Từ bỏ nghề Tester để làm Business Analyst (BA) có đáng?
Nền tảng của Tester tiệm cận với Business Analyst
Kiến thức hệ thống chuyên sâu:
Tester chú ý đến chi tiết và nắm rõ về hệ thống phần mềm được xây dựng, thậm chí còn tốt hơn các BA và chắc chắn là nhiều hơn Quản lý dự án. Tester thông qua công việc đảm bảo chất lượng của họ để biết lý do một kịch bản thất bại. Điều này làm cho một Tester một BA rất tốt.
Tester giỏi phân tích:
Tester được yêu cầu đọc, phân tích và xem xét các tài liệu đặc tả yêu cầu. Kỹ năng phân tích của Tester có thể giúp Business Analyst chỉ ra sự không rõ ràng trong các đặc tả yêu cầu nếu có.
Tester có kỹ năng giao tiếp tốt
Tester không chỉ ngồi trên máy tính xách tay chạy các kịch bản kiểm tra nhiều lần mà còn có khả năng giao tiếp cực tốt.
Tester làm việc và trao đổi với các vị trí khác như Developer, BA, PM,… về những vấn đề trong quy trình mà họ nhìn thấy. Trao đổi về các vấn đề môi trường thử nghiệm và quy trình thủ công mà người dùng doanh nghiệp có. Tester cũng đảm bảo rằng các kết quả kiểm tra được ghi lại trong các công cụ kiểm tra để bất kỳ ai đọc nó cũng hiểu được những gì sai với hệ thống.
Những cơ hội phát triển của nghề Business Analyst
Business Analyst giỏi là sự tổng hòa của nhiều kỹ năng có tính chuyên môn cao để áp dụng thành công cho bất kỳ lĩnh vực nào. BA được tiếp xúc được nhiều khách hàng, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Từ việc trao đổi, giao tiếp với họ sẽ có thêm nhiều kỹ năng, hiểu rõ hơn về nghiệp vụ. Điều này cho phép các BA thay đổi ngành, công ty hoặc lĩnh vực khác một cách dễ dàng.
Nghề BA thuộc mức thu nhập cao đang dần chiếm lợi thế trong thị trường tuyển dụng ngày nay. BA sẽ luôn nhận được mức lương lý tưởng khi là những chiếc “cầu nối” thông tin vững chắc mà họ xây dựng được từ khách hàng tới bộ phận phát triển dự án. Họ hiểu và tạo dựng các mối quan hệ kinh doanh bền chặt cho doanh nghiệp.
Top kỹ năng đặc trưng của một Business Analyst khác với Tester
Phân tích nghiệp vụ
Dành thời gian để trao đổi, lắng nghe, hiểu về đặc thù ngành, đặc thù kinh doanh của khách hàng. Xác định cái gì quan trọng với business của họ, hiểu khách hàng muốn gì.
Trong trường hợp khách hàng thường không biết rõ họ sẽ cần đưa ra những thông tin gì, đôi khi là những chi tiết quan trọng. BA cần đặt câu hỏi sắc sảo để lấy được thông tin mình cần.
BA cần nghĩ trước về các vấn đề mình sẽ cần làm rõ để có thể triển khai dự án. Các điểm mập mờ có thể tạo ra vấn đề rắc rối về sau. Đặt câu hỏi càng rõ ràng, càng sâu càng tốt.
Nắm chắc các yêu cầu nghiệp vụ từ khách hàng. Suy luận logic về nghiệp vụ một cách nhanh nhạy, độ chính xác gần như tương đối. Đánh giá các mức độ rủi ro trong hệ thống để hạn chế các lỗi có thể gặp phải của dự án
Kỹ thuật giao tiếp
Trao đổi khéo léo và sâu sắc để khai thác và nắm rõ những yêu cầu, mong muốn về sản phẩm của khách hàng. Business Analyst cần giữ communication flow liền mạch với khách hàng, đừng khiến hỏi bạn về tiến độ
Truyền đạt lại chính xác, chi tiết những yêu cầu của khách hàng và phân tích lý do có những yêu cầu đó cho đội phát triển dự án ( Developer, PM, QA, Tester,…)
Tạo nên tiếng nói chung, sự kết nối giữa khách hàng và đội dự án để phát triển sản phẩm một cách suôn sẻ
Những khó khăn khi chuyển từ Tester sang BA
Khó khăn bắt đầu bằng việc phân tích yêu cầu nghiệp vụ từ khách hàng. Sự thiếu hiểu biết, kiến thức mơ hồ về nghiệp vụ sẽ khiến Business Analyst gặp nhiều khó khăn trong việc hiểu rõ yêu cầu của khách hàng, chưa nói đến việc đưa ra các giải pháp hay thay đổi cần thiết về business đó.
Việc trau dồi hiểu biết, kiến thức về các ngành nghề sẽ là điều bắt buộc đối với BA
Làm việc giữa hai luồng tư duy kinh doanh và kỹ thuật sẽ khiến bạn khá đau đầu để hòa hợp, tìm tiếng nói chung giữa hai bên và việc vận hành dự án diễn ra một cách thuận lợi.
Nếu base IT của bạn vẫn còn non kém cũng khiến bạn gặp khó khăn trong việc giải quyết các vấn đề gặp phải của dự án.
Theo amela.vn
Japan IT Works