49% việc làm sẽ mất trong tương lai, đánh bóng 3 kỹ năng quan trọng để tồn tại (P2)


Đa phần nguồn lao động hiện nay là lao động trẻ, ở nhiều quốc gia nguồn lao động chủ yếu chỉ toàn máy móc. Sau phần 1, Japan IT Works đã giải thích một thế giới của AI là như thế nào? Có nghề gì sẽ biến mất và nghề gì vẫn còn trong 10 năm tới. Thì hôm nay chúng ta sẽ đi giải đáp những chìa khóa cần thiết để tồn tại.

3. "Chìa khóa" cần thiết để tồn tại

Nếu nhìn vào các mục hạng chung của dữ liệu và xem xét từng khía cạnh thì đa phần những kỹ năng cần thiết để thực hiện những công việc mà AI không thể thay thế,

được đúc kết thành hai điểm như sau.

  1. Tính chuyên môn / Tính sáng tạo
  2. Khả năng giao tiếp

Nếu như một vài năm sau đó, nhân công bị cắt giảm tại nơi làm việc do sự xuất hiện của AI, vậy thì để cho lượng nhân công ít ỏi còn lại vẫn có thể tồn tại trong môi trường đó, thì cần phải trang bị những năng lực và phẩm chất như thế nào? Thực tế, dù trong trường hợp nào đi nữa, thì trình độ chuyên môn cao (kỹ thuật/kiến ​​thức) và tính sáng tạo trong các lĩnh vực (ngành/nghề/nơi làm việc) là điều tối cần thiết. Vậy thì, nếu có hai người có cùng chuyên môn ở nơi làm việc, thì người nào là cần thiết?

Tôi nghĩ chìa khóa ở đây là "khả năng giao tiếp".

Đứng trên quan điểm của cấp trên và khách hàng, thì có lẽ ai mà hợp tác hơn với các thành viên khác trong nhóm và đối tác kinh doanh tốt và đồng thời giỏi đàm phán và thuyết trình thì sẽ có ưu thế hơn hẳn, chẳng phải sao? Hoặc ngay cả khi công việc đó đang bị thay thế bởi AI ở một mảng dịch vụ nào đó, nhưng các dịch vụ vận hành bởi con người vẫn cực hiếm và có giá trị cao. Những nhân viên có tay nghề cao, và tạo dựng được mối quan hệ tin cậy với khách hàng có thể sẽ chiếm được chỗ đứng hơn trong công việc. Những "sức mạnh xây dựng mối quan hệ giữa người với người" và "sức mạnh để di chuyển một con người" được thể hiện qua kỹ năng giao tiếp dựa trên các quan điểm về "cảm giác" và "suy nghĩ" của riêng con người. Con người có thể nhận được sự ủng hộ bằng những lời nói và hành động nhất định. Và vì vậy mà chúng ta không bao giờ có thể định lượng hoặc biến những cảm xúc và sự tin nhiệm của con người thành một chương trình linh hoạt được. Đây thực tế cũng là một kỹ năng giao tiếp mà chỉ con người mới có, với nó, con người có thể suy nghĩ, trao đổi ý kiến với nhau ​​và đưa ra câu trả lời cho những câu hỏi không có đáp án rõ ràng. Nếu chúng ta có thể xây dựng trang bị được kỹ năng này, những thứ mà không bao giờ có thể thay thế bằng AI, cùng với việc trau dồi kiến thức chuyên môn và kỹ thuật, thì giá trị của con người có thể tăng lên rất nhiều. Không quá muộn để chúng ta nhận ra điều này, vì vậy từ giờ chúng ta hãy thử đánh bóng trau dồi khả năng của mình ngay lúc này.

4. Ba khả năng quyết định để trở thành một người giao tiếp ưu tú

tuong lai

Giao tiếp có rất nhiều yếu tố và kỹ năng, và ngay cả khi chúng ta cố gắng cải thiện, thì có lúc chúng ta cũng cảm thấy hoang mang vì không biết bắt đầu từ đâu.

Vì vậy, trong bài này, tôi xin giới thiệu giới thiệu ba yếu tố cực cơ bản mà thường thấy ở những người giỏi giao tiếp. Đây là một nền tảng của giao tiếp hữu ích để tương tác với con người dù tình huống đó là sao hoặc đối tác là ai. Vì vậy hãy sử dụng trau dồi nó trong mối quan hệ thường ngày của bạn nhé.

4-1. Khả năng cảm nhận tâm lý và cảm xúc của đối phương

giao tiep

Nhiều lúc bạn tự hỏi đối phương thực sự muốn gì, muốn nói gì, tâm trạng và cảm xúc họ ra sao? Những người giao tiếp tốt thường rất giỏi nhìn nhận những vấn đề này, và những người được gọi là "dí dỏm hài hước" thì đều có những điểm chung này. Trong lĩnh vực kinh doanh, nếu bạn có thể nắm bắt được tâm lý của đối phương, thì chắc chắn sẽ tạo ra những dịch vụ có được sự hài lòng và độ tin tưởng cao. Để nâng cao khả năng nhận thức, thì trước hết cần phải nâng cao khả năng quan sát, và một trong những phương pháp đó là kỹ năng thuộc tâm lý học, tên là "hiệu chuẩn - Calibration".

Con người chúng ta không chỉ truyền đạt thông tin bằng lời nói (ngôn ngữ), mà còn truyền đạt nhiều thông tin từ các yếu tố phi ngôn ngữ khác (phi ngôn ngữ). Ví dụ như chuyển động của mắt, âm lượng giọng nói, giai điệu, tốc độ thở, nét mặt, v.v. Những điều này vô tình lại hình thành lên trạng thái tâm lý của mỗi chúng ta. Phương pháp này giúp chúng ta quan sát một cách chi tiết và đọc được tâm trí cảm xúc của đối phương.

* Thậm chí, trong phim "Người đàm phán - 交渉人", cũng có cảnh người đàm phán nhìn thấy lời nói dối của tên tội phạm bằng cách quan sát chuyển động mắt của đối phương.

Nếu như bạn quan tâm đến cách sử dụng nó, thì hãy xem sách bên dưới nhé.

sach

Theo nhà tâm lý học Paul Ekman, có một cách đặc trưng mà chúng ta có thể nhìn thấy cảm xúc thực sự của con người. 

Ví dụ, khi bạn đang cảm thấy "tức giận"

・Nếp nhăn sẽ xuất hiện giữa lông mày

・Đôi mắt nhìn chằm chằm vào một điểm

・Cánh mũi phồng ra

Khi bạn cảm thấy "hạnh phúc"

・Nếp nhăn sẽ xuất hiện dưới mí mắt dưới

・Cả hai đầu miệng được kéo dãn ra...

Tham khảo: 「顔は口ほどに嘘をつく」(ポール・エクマン著)

Những điều này không hoàn toàn đúng với tất cả mọi người, nhưng có vẻ như một số người thì chúng ta sẽ thấy được những biểu hiện như vậy.

  • Quan điểm về hiệu chuẩn - Calibration là biểu hiện của việc thường xuyên quan sát những thứ phi ngôn ngữ của đối phương (Chẳng hạn như biểu cảm, tư thế, âm giọng, ánh nhìn,...).

Làm thế nào để nói chuyện khi người kia đang bực bội, hay nét mặt khi không thuyết phục được sẽ ra sao, hay cử chỉ khi đối phương lúng túng là như thế nào,... Thật sự là có rất nhiều các trạng thái biểu cảm phi ngôn ngữ tồn tại. Bằng việc giao tiếp với người đó hàng ngày, bạn có thể nhận thấy được những điểm khác biệt so với bình thường, và có thể giao tiếp bằng cách quan sát trạng thái tâm lý của đối phương. Phương pháp Hiệu chuẩn - Calibration là một kỹ năng cơ bản trong cơ bản, dành cho những người chuyên về tâm lý học, chẳng hạn như tư vấn viên và nhà trị liệu. Và tôi nghĩ rằng nếu như chúng ta áp dụng nó vào các mối quan hệ và trong kinh doanh, chắc hẳn nó sẽ trở thành một vũ khí cực kì lợi hại.

4-2. Năng lực ứng phó phù hợp với từng đối tượng

đối tượng

Chúng ta có thể liệt kê đến một vài điểm như tốc độ, cảm xúc, lời nói của đối phương. Với một người giao tiếp tốt, họ đều nắm được phương pháp ứng xử phù hợp với đối phương để xây dựng mối quan hệ với đối phương. Ngay từ đầu, những rắc rối trong giao tiếp thường xảy ra khi chúng ta không hiểu được “sự khác biệt” giữa bản thân với đối phương. Bạn mong đợi đối phương sẽ nghĩ và hiểu như mình đã suy nghĩ, và đối phương cũng vậy, dần dà điều này tạo nên một khoảng cách lớn về mặt cảm xúc khi chúng ta không thấu hiểu được nhau. Hầu như trong giao tiếp, việc lý giải 100% lẫn nhau là điều hầu như không thể, cho nên chúng ta cần phải ý thức được điều này. Mỗi người thực tế có một cách "nhận thức" và "suy nghĩ" khác nhau về sự vật, hiện tượng xảy ra. Ví dụ, một người nuôi chó từ nhỏ có lẽ nghĩ rằng chó rất dễ thương, nhưng đối với người mà bị chó cắn thì không cần nói, chó thật sự là một sinh vật đáng sợ. Mỗi kinh nghiệm mà chúng ta tích lũy được, những cảm giác mà chúng ta có được từ nó, và cách chúng ta nắm bắt được hoàn toàn khác nhau.

Vì vậy, không thể bắt mọi người phải hiểu hết những gì bản thân mình đã trải nghiệm, hay những gì bạn đã thấy và những gì bạn đã nghe. Và ngược lại, việc lý giải đối tượng cũng tương tự.

Nếu bạn đánh vào sự khác biệt của nhau, xung đột sẽ xảy ra và một vết nứt sẽ hình thành trong mối quan hệ giữa người với người. Đó là lý do tại sao chúng ta cần giao tiếp để bù đắp sự khác biệt. Do đó, trước hết chúng ta phải tìm hiểu rõ về đối phương.

  • “Phù hợp” trong quan điểm về giao tiếp là phù hợp một cách tự nhiên để người kia cảm thấy thoải mái.

・Điều chỉnh cảm xúc

→ Ví dụ như: Nếu người đối diện đang nói chuyện vui vẻ, thì bạn cũng hãy một cảm xúc vui vẻ

・Điều chỉnh tốc độ nói và âm điệu phù hợp với đối tượng

→ Ví dụ: Nếu bên kia nói chậm, thì điểm quan trọng ở đây là bạn cũng phải nói với tốc độ chậm

・Điều chỉnh cử chỉ và thái độ của bạn với người kia

→ Ví dụ: Khi người kia nghiêng về phía trước nói "Này, nghe nói nè", bạn cũng phải nghiêng người về phía trước một chút rồi hỏi lại là "Gì thế?"

Người ta nói rằng “quy luật của sự tương đồng” sẽ tạo cho con người ta cảm thấy yêu thích và an tâm hơn khi giao tiếp.

Chúng ta thường sẽ mô tả về một mối quan hệ tốt thì sẽ đồng điệu với từng nhịp độ, từng hơi thở, nhưng kỹ năng này lại vô tình tạo ra một mặt trái.

Nếu như người đối diện cảm thấy bạn cố tình bắt chước họ, việc này sẽ gây ra tác dụng ngược, vì vậy bạn hãy cứ làm điều đó một cách tự nhiên.

4-3. Kỹ năng thấu hiểu tâm trí đối phương

kỹ năng

Là năng lực đáp ứng những nhu cầu về tâm lý mà đối phương mong muốn nhất. Một người giao tiếp tốt sẽ luôn luôn coi đối phương là một người rất quan trọng, để đối phương cảm thấy thoải mái trong mối quan hệ của chính mình. Mỗi chúng ta luôn có một mong muốn gọi là "lòng tự trọng", trong một mối quan hệ chúng ta luôn muốn mình là một tồn tại có giá trị và chúng ta muốn người khác công nhận giá trị mình đang có. Nhà tâm lý học William James đã từng nói, "Con người là những cá thể luôn khao khát được người khác công nhận. Đây là sự khao khát cháy bỏng luôn phập phồng trong lồng ngực của mỗi con người. Rất ít người có thể thỏa mãn cơn khát này của người kìa một cách đúng đắn, nhưng chỉ những người có thể làm được như vậy mới có thể giữ được trái tim của người khác trong tay mình. "

(Trích: デール・カーネギー「人を動かす」)

Một người giao tiếp tốt sẽ biết rõ tâm lý này, và hoàn thành tốt cái mong muốn đó của đối phương.

・Khen ngợi

・Bày tỏ lòng biết ơn

・Công nhận

・Đồng cảm

・khuyến khích

Những từ và hành động này có thể dễ dàng áp dụng trong cuộc trò chuyện hàng ngày.

Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, ai cũng có mong muốn ít nhiều thỏa mãn “lòng tự trọng”.

Và thực tế chúng ta càng mong muốn thì lại càng phải ưu tiên thỏa mãn ham muốn của bản thân, thành ra chúng ta sẽ không có thời gian để thỏa mãn ham muốn của đối phương.

Đó là lý do tại sao, để xây dựng mối quan hệ tin cậy với đối phương, trước tiên hãy trở thành một người làm hài lòng cảm giác "lòng tự trọng" của người kia.

Thông qua việc tích lũy những lời khen ngợi và lòng biết ơn chân thành, việc giao tiếp với đối phương sẽ trở nên thoải mái hơn và bạn trở thành một người mạnh mẽ và đáng tin cậy hơn đối với người kia.

5. Tóm lại

Vậy 10 năm nữa bạn nên trang bị những cái gì?

Người ta nói rằng trong vài năm gần đây, nhiều ngành nghề sẽ được thay thế bởi máy móc do sự ra đời của AI trong tương lai gần .

Tuy nhiên dù môi trường thay đổi như thế nào, thì chúng ta cũng cần phải có được “sức mạnh không thể thay thế” để linh hoạt thích ứng và tồn tại. Vì vậy, “chìa khóa” quan trọng nhất chính là “khả năng giao tiếp” .

Trong bài viết này, "những người có khả năng xây dựng mối quan hệ tin cậy tốt" sẽ cùng nghĩa với việc "giao tiếp tốt". Tương lai lúc nào cũng không thể đoán được, nhưng chắc chắn là làn sóng thay đổi đang đến rất gần rồi. Vậy chúng ta còn đợi gì nữa mà không trang bị cho mình những khả năng cần thiết để đối đầu với làn sóng? Tôi hy vọng bạn thấy bài viết này hữu ích.

Theo life-and-mind

Đặng Trân dịch

Japan IT Works



Việc làm theo chuyên ngành

Việc làm theo ngành

Việc làm theo tỉnh thành