Kỹ năng cần thiết cho người mới đi làm, mẹo lấy thiện cảm từ cấp trên


Mặc dù cùng nỗ lực trong cách ứng xử và không có sự khác biệt nhiều về tính cách , nhưng có người nhận được nhiều thiện cảm từ mọi người, có người không. Vậy sự khác biệt đó là gì? Ở những người luôn nhận được thiện cảm tốt, họ có một vài điểm chung. Những vấn đề này thì không ở đâu dạy bạn cả. Sau đây tôi xin giới thiệu một vài mẹo để kết nối một cách khéo léo bạn với cấp trên ở mức độ công việc cũng như xã giao hằng ngày.

好感 (Kōkan) -Thiện cảm, không phải là một tính cách, mà là kỹ năng

Hãy nhìn vào những người được cấp trên ưu ái. Chắc hẳn nhiều bạn đã từng nghĩ

Anh ý tính xã giao tốt thế nên mới được vậy. Bản thân mình thế này thì có cố gắng cũng chỉ vậy thôi.

tao thien cảm 1

「感じの良さ」(Kanji no yo-sa) - Cảm giác tốt là một vấn đề tính cách khiến nhiều người từ bỏ việc cố gắng. Thực tế thì trong công ty những người được cấp trên ưu ái, cho dù đó là tính cách bẩm sinh đi chăng nữa, nếu không biết tận dụng thì cũng hiếm khi mà đạt được kết quả tốt.

Hành động nhận được thiện cảm đơn giản như là, khi trong công ty, bạn chú ý quan sát, chào hỏi cấp trên, đồng nghiệp cẩn thận. Trả lời to rõ ràng, từ việc nhỏ đến việc lớn phải hoàn thành chu đáo. Tỏ thái độ cảm ơn vì đã được tín nhiệm giao việc, cói đó là cơ hội thể hiện bản thân. Những sự tinh tế dù nhỏ nhặt nhưng đó là sự khác biệt giữa việc bản có nhận được thiện cảm của cấp trên hay không.

Cá tính cũng như tính cách, bản chất con người của bạn sẽ được đánh giá thông qua các cử chỉ rất bình thường hằng ngày. Tức là, Những người cấp dưới được đánh giá cao, đứng từ quan điểm của cấp trên mà nhìn thì, việc cấp dưới có kỹ năng suy nghĩ rồi hành động hay không. Chưa nói đến việc bạn làm có hiệu quả hay không. Đơn giản là cách bạn nhìn nhận và tiếp nhận vấn đề từ cấp trên.

 

5 Đặc trưng của những người bị cấp trên đánh giá thấp

Bạn nghĩ sao nếu đồng nghiệp và cấp dưới của bạn có những điểm như sau

  • Luôn trong trạng thái mệt mỏi
  • Không có hứng thú với công việc
  • Không nhờ vả được 
  • Phản ứng khó hiểu
  • Ngoan cố (Cấp trên: Khó bảo) 

 

Tất cả yếu tố trên đều chỉ là cảm giác hay là có vẻ là như vậy. Nhưng cấp trên sẽ có cái nhìn khá bao quát về bạn. Việc bạn có vấn đề về sức khỏe thật hay không, và bạn có thực sự đam mê với công việc hay không. Cấp trên sẽ nhìn lời nói và hành động của bạn để phán đoán và đánh giá. Nhận thức về các yếu tố ở trên giữa 2 loại cấp dưới, sẽ thấy được sự khác biệt to lớn.

tao thien cam 2

3 gợi ý đơn giản giúp bạn nhanh chóng cải thiện

  •  Chào hỏi
  •  Gương mặt vui vẻ 
  •  Sự phản ứng

 

Chào hỏi

Tại sao nhỉ, cái này chẳng phải tôi vẫn làm hằng ngày hay sao. Tuy nhiên, thực sự bản bạn đã làm tốt chưa, chỉ đơn giản là cúi chào đúng cách, giọng điệu, cái nhìn. Nó thực sự là khó để có một cái chuẩn. Bản phải thể hiện hôm nay sẵn sàng cống hiến với 100% năng lượng...

tao thien cam

Gương mặt

Không hẳn trong một ngày bạn luôn luôn phải giữ gương mặt như vậy. Nhưng nếu trong công ty, khi bạn chán ghét hay có gì đó khiến bạn mất cả hứng trong công việc đang làm, thì hãy chớ để nó thể hiện ra mặt vì đây là công ty, nơi người ta thuê bạn. Rất khó phải không nhỉ.

 

Phản ứng

Cái này khó nhất, đầu tiên bạn hãy chú yến đến thời gian biểu của mình. Khi được gọi hãy trả lời nhanh chóng. Khi không thể trả lời cụ thể vấn đề của cấp trên, hãy nói rõ bao giờ bạn làm nó. Đó là ý thức báo cáo, dù nhỏ nhất cũng phải thật kỹ trong việc làm báo cáo. Điều đó khiến cho cấp trên thấy bạn rất có ý thức tổ chức và trân trọng công việc.

 

Hy vọng với 3 gợi ý nhỏ trên sẽ giúp bạn nhanh chóng hòa nhập với văn hóa công ty. Đặc biệt là làm việc trong công ty Nhật. Chúc các bạn sớm thành công.

 

Theo viblo.asia

Japan IT Works 



Việc làm theo chuyên ngành

Việc làm theo ngành

Việc làm theo tỉnh thành