Quy tắc dịch tài liệu chuyên ngành và những khó khăn khi dịch (P2)


Ngày nay, sự phát triển của hệ thống các thiết bị, công cụ hiện đại ra đời, hỗ trợ cho công việc của con người trong mọi lĩnh vực, trong đó có dịch thuật ngôn ngữ. Liệu ngành dịch thuật trong tương lai còn có cơ hội phát triển hay không? Máy móc có thay thế con người trong cả việc dịch thuật hay không?

Để trả lời cho câu hỏi trên thì trước tiên bạn đừng lo lắng vì máy móc hiện đại cũng không thể thay thế được vai trò và bộ óc - chất xám mà con người bỏ ra. Đó chính là lý do cho sự ra đời của vị trí dịch thuật tài liệu chuyên ngành - một trong những công việc phục vụ cho việc mã hóa thông tin và chuyển đổi ngôn ngữ của biên dịch viên.

Ở phần trước chúng ta đã hiểu công việc dịch chuyên ngành, tài liệu chuyên ngành được phân chia như thế nào. Ở phần này, về công việc dịch chuyên ngành sẽ có những quy tắc gì và đối mặt với khó khăn ra sao sẽ được giải đáp ngay sau đây nhé.

3. Dịch tài liệu chuyên ngành cần đảm bảo những quy tắc gì? 

Một bài dịch chuẩn, chất lượng, giúp người đọc hiểu được ý nghĩa của văn bản gốc thì biên dịch viên cần đảm bảo thực hiện theo 3 nguyên tắc dịch thuật như sau: 

Nguyên tắc thứ nhất: Dịch sát nghĩa - bản dịch sản phẩm cần đảm bảo dịch sát nghĩa so với bản cần dịch -bản gốc. Đây không chỉ là nguyên tắc làm việc khi dịch mà còn là đạo đức nghề nghiệp đối với công việc của một biên dịch viên. 

Người dịch cần đọc kỹ bản dịch, hiểu được rõ ý mà tác giả muốn truyền đạt và sử dụng ngôn ngữ để có thể truyền đạt lại ý của tác giả trong văn bản gốc, không dịch sai lệch hoặc bịa đặt thông tin trong quá trình dịch, đảm bảo đúng các ý không thừa không thiếu ý. 

Nguyên tắc thứ 2 - dịch chính xác: Người dịch cần có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ như các loại từ điển giấy, từ điển online, phần mềm, ứng dụng hỗ trợ dịch để đảm bảo về mặt ngữ nghĩa của từ trong các văn cảnh/hoàn cảnh/tình huống cụ thể. Chính việc xác định được các từ ngữ phù hợp chính là việc làm đảm bảo tính chính xác cho bản dịch. 

Nguyên tắc thứ 3 - diễn đạt lại bằng việc sử dụng các từ ngữ hay và ý nghĩa: Một bản dịch không chỉ cần đúng - chính xác về mặt nội dung mà còn cần phải đáp ứng được tính thẩm mỹ về mặt hình thức. Nhiệm vụ của người biên dịch viên không chỉ là truyền đạt lại thông tin một cách đầy đủ, chính xác đến độc giả mà còn cần phải làm sao cho bản dịch có tính hấp dẫn, và thu hút sự chú ý của độc giả. 

Dịch tài liệu chuyên ngành không phải là công việc dễ dàng với người mới bắt đầu. Tuy nhiên đây cũng không phải là một công việc quá khó khăn đối với người đã có kinh nghiệm làm việc trong nghề. Dù bạn là người mới bắt đầu, đã có kinh nghiệm, lĩnh vực, ngôn ngữ mà bạn chọn trong dịch thuật là gì? Thì bạn cũng không thể bỏ qua được 3 quy tắc trong dịch thuật như trên. 

dich thuat chuyen nganh

4. Những khó khăn mà dịch thuật viên có thể gặp phải khi dịch tài liệu chuyên ngành? 

Những thuật ngữ chuyên ngành khó hiểu chính là những trở ngại lớn nhất trong quá trình dịch thuật mà một dịch thuật viên có thể gặp phải. Nếu bạn chỉ đơn thuần học ngôn ngữ và không có một chút kiến thức nào về một trong những lĩnh vực bạn cần dịch thì việc dịch các tài liệu chuyên ngành càng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Bạn phải học và nghiên cứu, tìm hiểu và đào sâu để có thể tìm ra được nguồn gốc của thuật ngữ đó, sau đó áp dụng vào bản dịch một cách linh hoạt nhất. 

Sự khác biệt trong phong cách ngôn ngữ được sử dụng đối với từng lĩnh vực cũng là những bài toán hóc búa dành cho bạn. Bạn cần tìm ra các lời giải phù hợp để tìm ra đáp án chính xác nhất. “Nhập gia tùy tục” bạn không thể sử dụng phong cách ngôn ngữ một cách phóng khoáng và tự do của lĩnh vực truyền thông đem đi áp dụng trong một bài dịch thuộc lĩnh vực pháp luật được. Chính vì vậy mà dịch thuật viên cũng cần phải thích nghi một cách nhanh chóng với loại phong cách ngôn ngữ mà đo ly đóng giày cho từng lĩnh vực cụ thể. 

Văn hóa ngôn ngữ trong từng bản dịch chính là rào cản tiếp theo trong quá trình mà bạn thực hiện bản dịch tài liệu chuyên ngành. Việc dung hòa được hai ngôn ngữ với hai luồng văn hóa hoàn toàn khác nhau để làm ra một bản dịch với ý nghĩa và nội dung thống nhất cũng là một điều không hề dễ dàng. 

Để khắc phục được khó khăn này biên dịch viên cần có sự am hiểu về văn hóa ngôn ngữ một cách sâu sắc thì mới có thể chuyển hóa ngôn ngữ một cách dễ dàng, mà vẫn có thể đảm bảo truyền tải được ý của tác giả trong ngôn ngữ nguồn và cách hiểu và nhìn nhận vấn đề theo văn hóa ngôn ngữ của độc giả trong ngôn ngữ đích. 

dich thuat chuyen nganh

5. Một số lưu ý trong quá trình dịch tài liệu chuyên ngành

Như vậy, có thể thấy rằng để dịch được các tài liệu chuyên ngành thì dịch thuật viên cần phải đảm bảo thực hiện đầy đủ theo các bước, các quy tắc làm việc một cách nghiêm túc thì mới có thể làm ra được một bản dịch đáp ứng được các tiêu chí mà khách hàng đưa ra. 

Bạn có đang mong muốn để trở thành một dịch thuật viên với công việc dịch tài liệu chuyên ngành? Ngôn ngữ có phải là thế mạnh và là sở trường của bạn? Và đặc biệt nếu bạn là một người ham học hỏi, yêu thích việc tiếp thu thêm các kiến thức mới thì công việc dịch tài liệu chuyên ngành sẽ là lựa chọn thú vị dành cho bạn đấy. 

Hãy khó tính với bản thân và kỹ tính với từng công đoạn làm việc để có thể làm ra được các sản phẩm dịch thuật chuyên ngành với chất lượng tốt nhất. Một bản dịch đúng - đủ - hay sẽ không chỉ giúp cho dịch thuật viên có được sự thuận lợi trong công việc mà còn giúp cho họ có một thương hiệu vững chắc hơn. Hơn nữa từ chính những sự khó tính đó đổi lại dịch thuật viên sẽ nhận được một khối lượng kiến thức và kinh nghiệm làm việc vô cùng hữu ích. 

Theo timviec365.vn

Japan IT Works



Việc làm theo chuyên ngành

Việc làm theo ngành

Việc làm theo tỉnh thành