Làm sao để nói tiếng Nhật giỏi hơn?


5 Cách giúp bạn nói tiếng Nhật giỏi hơn mà dễ thực hiện.

1. Shadowing: bắt chước

Shadowing là cách lặp lại khi người nói - người đọc vẫn đang nói, mình lặp lại liền từ 1-3 giây, cứ nói mà không cần hiểu, không cần suy nghĩ. Mục đích là cho miệng và tai mình quen với việc nghe nói theo giọng bản xứ. Cái này rất quan trọng, ảnh hưởng tới trình nghe hiểu của các bạn.

“Để nói giỏi cần nói nhiều cho quen miệng

Để nói hay cần đọc nhiều cho đủ tầm”

shadowing

Luyện nói bằng cách nghe và lặp lại

Trước hết hãy luyện trong cuốn Minna No Nihongo bằng cách học thuộc từ vựng, ngữ pháp của từng bài trong cuốn Minna. Sau đó, nghe một đoạn hội thoại trên 10 lần và bắt chước y chang

  • Nghe lần 1: để hiểu trình độ bản thân. Nghe cả đoạn hội thoại, để ý những chỗ mình chưa hiểu, ghi chú ra mà ko dừng đoạn hội thoại. Tuyệt đối không bấm dừng giữa chừng
  • Nghe lần 2: để học từng câu, thuộc từ vựng và cách nói của từ vựng đó. Tra từ vựng, ngữ pháp và nhại lại từng câu. Học thuộc tất cả từ vựng, ngữ pháp mình chưa hiểu. Cố gắng hiểu nghĩa.
  • Nghe lần 3: để luyện ngữ điệu. Lặp lại từng câu cho đúng ngữ điệu, phát âm để nhớ thật sâu ngữ điệu
  • Nghe lần 4 trở lên: để luyện sự thuần thục - thuộc làu làu

Nghe làm sao mà có thể tự nói mà không cần nghe đoạn hội thoại nữa là đạt. Sau đó, nhớ ôn lại thường xuyên để thấm nhuần kiến thức. Nhưng vậy mới tạo ra được phản xạ cho mình trong giao tiếp

2. Thuộc lòng

Nếu bạn đang ở tình trạng khi nghe người Nhật nói thì mình hiểu nhưng “rặn” hoài không ra câu từ gì hết là do bạn chưa “thuộc làu làu” và kém phản xạ. Mỗi ngày nên luyện phản xạ từ 30 phút – 2 tiếng

Phản xạ được rèn luyện qua quá trình thuộc làu những gì mình nói đi nói lại, khi đủ ăn sâu vào tiềm thức thì có thể nói bật ra một cách tự nhiên

Một câu để có thể trở thành phản xạ thì mình nghĩ bạn nên nói hơn 100 lần và cố gắng nói mỗi ngày.

Để cải thiện phản xạ bạn có thể luyện trong cuốn: Shadowing và Nameraka kaiwa

Sau những bước nghe và luyện nói trên phần 1 thì bạn thử luyện nói trước gương để xem biểu cảm trên khuôn mặt: phải luôn cười dù có đang suy nghĩ nói như thế nào cũng không được nhăn nhó.

Ngoài ra bạn có thể luyện kaiwa bằng cách xem phim: vừa học vừa chơi.

Học trong sách thôi cũng chán quá đúng không nào? Nhưng chơi thì cũng không quên nhiệm vụ học hành. Xem phim nhằm mục đích học tiếng nên bạn nên shadowing theo, ghi chú lại từ vựng chưa biết mà tra sau khi hết phim; thuộc cách dùng từ, ngữ điệu, bối cảnh để có thể ứng dụng vào hội thoại của mình; khuyến khích một tập xem 3 lần.

3. Giao tiếp với người Nhật

Học ngoại ngữ mà không dùng để nói cho người bản xứ hiểu thì coi như bỏ. Cứ mạnh dạn nói, đừng sợ sai.Còn giấu sai, giấu dở thì sẽ luôn “giậm chân tại chỗ”

Nhiều bạn nói không được vì không dám nói, sợ nói sai thì người ta sẽ cười.

giao tiep voi nguoi nhat

Giao tiếp với người Nhật là cách luyện nói và phản xạ ngoại ngữ tốt nhất khi học tiếng Nhật

Tuy nhiên, ai cũng phải vượt qua cảm giác, nỗi sợ này khi tập nói. Ai cũng sai, nhưng quan trọng, phải biết mình sai chỗ nào mà sửa thì mới tiến bộ.

4. Khiêm tốn và luôn học hỏi

Cách nói chuyện kiểu Nhật là tự hạ mình xuống để nâng người khác lên và không thích cách nói chuyện kiểu BỀ TRÊN (上の目線). Nên nếu ai không khiêm tốn thì sẽ KHÓ học được cách nói HAY theo kiểu Nhật, mở miệng ra sẽ dễ khuyên bảo, giáo huấn, dạy đời hay đơn thuần là hạ bệ, chê bai đối phương. Nếu các bạn để ý thì sẽ thấy có nhiều người Nhật nói chuyện cũng không HAY, thậm chí là vô duyên, thô lỗ v.v…

Ngoài việc khiêm tốn còn nhiều yếu tố khác ảnh hưởng như không biết cách trình bày vấn đề, quan sát đối phương và hàng đống kĩ năng khác v.v….

Nói HAY cần sự khiêm tốn để nói chuyện đúng phong cách Nhật, cần sự học hỏi không ngừng để học thêm vốn từ, học thêm cách trình bày dễ hiểu, logic, học thêm kỹ năng giao tiếp.

Vì ngôn ngữ không đơn thuần chỉ trên con chữ mà còn ảnh hưởng bởi thái độ của bản thân với đối phương, ngữ điệu, cách thể hiện bản thân …

Nói đã khó, nói HAY còn khó hơn.

5. Đọc thật nhiều

Người nói HAY là người đủ vốn từ, đủ kiến thức, đủ sâu sắc, đủ trải nghiệm, đủ khiêm tốn. Có những trải nghiệm tự mình trải qua, nhưng có những trải nghiệm có được từ việc đọc – học từ người khác

Nếu bạn thấy khó đọc sách dày thì đọc thử tản văn tiếng Việt ngăn ngắn trước, từ từ nâng level lên bằng cách đọc vài trang sách mong mỏng tiếng Việt mỗi ngày, rồi sau đó chuyển sang sách tiếng Nhật sẽ đỡ ngán hơn.

Quan trọng vẫn là mỗi ngày đọc một ít để có thói quen đọc, để tâm những gì mình đọc, biến kiến thức, trải nghiệm của người khác thành của mình

doc that nhieu sach

Đọc sách để nâng cao khả năng giao tiếp

Kết hợp nhuần nhuyễn cả cách trên sẽ giúp bạn nói tiếng Nhật HAY, giúp bạn ĐỦ nền tảng để trở thành phiên dịch chuyên nghiệp, sử dụng ngôn ngữ làm công cụ để học hỏi và thăng tiến.

Để nói giỏi cần rèn luyện ít nhất 2 năm, để nói hay cần rèn luyện trên 3 năm và học hỏi không ngừng. Giống như các phần mềm và hệ điều hành vậy, luôn không ngừng nâng cấp để không bị lỗi thời và tụt hậu.

Tổng hợp

Japan IT Works 



Việc làm theo chuyên ngành

Việc làm theo ngành

Việc làm theo tỉnh thành