Đặc điểm của doanh nghiệp đen tại Nhật


Khi sang Nhật làm việc bạn phải chú ý rằng sẽ có rất nhiều doanh nghiệp đen, mà làm việc tại đó bạn sẽ chịu thiệt thòi. Cách để nhận biết doanh nghiệp đen tại Nhật là gì?

Là người lao động, trước khi tìm việc ở Việt Nam hay Nhật Bản thì phải tìm hiểu trước về luật lao động để hiểu rõ hơn về quyền lợi, nghĩa vụ của doanh nghiệp, bản thân.

Để giúp các bạn mới bắt đầu tìm việc hiểu rõ hơn về luật lao động của Nhật cũng như không vào làm việc ở những công ty đen Japan IT Works sẽ tổng hợp cho các bạn thuận tiện tham khảo bất cứ lúc nào về vấn đề này với những giải đáp lần lượt theo từng câu hỏi sau: doanh nghiệp đen là gì? Làm thế nào để phân biệt? Danh sách doanh nghiệp đen có hay không? Và nếu lỡ đang làm việc ở doanh nghiệp đen thì làm sao?

 

1. Định nghĩa doanh nghiệp đen tại Nhật

Theo Bộ Lao động, Y tế, Phúc lợi Nhật không định nghĩa công ty đen. Tuy nhiên, về cơ bản doanh nghiệp đen sẽ có những đặc điểm:

  • Thời gian làm việc cực dài và được giao cho lượng công việc phải hoàn thành quá nhiều đối với người lao động.
  • Doanh nghiệp không trả lương tăng ca và lạm dụng quyền lực
  • Tuyển chọn người lao động một cách thái quá theo tiêu chuẩn như trên

 

2. Các đặc điểm của doanh nghiệp đen

  • Thời gian lao động dài

Thời gian lao động dài được tính bằng số giờ tăng ca (làm việc ngoài giờ)

Theo điều 36, Bộ luật Lao động Nhật Bản thì số giờ tăng ca tối đa của người lao động dưới 45 giờ/tháng và 360 giờ/năm. Nếu quá số giờ thì phải ký “Thỏa thuận sử dụng lao động”. Nếu không sẽ bị phạt tù dưới 6 tháng hoặc dưới 300.000 nghìn yên.

Nếu một tháng tăng ca quá 80 tiếng, liên tục trong vài tháng thì khả năng là công ty đen rất cao và gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên có những ngành nghề không áp dụng điều 36: Xây dựng (xây sửa nhà), vận chuyển hàng hóa, sáng tạo - nghiên cứu,...nhưng vẫn phải được trả tiền tăng ca.

Theo dữ liệu điều tra của Vorkers - 働きがい研究所 trên 68.853 người thì có trên 41.2% tăng ca mỗi ngày trên 1-2 giờ, trên 30 giờ/tháng chiếm trên 50%.

Đặc điểm của doanh nghiệp đen tại Nhật

Thời gian tăng ca trung bình tại Nhật

 

  • Ngày nghỉ ít, khó xin nghỉ có lương

Công ty bình thường tại Nhật nghỉ 120 ngày/năm, dưới 80 ngày là công ty đen vì 1 tuần không nghỉ tới 1-1.5 ngày. 

Theo điều 39, Bộ luật Lao động Nhật Bản: “Người lao động làm việc liên tục trên 6 tháng , đi làm trên 80 % số ngày lao động và tiếp tục làm việc cho công ty thì sẽ hưởng 10 ngày phép có lương.

 

  • Lương thấp dưới mức tối thiểu

Đây là mức lương tối thiểu của các vùng tại Nhật. Nếu nhận thấy lương dưới mức tối thiểu này thì là doanh nghiệp đen không sai vào đâu

Đặc điểm của doanh nghiệp đen tại Nhật

Mức lương tối thiểu vùng

 

  • Không tính tiền tăng ca

Những công ty đen luôn viện cớ để không trả tiền tăng ca và hay sử dụng các mỹ từ như “cống hiến”. Vậy nên bạn phải cẩn thận và sáng suốt để tránh bị lừa mất tiền mất công oan.

Tiền tăng ca = lương 1 giờ x tỉ lệ (thường là 1.25)

Ví dụ: Lương giờ của bạn là 1000 yên, tăng ca 12 giờ/tháng. Lương tăng ca của bạn là: 

1000x1.25x12= 15.000 Yên

Đặc điểm của doanh nghiệp đen tại Nhật

Công ty đen không trả tiền tăng ca cho nhân viên

 

  • Hợp đồng mờ ám

Công ty bình thường sẽ: trả tiền tăng ca, làm ngoài giờ; quy định rõ ràng giờ làm việc chính thức và tăng ca; nghỉ giải lao khi làm việc trên 6 giờ; có ít nhất 1 ngày nghỉ/tuần.

Nhưng công ty đen sẽ không ghi rõ những điều trên mà khác thông thường. Ví dụ như bình thường 1 ngày làm việc 8 giờ, qua 8 giờ sẽ tính là tăng ca. Những công ty đen sẽ viện lý do như chức vụ quản lý của bạn, lương tăng ca theo gói,...Theo mục 2 điều 41 Bộ Luật lao động thì vẫn phải trả tiền tăng ca mà không liên quan đến chức vụ.

 

  • Tỷ lệ nghỉ việc cao, thay nhân viên nhiều

Công ty có điều kiện lao động quá khắc nghiệt thì nhân viên cũng sẽ nghỉ nhiều. Hầu hết những công ty này không yêu cầu học vị, chứng chỉ, kinh nghiệm làm việc.

 

  • Dùng nhiều mỹ từ như “nhiệt tình (情熱)”, “cảm hứng làm việc (やる気)”, “trưởng thành (成長)” trong thông tin tuyển dụng

Các công ty đen sẽ lợi dụng những từ này để bóc - lột - vắt theo nhu cầu chỉ có lợi ích cho công ty mình. Cho  nên, những công ty nào hay giở luận điệu như “Làm sẽ được (やればできる)”, “Biết ơn (感謝)”, “Đồng đội (仲間)”…

Và người quản lí trực tiếp ngoài nói câu “Cứ cố đi sẽ đỡ hơn (頑張ればなんとかなる)” thì không chỉ dẫn gì thêm.

Với công ty này Cố gắng = làm việc nhiều giờ (頑張る=長く働く)

Nói chung, những công ty này lạm dụng những mỹ từ này theo một cách lệch chuẩn. Những doanh nghiệp hay dùng từ này tất cả chưa chắc đã là doanh  nghiệp ĐEN nhưng cũng hơn phân nửa là doanh nghiệp ĐEN

 

  • Cấp trên luôn đúng

Tất nhiên tôn trọng cấp trên nhưng với công ty đen thì nó lại bị lệch chuẩn. Dù sếp có vô lý dẫn đến tình trạng làm dụng quyền lực nhưng quan hệ trên dưới tại các công ty đen rất khắc nghiệt.

 

  • Phổ biến tình trạng quấy rối tình dục, lạm dụng chức quyền

Tình trạng lạm dụng chức quyền, quấy rối tình dục sẽ phổ biến (パワハラやセクハラ) tại các công ty này. 

パワハラやセクハラ

 

Hơn nữa, tất nhiên khi nhận lương của công ty thì bạn phải cống hiến và làm việc để xứng đáng với mức lương đã nhận. Nhưng những công ty đen thường có trạng thái thiếu cân bằng, lấn át người lao động kiểu quân đội, kiểu như bạn là “con nợ”.

Một số thông tin cho các bạn tham khảo:

 

Bộ luật lao động của Nhật

Bản tiếng Việt:

https://www.mhlw.go.jp/content/000494148.pdf

Bản tiếng Nhật :

https://www.mhlw.go.jp/stf/seisakunitsuite/bunya/koyou_roudou/roudouzenpan/roudouhou/index.html

 

List công ty đen, cập nhật ngày 29.2.2020 của Bộ Lao động,Y tế, Phúc lợi:

https://www.mhlw.go.jp/content/000534084.pdf

Tổng hợp

Ảnh Internet

Japan IT Works



Việc làm theo chuyên ngành

Việc làm theo ngành

Việc làm theo tỉnh thành