên muốn học lên cao thấp.

Đáng ngạc nhiên là số lượng lực lượng lao động nữ ở Việt Nam ngày càng tăng, thậm chí còn vượt xa các nền văn minh phương Tây, đây rõ ràng là một dấu hiệu vô cùng tích cực lẫn trong bình đẳng giới và trong thu nhập, cùng với sự đa dạng và hiệu quả của nền kinh tế. Tuy nhiên, con số không đầy đủ của những người tìm kiếm trình độ giáo dục đại học, cho thấy một bức tranh khác về nền kinh tế của chúng ta. Trong khi những người trẻ ngày nay đều trang bị cho mình những kỹ năng cơ bản, thì trình độ học vấn nhìn chung của toàn bộ lực lượng lao động lại khá thấp.Thị trường lao động của chúng ta vẫn chủ yếu dựa vào nông nghiệp gia đình, doanh nghiệp hộ gia đình, hoặc lao động không được cắt giảm. Việc thiếu các kỹ năng cao cấp và năng lực áp dụng nó, sẽ cản trở sự phát triển của các lĩnh vực đòi hỏi kiến thức chuyên sâu, các ngành công nghiệp dịch vụ và tự động hóa.

Nông lâm ngư nghiệp chiếm lực lượng lao động lớn

Nông, lâm, ngư nghiệp vẫn chiếm lớn nguồn lao động nhất cả nước

Sự mất cân đối trong nền kinh tế Việt Nam với cơ cấu thị trường lao động có thể nhìn thấy rất rõ ràng. Trong khi những khu vực như nông, lâm, ngư nghiệp đều đang giảm dần trong những năm gần đây, thì khu vực này vẫn là khu vực lớn nhất và chiếm đến 34,5% tổng thị trường lao động. Kéo theo đó là sự chuyển dịch từ người làm nông, lâm, ngư nghiệp sang sản xuất, buôn bán hàng rong và thương nhân ở chợ. Ba lĩnh vực này chiếm tới gần 70% số lượng người lao động và dự không thay đổi trong khoảng thời gian này. Sự thay đổi này được thúc đẩy bởi các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI) của chính phủ và quá trình đô thị hóa của các thành phố lớn. Nói tóm lại, mọi người đã từ bỏ những công việc truyền thống ở nông thôn, để làm việc cho các nhà máy thuộc sở hữu nước ngoài, hoặc chuyển đến các thành phố lớn để làm nghề bán hàng rong. Mặc dù thu nhập nhìn chung đạt khía cạnh tích cực, nhưng lao động trong các lĩnh vực này vẫn được coi là lực lượng lao động có trình độ năng lực thấp và sử dụng nhiều lao động. Cuốn theo những thay đổi do Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư mang lại, chủ yếu tập trung vào thị trường kỹ thuật số, công nghệ, AI và tự động hóa, nên chắc chắn rằng những công việc truyền thống rất dễ bị ảnh hưởng bởi những tiến bộ công nghệ mới và dễ rơi vào quên lãng. Trong khi các công việc tri thức đang dần du nhập vào Việt Nam, thì tiến độ phát triển vẫn còn chậm và không ổn định. Các công việc có trình độ kỹ năng trung bình và cao như IT và truyền thông, chuyên gia tài chính, bán hàng và tiếp thị, chuyên gia quan hệ công chúng, kỹ thuật lại đóng vai trò không nhỏ trong các hoạt động của nền kinh tế nói chung. Thậm chí ở trong những khu vực đó, lượng lao động Việt Nam vẫn nghiêng về các vị trí mà có đầu vào yêu cầu các trình độ kỹ năng tối thiểu, và các công việc dựa trên thông lệ như Nhập liệu, Kế toán, Thư ký, Giao dịch viên ngân hàng và Thu ngân.

vị trí

Sự phát triển của những vị trí các ngành nghề

Khuynh hướng này không phù hợp với dự báo của Diễn đàn Kinh tế Thế giới. Dựa theo đó, thì triển vọng ngắn hạn cho thị trường việc làm toàn cầu phải là: lực lượng lao động sẽ dần chuyển từ các vị trí truyền thống sang các công việc kỹ thuật và mang tính sáng tạo hơn. Hai ngành duy nhất được dự báo là có nhu cầu cao trong tương lai không xa, và sẽ xuất hiện trong bảng xếp hạng là Marketing và IT - Phần mềm, nhưng đều được xếp ở hai vị trí cuối cùng. Phần còn lại của các kỹ năng và khả năng ứng dụng nhìn chung hiện tại của lực lượng lao động dự kiến ​​sẽ bị suy giảm hoặc bị thay thế bởi AI và tự động hóa. Hay nói cách khác, thì lực lượng lao động hiện tại của chúng ta đang tụt hậu về trình độ kỹ năng và cần phải có nỗ lực đáng kể để bắt kịp và áp dụng xu thế toàn cầu. Tóm lại, thị trường lao động Việt Nam đã cho chúng ta thấy được một số những tiêu điểm đáng quan tâm như là: lực lượng lao động trẻ và luôn ở trạng thái sẵn sàng trong giai đoạn chuyển đổi sang thị trường lao động có trình độ tay nghề cao hơn, năng suất và thu nhập cao hơn. Sự chuyển đổi này phần lớn chịu ảnh hưởng của các yếu tố nước ngoài như FDI hoặc sự chuyển mình của lực lượng lao động mang tính tự nhiên do đô thị hóa xảy ra. Vì vậy, đa số mọi người vẫn sẽ còn ở tình trạng thiếu thốn trình độ học vấn, kỹ năng và đào tạo. Tuy nhiên, mặc cho sự dịch chuyển ở thị trường việc làm có trình độ kỹ năng cao đang diễn ra, thì tốc độ diễn ra của nó rất chậm, và có độ trễ tụt hậu khá xa so với xu thế toàn cầu. Không có gì nhầm lẫn khi nói cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang ảnh hưởng đến Việt Nam. Tuy nhiên, nếu thị trường lao động hiện tại vẫn trạng thái như hiện tại, thì chắc chắn không nghi ngờ rằng sẽ dẫn đến chênh lệch khá lớn về cung cầu lao động, và hệ lụy kéo theo là thời kỳ thất nghiệp tăng cao, cùng với nền kinh tế ngày càng kém ổn định hơn. Lúc này tôi nghĩ các công ty và chính phủ phải đưa ra hướng dẫn và giải pháp thích hợp.

Qua những số liệu nói trên, chúng ta đã nắm được phần nào về xu thế của thời đại sẽ luân chuyển theo hướng nào. Từ đó, có thể định hướng được nghề nghiệp tương lai của bản thân phải không nào?

Theo vi.graspvietnam.com

Japan IT Works



Việc làm theo chuyên ngành

Việc làm theo ngành

Việc làm theo tỉnh thành