Học tester bắt đầu từ đâu?


Bạn đang có định hướng công việc về kiểm thử phần mềm trong thời gian tới nhưng chưa biết nên học tester bắt đầu từ đâu? Sau này công việc của mình sẽ như thế nào? Những thông tin chia sẻ ở bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan và chi tiết nhất!

Học tester xong sẽ làm gì?

Trong doanh nghiệp, trách nhiệm chính của một tester là đảm bảo sản phẩm đó không còn bất kỳ một lỗi nào trước khi giao đến khách hàng. Điều này có nghĩa tester sẽ đảm nhiệm việc kiểm tra phát hiện các lỗi đang tồn tại, đảm bảo chất lượng của phần mềm. Tùy vào từng doanh nghiệp hoặc dự án mà vai trò của tester cũng có mức độ tham gia khác nhau. Tester hiện nay có 2 hướng chính như sau:

  • Manual testing: Với hình thức này không đòi hỏi ở các bạn quá nhiều kiến thức về lập trình và khá ít sử dụng code. Tuy nhiên bạn phải nắm chắc các kiến thức liên quan, định nghĩa, kỹ thuật test manual, có tư duy tìm lỗi tốt.
  • Automation testing: Hình thức này đòi hỏi trình độ cao hơn, cần viết code thành thạo để kiểm tra lỗi một cách tự động sao cho hiệu quả nhất. Ngoài ra, bạn còn phải sử dụng được nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau để đáp ứng được yêu cầu của từng dự án.

Học tester bắt đầu từ đâu?

Tương tự với những ngành khác liên quan đến phần mềm thì các tester cần phải có là một nền tảng tốt về máy tính. Vậy học tester bắt đầu từ đâu? 

Đầu tiên là các bạn phải nắm được những kiến thức chung về phần mềm và máy tính. 

Ngoài ra bạn cũng cần bổ sung những kiến thức chuyên sâu để có thể đáp ứng được nhu cầu công việc khi đi làm thực tế.

hoc tester

Kiến thức chung

Về cơ bản, bạn cần phải nắm những kiến thức chung sau để có thể nghiên cứu chuyên sâu ngành nghề này:

  • Kiến thức căn bản về máy tính
  • Kiến thức tin học văn phòng căn bản
  • Biết cài đặt phần mềm, sử dụng internet thành thạo
  • Kiến thức về lập trình căn bản là SQL, HTML, CSS
  • Kỹ năng, kiến thức tổng quan về test: hiểu các định nghĩa, các thuật ngữ, quy trình phát triển phần mềm, quy trình test,…

Kiến thức chuyên sâu

hoc tester IT

Nếu bạn đi theo hướng Manual hoặc muốn phát triển hơn thì phải có học thêm những kiến thức sau:

  • Create a Test Plan: cách viết test plan
  • Design Test case: cách viết testcase thông dụng
  • Test Design Techniques: kỹ thuật thiết kế test case
  • Test reporting, Daily status report: cách viết báo cáo test case
  • Defect management: Finding defects, Logging defects, Tracking and managing defects – Report & quản lý bug, sử dụng tools tracking thông dụng như Jira, Mantis, Bugzilla, Application Lifecycle Management (ALM)
  • Mobile application testing: Cài đặt và test ứng dụng trên mobile
  • Windows, Website testing & Tools support: Test ứng dụng desktop, web, giả lập các trình duyệt khác nhau trên máy tính
  • Risk based testing process and implementation: Đánh giá rủi ro trong kiểm thử
  • Coding: SQL, HTML, CSS

Nếu bạn theo hướng Automation thì ngoài những kiến thức trên, bạn cần nắm thêm:

  • Lập trình: Java, C# (.Net) và ngôn ngữ khác dùng để hỗ trợ như AutoIT, Python
  • Automation Tool/Framework phổ biến như: Ranorex, Selenium, Appium, TestComplete
  • Các Tools khác như: Jmeter, SoapUI

Trên đây là những tài liệu bạn có thể tham khảo nếu muốn học tester. Nếu bạn không biết nên học tester bắt đầu từ đâu thì hãy tìm hiểu những kiến thức chung trước. Từ đó, bạn có thể tiếp tục chọn thêm những tài liệu phù hợp khác để học chuyên sâu.

Theo vn.got-it.ai

Japan IT Works 

 



Việc làm theo chuyên ngành

Việc làm theo ngành

Việc làm theo tỉnh thành