Tất tần tật về CNTT tại Nhật Bản (P1)


Ngành Thông tin và Truyền thông là một trong những ngành công nghiệp quan trọng đối với sự tăng trưởng công nghiệp của Nhật Bản. Bên cạnh đó, trong bối cảnh xuất hiện nhiều công nghệ và dịch vụ mới như Dữ liệu lớn hay Internet Vạn vật, v.v… thì không chỉ ngành Thông tin và Truyền thông mà trong tất cả các ngành công nghiệp, việc tăng cường áp dụng và đa dạng hóa việc sử dụng CNTT đang tiến triển, tầm quan trọng của nguồn nhân lực CNTT đang ngày một tăng cao.

Trước tình hình ngành CNTT đang tiến triển, chính phủ Nhật Bản đang chào đón các du học sinh và nguồn nhân lực CNTT làm việc tại Nhật Bản đến từ các nước trên thế giới. Nguồn nhân lực nước ngoài làm việc tại Nhật Bản gia tăng hàng năm, đến thời điểm năm 2019 đã có đến 1.660.000 người nước ngoài làm việc tại Nhật Bản. (Trong đó, ngành Thông tin và Truyền thông là 67.540 người).

Tình trạng tuyển dụng người nước ngoài

Nguồn: Danh sách tình trạng khai báo “Tình trạng tuyển dụng người nước ngoài”

Bài này gồm có 2 phần, bao gồm: Nhật Bản và xu hướng ngành CNTT tại Nhật Bản; Quy trình và những kinh nghiệm làm việc tại Nhật. Trong phần này Japan IT Works xin chia sẻ cho các bạn về  Nhật Bản và xu hướng ngành CNTT tại Nhật Bản. 

Nhật Bản là một quốc gia chắc hẳn ai cũng biết về vị trí địa lý cũng như những thành tựu gây tiếng vang và tự hào của châu Á. Năng lực công nghệ cao đáng tự hào trên thế giới. Nhật Bản - đất nước công nghệ khoa học dung hòa giữa con người và công nghệ. Nhật Bản xếp hạng 3 thế giới trong bảng xếp hạng GDP, và còn là “quốc gia tập trung các doanh nghiệp toàn cầu từ khắp thế giới” sau Hoa Kỳ, Trung Quốc. Ngoài ra, các nền kinh tế địa phương của Nhật Bản có mức GDP của một quốc gia, số lượng các doanh nghiệp đang nỗ lực giải quyết vấn đề xã hội bằng cách sử dụng ICT dù là ở thành thị hay địa phương. 

Nhật Bản, cường quốc về công nghệ như thế còn được biết đến là một đất nước dễ sống, đất nước hòa bình chứ không chỉ về tiêu chuẩn công nghệ cao. Những người nguồn gốc nước ngoài đến thăm viếng, lưu trú hoặc đang sống tại Nhật Bản đều cảm nhận được sức hấp dẫn của Nhật Bản ở nhiều phương diện như “tính an toàn cao”, “thiên nhiên phong phú”, “công nghệ tiên tiến phát triển” v.v…. 

Hơn thế nữa, trong số “du học sinh ở Nhật Bản, người lao động tại Nhật Bản, vừa là cựu du học sinh và vừa là lao động tại Nhật Bản” thì khoảng 80% đều trả lời “khuyến khích bạn bè ở nước mình làm việc tại Nhật Bản”, có thể thấy được có nhiều người nước ngoài cảm nhận được sự hấp dẫn trong việc làm việc tại Nhật Bản. 

Xếp hạng của Nhật Bản:

Hạng 3: Bảng xếp hạng số lượng nộp đơn cấp bằng sáng chế 

Hạng 3: Bảng xếp hạng các quốc gia có ảnh hưởng tích cực đến thế giới 

Hạng 6: Bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh quốc tế

Hạng 12: Bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh CNTT

Các nhà khoa học nhận giải Nobel chính của Nhật những năm gần đây (Liên quan Công nghệ Khoa học):

Ông Yoshino Akira (Giải Nobel Hóa học)

Ông Yoshino Akira (Giải Nobel Hóa học)

Năm 2019 Ông Yoshino Akira (Giải Nobel Hóa học) Phát triển pin lithium được sử dụng rộng rãi như điện thoại thông minh, xe hơi chạy bằng điện v.v… Được đánh giá cao trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng của xã hội di động không nhiên liệu hóa thạch, nhận giải Nobel Hóa học.

Ông Honjo Tasuku (Giải Nobel Sinh lý học - Y học)

Ông Honjo Tasuku (Giải Nobel Sinh lý học - Y học)

Năm 2018 Ông Honjo Tasuku (Giải Nobel Sinh lý học - Y học) Được đánh giá cao trong việc góp phần phát hiện vật chất đóng vai trò ngăn chặn ức chế hoạt động miễn dịch, phát triển thuốc điều trị mới để miễn dịch hoạt động đối với ung thư, nhận giải Nobel Sinh lý học - Y học.

Ông Osumi Yoshinori (Giải Nobel Sinh lý học - Y khoa)

Ông Osumi Yoshinori (Giải Nobel Sinh lý học - Y khoa)

Năm 2016 Ông Osumi Yoshinori (Giải Nobel Sinh lý học - Y khoa) Ông nhận giải Nobel Sinh lý học - Y khoa nhờ khám phá ở cấp độ phân tử cơ chế “tự thực” để phân giải - tái sử dụng chất đạm bên trong tế bào của sinh vật.

Sự hấp dẫn khi làm việc tại Nhật Bản 

① Ý thức cao khi làm việc nhóm Nhật Bản có văn hóa xem trọng làm việc nhóm, cũng có nhiều doanh nghiệp ý thức về việc tiến hành công việc “theo nhóm” ngay cả ở doanh nghiệp. Những việc không thể đạt được nếu chỉ bằng sức lực của cá nhân vẫn có thể sinh ra thành quả cao hơn trong quá trình cọ xát lẫn nhau. 

② Môi trường giáo dục đầy đủ Ở Nhật Bản, có nhiều doanh nghiệp có ý thức đào tạo nhân viên, đào tạo nội bộ trong công ty và đào tạo trong công việc OJT (On-The-Job Training) rất đầy đủ. Nhờ đó, có thể nâng cao tính xã hội và tính chuyên môn của bản thân thông qua công việc. 

③ Môi trường sinh hoạt tốt Nhật Bản thường được đánh giá về việc dễ sống như có 2 đồ thị vào TOP 10 bảng xếp hạng thành phố dễ sống (Global Intelligence Unit (Cơ quan Thông tin Toàn cầu)), v.v... Mạng lưới giao thông phát triển bất kể ở thành thị hay địa phương, có nhiều cửa hàng tiện lợi mở cửa 24/24 trong các thành phố, v.v..., vô cùng tiện lợi. Ngoài ra, văn hóa ẩm thực đa dạng cũng là một sự hấp dẫn to lớn của Nhật Bản đối với người nước ngoài. Hơn thế nữa, chế độ, môi trường y tế cũng rất đầy đủ, dù là người nước ngoài cũng có thể được khám chữa bệnh theo tiêu chuẩn cao của Nhật Bản khi hội đủ điều kiện.

Xu hướng của ngành CNTT tại Nhật Bản

Quy mô thị trường của ngành CNTT năm 2017 là khoảng 24 ngàn tỉ yên, tăng 2% so với năm trước. Tuy có thời kỳ doanh thu sụt giảm do ảnh hưởng của cú sốc Lehman, v.v... nhưng hàng năm, thị trường tiếp tục tăng trưởng. Những năm gần đây, những kỹ thuật CNTT hàng đầu như điện toán đám mây hay trí tuệ nhân tạo (AI), v.v... dần trở nên phổ biến trong xã hội, từ đó có thể kỳ vọng vào sự phát triển hơn nữa trong tương lai. 

Bên cạnh đó, tỉ lệ tuyển dụng hiệu quả của chuyên viên xử lý thông tin, công nghệ viễn thông là 2,28 lần (2019) và vượt xa 1,48 lần tỉ lệ tuyển dụng hiệu quả trung bình của tất cả các ngành nghề, cơ hội làm việc của nguồn nhân lực CNTT ở Nhật Bản đang rộng mở. Việc trải nghiệm và cảm nhận được sản xuất - dịch vụ chất lượng cao của Nhật Bản, thường được gọi là “Japan Quality (Chất lượng Nhật Bản)” sẽ là điểm cộng cho sự nghiệp của bạn.

CNTT

Xu hướng của ngành CNTT

Lĩnh vực làm việc của nguồn nhân lực CNTT 

Nếu làm việc trong ngành CNTT tại Nhật Bản, ví dụ có thể đưa các lĩnh vực làm việc chủ yếu là 

Ngành CNTT (① Nhà cung cấp về CNTT, ② Doanh nghiệp liên quan đến WEB), 

③ Bộ phận hệ thống thông tin của phía doanh nghiệp bên sử dụng, v.v... Ngoài ra, còn có sử dụng đám mây để nâng cao hiệu quả công việc ở bộ phận tổng vụ, tiến hành phân tích dữ liệu ở bộ phận tiếp thị, v.v..., 

④ Nhu cầu nguồn nhân lực CNTT ngoài bộ phận về hệ thống cũng đang tăng cao nên khi cân nhắc nơi làm việc, bạn cũng có thể cân nhắc các doanh nghiệp không là về CNTT để chọn dựa trên điểm mạnh và lĩnh vực quan tâm của mình.

Nếu làm việc ở ngành CNTT ( ① Nhà cung cấp về CNTT, ② Doanh nghiệp liên quan đến WEB) tại Nhật Bản thì sẽ đi theo các định hướng phát triển nghề nghiệp theo lựa chọn như lập trình viên, kỹ sư hệ thống, kỹ sư mạng và lập trình viên, thiết kế viên WEB, v.v... 

Lưu ý, những năm gần đây, những kỹ thuật CNTT tiên tiến trở nên phổ cập nên cũng xuất hiện nhiều ngành nghề mới liên quan đến AI như kỹ sư AI, nhà khoa học dữ liệu, v.v... làm cho các cơ hội làm việc trong ngành CNTT càng trở nên nhiều hơn. Bên cạnh đó, nguồn nhân lực CNTT cũng được sử dụng ở ngay cả các ngành nghề ngoài lĩnh vực thông tin viễn thông trong các môi trường như ứng dụng CNTT để làm tăng năng suất và năng lực cạnh tranh hay là hình tượng hóa quá trình kinh doanh, v.v... Ở những doanh nghiệp như thế này, phần lớn số lượng nhân lực CNTT có hạn nên cũng có thể được trao các nghiệp vụ liên quan đến tổng thể CNTT mà không phân biệt lĩnh vực chuyên môn. Cần có năng lực suy nghĩ với tầm nhìn bao quát xem có thể sử dụng CNTT để làm gì.

CNTT

Nghề nghiệp trong ngành CNTT

Chứng chỉ được yêu cầu

Trong ngành CNTT, việc yêu cầu chứng chỉ khi làm việc hầu như không nhiều nhưng nếu có chứng chỉ thì có thể cho thấy một cách khách quan năng lực của bản thân và có trường hợp có lợi khi tìm việc. Ngoài ra, những người thi đậu kỳ thi kỹ sư xử lý thông tin hay kỳ thi đạt chứng nhận được công nhận lẫn nhau giữa các nước thì có thể được coi là trường hợp đặc biệt về điều kiện khi lấy tư cách lưu trú. Khi tuyển dụng thì tùy theo doanh nghiệp mà đòi hỏi năng lực tiếng Nhật ở các mức độ khác nhau, hiện nay trong số người nước ngoài làm việc trong ngành CNTT tại Nhật Bản thì nhiều người bắt đầu làm việc với năng lực tiếng Nhật ở mức có thể hiểu hội thoại thường ngày ở mức độ nào đó hoặc thấp hơn.

Ngoài ra, cũng có doanh nghiệp không hỏi năng lực tiếng Nhật tại thời điểm tuyển dụng hoặc cũng có doanh nghiệp thực hiện đào tạo tiếng Nhật trong thời gian từ khi có quyết định tuyển dụng đến khi vào công ty. Ngoài ra, có thể học ở trường tiếng Nhật hay qua e-learning, v.v... nên bạn hãy tìm phương pháp học tập phù hợp với mình.

Trong phần kế tiếp, Japan IT Work sẽ giới thiệu cho các bạn quy trình và kinh nghiệm làm việc tại Nhật Bản, nên hãy chờ đón xem để định hướng được tương lai sự nghiệp của bản thân nhé.

Theo vi.graspvietnam.com

Japan IT Works



Việc làm theo chuyên ngành

Việc làm theo ngành

Việc làm theo tỉnh thành