Học ngữ pháp tiếng Nhật khó quên nhờ 4 bí quyết này


Ngữ pháp tiếng gì cũng luôn là một vấn đề khó nuốt với người học ngoại ngữ. Ngữ pháp là thứu được sinh ra sau khi nói nên có nhiều khi không theo quy tắc gì. Vậy làm sao để nhớ nổi ngữ pháp tiếng Nhật một ngôn ngữ thuộc hàng khó nhất trên thế giới?

1. Hiểu cấu trúc sắp xếp câu

Mục đích: để khi nghĩ ra 1 câu để nói, hoặc để viết thì sắp xếp đúng ngữ pháp và “cảm nhận” sự bất thường.

Về ngữ pháp của 1 câu, ta nên hiểu sẽ có: thành phần chính và phụ để nắm rõ sự khác biệt về vị trí, cách dùng của từng thành phần trong câu giữa tiếng Việt và tiếng Nhật.

Thành phần chính

  • Tiếng Việt: S (chủ thể)+ V (động từ) + O (vị ngữ)
  • Tiếng Nhật: S + O + V

Ngoài ra giữa các thành phần sẽ có trợ từ.

Vậy, cấu trúc chính tiếng Nhật và Việt khác ở

Trợ từ là cái mà chỉ có tiếng Nhật mới có, tiếng Việt không có. 

Để hiểu sự khác biệt của trợ từ thì cần nắm rõ từng trợ từ bổ nghĩa cho thành phần nào, mục đích dùng trợ từ. Có những trợ từ đi chung như へは、には、とは、では. Cũng có những trợ từ có rất nhiều cách dùng như に、と、で…

Động từ trong tiếng Nhật có nhiều thể và nằm ở cuối câu 

Thành phần phụ

Như là: Từ láy, từ nối, phó từ,…

Cần nắm vị trí, ý nghĩa, cách dùng trong câu

Tiếng Nhật, Tiếng Việt không có danh từ số ít, số nhiều, cũng không có mạo từ.

2. Học mỗi ngày một ít

  • Bạn nên có một cuốn tập riêng để viết ngữ pháp tiếng Nhật
  • Học thuộc lòng ví dụ
  • Vừa viết, vừa đọc thành tiếng mẫu ví dụ của cấu trúc đó, Đặt câu với cấu trúc vừa học

Nên dùng càng nhiều giác quan khi học 1 cái gì đó thì khả năng để lại “ấn tượng” trong não càng sâu, nhớ càng dai. Đừng chỉ “lướt” bằng mắt vì nếu không chú tâm bằng tất cả tâm hồn, giác quan, sự tập trung thì khó lòng mà NHỚ được.

hoc ngu phap tieng nhat

3. Tự hệ thống lại cấu trúc ngữ pháp

Là việc ngồi ra tự liệt kê sự khác biệt, học theo CỤM (mấy dạng ngữ pháp giống nhau) giữa các cấu trúc ngữ pháp.

Có rất nhiều tài liệu, giáo viên, kênh Youtube chia sẻ về chủ đề này. Khi học, xem theo dạng này bạn sẽ dễ dàng hình dung trong đầu, tự so sánh, đối chiếu sự khác nhau, giống nhau và không bị nhầm.

Vậy bạn đã từng tự ngồi tổng hợp sự khác nhau, giống nhau của từng cấu trúc chưa?

VD như sự khác nhau giữa は・が, へ・に, と・たら・ば,…

Nếu tự ngồi tổng hợp khó vì không nắm vững từng cấu trúc và sợ sai thì có thể dựa vào bài so sánh sẵn có của sách ngữ pháp Shinkanzen để liệt kê, viết vô tập. Quen dần thì tự tìm tài liệu của từng cấu trúc và tự so sánh.

4. Ôn tập

Để biến 1 kí ức từ ngắn hạn thành dài hạn thì cần ôn tập ít nhất 4 lần.

Việc tự tra cấu trúc khi nghe - đọc một sẽ giúp chúng ta nhớ dai hơn và ôn tập lại những điều nghe - đọc được.

Có thể tự tra cấu trúc ngữ pháp theo cú pháp:

Tên cấu trúc đó (khoảng cách) 用法 (hoặc 文法)

VD: に限る 用法 (để tra cấu trúc của ngữ pháp に限る)

Nói chung có 2 chiều khi học 1 cấu trúc ngữ pháp.

Chiều thuận là học cấu trúc –> ứng dụng. Còn chiều ngược lại là gặp 1 trường hợp (ứng dụng) –> tra cấu trúc.

Chiều ngược lại là cơ hội ôn tập, cơ hội giúp ta tự tìm hiểu và cơ hội để nhớ dai.

Vì vậy, nên thường xuyên đọc hiểu, nghe hiểu, xem phim … để biết cấu trúc đó sẽ dùng như thế nào và có cơ hội để ôn tập.

Nếu bạn khi bạn đọc hiểu, nghe hiểu … mà gặp lại cấu trúc ngữ pháp mình đã học và nhớ thì sẽ cảm nhận được niềm vui khi đã cố gắng NHỒI ngữ pháp.

Còn nếu không nhớ, đó là cơ hội để bạn khắc phục và ôn tập.

hoc ngu phap tieng nhat 2

4 Bí quyết trên đây sẽ giúp bạn ngày càng học vững ngữ pháp tiếng Nhật hơn và tiến gần hơn đến con đường chinh phục đỉnh cao của tiếng Nhật đấy!

Tổng hợp

Japan IT Works



Việc làm theo chuyên ngành

Việc làm theo ngành

Việc làm theo tỉnh thành