Những lưu ý khi dùng liên từ trong tiếng Nhật


Liên từ trong tiếng Nhật là những từ có tác dụng liên kết các câu hay thành phần trong câu. Những liên từ này sẽ làm cho câu văn của bạn hay và chuyên nghiệp hơn.

1. Liên từ trong tiếng Nhật là gì?

Liên từ hay còn được gọi là từ nối, là những từ thể hiện quan hệ giữa các câu hoặc các thành phần của câu. Liên từ tiếng Nhật thường được sử dụng với các mục đích như thêm thông tin, lựa chọn, giải thích, chuyển chủ đề hoặc quan hệ điều kiện.

Một ví dụ về liên từ để các bạn dễ hiểu hơn,

Không có liên từ : 今日は日曜日だ。仕事がある。Hôm nay là Chủ nhật. Tôi có việc phải làm.

Câu có liên từ: 今日は日曜日だ。しかし、仕事がある。Hôm nay là Chủ nhật. Nhưng lại có công việc.

Ở câu này, liên từ “しかし: nhưng” được sử dụng khi kết quả ngược lại với những gì bạn mong đợi được viết ở câu trước. Bằng cách thêm “しかし: Nhưng”, bạn có thể thấy rằng nội dung câu sau trái ngược với nội dung của câu trước. Mối quan hệ giữa câu trước và câu sau trở nên rõ ràng và dễ hiểu hơn. Nó cũng truyền tải ý định của người viết rằng “Chủ nhật bình thường là một ngày không có việc làm, nhưng hôm nay lại có việc .”

2. Các loại liên từ trong tiếng Nhật

2.1. Từ nối quan hệ thêm thông tin

  • および [及び](接续) Và, với, cùng với
  • おまけに(接续) お負けに Hơn nữa, vả lại, ngoài ra, thêm vào đó, lại còn
  • かつ(副/接续) Đồng thời, hơn nữa
  • さらに(副) 更に Hơn nữa, vả lại, ngoài ra
  • しかも(接续) 然も Hơn nữa
  • それに(接续) 其れに Bên cạnh đó, hơn thế nữa, vả lại
  • そのうえ(接续) その上 Bên cạnh đó, ngoài ra, hơn thế nữa, hơn nữa là
  • それから(接续) 其れから Sau đó, từ sau đó, do đó, tiếp đó nữa
  • そうでなければ(接续) Nếu không như thế
  •  なお(接续) 尚 Vẫn còn, vả lại, thêm nữa
  • ならびに [並びに](接续) Và, cũng như
  • また(副) 又 Lại còn, hơn nữa, ngoài ra, bên cạnh đó, hơn thế nữa
  • ひいては(副) Với lại, mà còn, kế đó

Ví dụ: 

Ở cửa hàng này có nhiều loại sách như là manga và tiểu thuyết.

その店(みせ)には漫画(まんが)や小説(しょうせつ)など多(おお)くの本(ほん)があります。

2.2. Từ nối quan hệ lựa chọn

  • あるいは(接续) 或いは Hoặc, hoặc là
  • それとも(接续) 其れ共 Hoặc, hay, hoặc là
  • もしくは [若しくは](接续) Hoặc là, hay là
  • または(接续) 又は Hoặc, hoặc là, nếu không thì

Ví dụ:

Bạn đến Nhật vì công việc hay để đi chơi?

仕事(しごと)で、あるいは遊(あそ)びで日本(にほん)に来(き)てるの?

2.3. Từ nối quan hệ giải thích

  • すなわち(接续) 即ち có nghĩa là, cũng chính là nói, tức là, nghĩa là
  • つまり(接续) 詰まり tóm lại, tóm lại là, tức là, cũng chính là
  • なぜなら(ば)(接续) 何故なら bởi vì làm, do là, nếu nói là do sao thì...
  • よいするに(接续) Tóm lại là, chung quy lại là, đơn giản mà nói

2.4. Từ nối chuyển đổi chủ đề, chuyển chủ đề

  • さて(接续) 偖 nào, và sau đây, và bây giờ
  • それでは(接续) 其れでは trong trường hợp đó, sau đó, vậy thì
  • そもそも(副/接续) trước tiên, trước hết, ngay từ ban đầu, vốn dĩ
  • では(接续) thế thì, thế là
  • ところで(接续) 所で thế còn, có điều là, chỉ có điều, song
  • ときに [時に](副) thỉnh thoảng, đôi lúc, có lúc

Ví dụ:

Bạn sắp tốt nghiệp rồi nhỉ? Nhân tiện đây thì xin việc thế nào rồi?

もうすぐ卒業(そつぎょう)ですね。ところで、就職(しゅうしょく)はどうですか。

2.5. Từ nối quan hệ điều kiện, nối tiếp

Quan hệ thuận

  • したがって(接续)従って sở dĩ, vì vậy, do vậy
  • すると(接续) do đó mà, lập tức thì, nếu mà thế thì, vậy mà
  • そ(う)して(接续) với lại, hơn nữa
  • そこで(接续) 其れで do đó, bởi vậy, ngay sau đó
  • それで(接续) Cho nên, bởi thế mà
  • それでは(接续) 其れでは sau đó, vậy thì
  • それなら(接续) 其れなら Nếu như thế, trong trường hợp đó thì, nếu nói như vậy thì
  • それだから(接续) bởi thế, cho nên
  • それゆえ[それ故] (接续) それ故 Vì thế, vì vậy, thế nên
  • そうすると(接续) Nếu nói như thế, nếu làm như thế thì
  • そうすれば(接续) Nếu nói như thế, nếu làm như thế thì
  • ですから(接续) Vì thế, thế nên, do đó
  • ゆえに [故に](接续) Do đó, kết quả là
  • したがって(接续) 従って sở dĩ, vì vậy, do đó
  • 因って(接续) sở dĩ, vì vậy, do đó

Quan hệ nghịch

  • けれども(接续) Nhưng, tuy nhiên, thế mà, song
  • しかし(接续) 然し nhưng, tuy nhiên
  • しかしながら(接续) 併し乍ら tuy nhiên, thế nhưng, mặc dù vậy
  • それでも(接续) 其れでも nhưng...vẫn, dù...vẫn, cho dù thế...vẫn, cho dù như thế vẫn...
  • それなのに(接续) Cho dù thế nào vẫn, cho dù như thế thì, dù thế nào thì...
  • それにしても(接续) Dù sao đi nữa, trong bất cứ trường hợp nào (cũng), cho dù thế...vẫn
  • だけど(接续) tuy nhiên, tuy thế, song
  • だが(接续) tuy nhiên, nhưng, nhưng mà
  • ただし [但し](接续) tuy nhiên, nhưng, nhưng mà
  • だって(副助) Vì, chả là, dù là (thế), ngay cả (thế)...
  • でも(接续) Nhưng, tuy nhiên, nhưng mà, tuy vậy
  • ですけれども(接续) Mặc dù như thế, dù như thế thì
  • さりながら(接续) Mặc dù như thế, dù như thế thì
  • もっとも(接续) 尤も mặc dù, nhưng, tuy...
  • ところが(接续) 所が dù sao thì, thế còn, dù...
  • ところで(接续) 所で mà, nhưng mà...

3. Những lưu ý khi sử dụng liên từ trong tiếng Nhật

3.1. Không lạm dụng liên từ

Liên từ sẽ giúp cho câu văn của bạn hay và tự nhiên hơn tuy nhiên đừng vì thế mà lạm dụng nó. Bởi việc sử dụng quá nhiều liên từ trong câu hay sử dụng không đúng mục đích có thể làm cho câu của bạn lủng củng không rõ ràng.

Ví dụ: Lạm dụng quá nhiều liên từ

空き家を放置するとだんだん荒れてきます。そして、景観などの面で近隣に迷惑をかけます。また、税金面の優遇も受けられなくなります。だから、空き家は放置せずに売却しましょう。Nếu bạn để một ngôi nhà không có người trông coi, nó sẽ dần trở nên hoang vu vắng vẻ. Và nó gây rắc rối cho khu vực lân cận về mặt cảnh quan. Ngoài ra , bạn sẽ không thể nhận được các khoản trợ cấp về thuế. Vì vậy, đừng để căn nhà trống mà hãy bán nó.

Khi đọc đoạn văn này bạn cảm thấy như thế nào, có hay không. Đây chỉ là một đoạn văn ngắn, nhưng lại sử dụng rất nhiều liên từ. Bạn nên nhớ rằng không phải khi nào sử dụng liên từ cũng tốt.

Sửa lại cách dùng liên từ ở đoạn trên

空き家を放置するとだんだん荒れてきます。景観などの面で近隣に迷惑をかけます。税金面の優遇も受けられなくなります。そこで、空き家を相続したら、放置せずに売却しましょう。Nếu bạn để một ngôi nhà không có người trông coi, nó sẽ dần trở nên hoang vu. Nó gây rắc rối cho khu vực lân cận về mặt cảnh quan. Bạn cũng sẽ không thể nhận trợ cấp thuế. Vì vậy , nếu bạn được thừa kế một ngôi nhà không có người sử dụng, đừng để hoang nó mà hãy bán nó đi.

Bằng cách thu hẹp các liên từ thích hợp, bạn sẽ có thể tạo ra được nhịp điệu và bài văn trở nên đọc rõ ràng hơn.

3.2. Đặt dấu phẩy sau liên từ

Điều này rất dễ quên, nhưng hãy nhớ đặt dấu phẩy “,” sau liên từ nhé!

Đặc biệt, việc ngắt câu bằng cách đặt dấu phẩy sau các liên từ như “そこで” và “また” sẽ dễ hiểu hơn.

Câu ví dụ:

  • Không có dấu phẩy : オフィスの近くには公園があります。そこで昼休みには散歩します。Có một công viên gần văn phòng. Vì vậy tôi đi dạo trong giờ nghỉ trưa.
  • Có dấu phẩy : オフィスの近くには公園があります。そこで、昼休みには散歩します。Có một công viên gần văn phòng. Vì vậy, tôi đi dạo trong giờ nghỉ trưa.

Như trong câu ví dụ, rất khó để biết liệu “そこで” là liên từ dạng liên kết thuận hay là từ để chỉ nơi chốn. Do đó, “Dấu phẩy” cũng rất quan trọng để làm rõ rằng nó là một liên kết từ. Dấu phẩy sau liên kết cũng có tác dụng giúp câu dễ đọc hơn.

 

Các liên từ phù hợp sẽ là kim chỉ nam dẫn dắt người đọc trôi chảy đến câu tiếp theo. Vì thế bạn hãy ghi nhớ những liên từ trong tiếng Nhật thông dụng và hãy sử dụng nó thật đúng lúc, đúng nơi để những câu văn tiếng Nhật thêm hay và “chuẩn Nhật” nhé!

Sưu tầm 

Japan IT Works 



Việc làm theo chuyên ngành

Việc làm theo ngành

Việc làm theo tỉnh thành