Là một developer, bạn có thể không biết làm thế nào để thăng tiến từ vị trí hiện tại tới vị trí tech lead. Nếu mục tiêu của bạn là trở thành nhà quản lý, bạn sẽ cần phải tự hỏi bản thân tại sao lại muốn đạt tới vị trí công việc này. Trở thành quản lý có thể phù hợp hoặc không phù hợp với mục tiêu dài hạn của bạn.
Có thể ban đầu bạn thích chỉ đơn thuần là một developer và cảm thấy thoải mái với vị trí hiện tại của mình. Nhưng sau một thời gian, bạn cảm thấy mình đã tích lũy khá nhiều kinh nghiệm và cảm thấy thích thú với việc quản lý các dự án, thích hỗ trợ các đồng nghiệp hơn là chỉ làm việc một mình. Bạn cũng thích các dự án phức tạp và muốn nhìn những người khác trong team cải thiện hơn kỹ năng viết code. Đây có thể là dấu hiệu để bạn bắt đầu có sự thay đổi.
Vậy, Tech lead có là vị trí nằm trong tầm ngắm của bạn? Điều quan trọng là phải xác định được chính xác định hướng của bạn là gì. Nếu bạn tin phát triển thành một tech lead là một hướng đi phù hợp thì bài viết này dành cho bạn. Dưới đây là 10 điều bạn cần lưu ý và học hỏi, cải thiện hàng ngày để trở thành tech lead trong tương lai:
1. Giúp đỡ và nhận trách nhiệm
Một người lãnh đạo thực thụ có thể lãnh đạo mà không cần đến chức danh hoặc quyền hạn. Chắc bạn cũng đã từng nghe đến sự khác nhau giữa leader và manager. Bất kỳ ai có một chức danh và đủ quyền hạn đều có thể ra lệnh. Nhưng đó không phải là lãnh đạo – lãnh đạo là ở việc bạn làm được những gì để thúc đẩy team của bạn tiến lên theo định hướng của bạn thay vì làm theo mệnh lệnh.
Do đó, bạn nên bắt đầu từ những việc nhỏ trước. Đảm nhận nhiều trách nhiệm hơn trong các dự án khó. Giúp đỡ đồng nghiệp bằng cách đưa ra các phản hồi. Tình nguyện trình bày về thông tin dự án. Đề xuất các cải tiến cho nhóm hoặc quy trình làm việc… là các việc bạn nên làm.
2. Chịu trách nhiệm
Khi đảm nhận trách nhiệm, hãy chịu trách nhiệm về mọi việc bạn làm. Một nhà lãnh đạo tốt luôn biết cách chịu trách nhiệm và tránh đổ lỗi cho người khác về những sai sót, trễ tiến độ hoặc do bug có thể xảy ra.
Thay vì phàn nàn về một lỗi mà ai đó đã tìm ra, hãy giúp họ sửa lỗi và làm sao nên tránh những lỗi đó trong tương lai. Những lời bào chữa sẽ không giúp giải quyết được vấn đề gì. Dành thời gian để hoàn thành những gì bạn đã cam kết. Nếu cần, hãy tìm cách thương lượng tiến độ với quản lý cấp trên.
3. Xây dựng các mối quan hệ
Đôi khi mọi người hiểu sai các mối quan hệ và gọi chúng là “nịnh nọt cấp trên”. Xây dựng các mối quan hệ là một trong những trách nhiệm của các nhà quản lý không chỉ trong lĩnh vực công nghệ. Hãy bắt đầu xây dựng mối quan hệ tốt với các đồng nghiệp khác ngay từ bây giờ. Họ sẽ là những người hỗ trợ bạn trong tương lai.
Có một số cách để thực hiện việc này, chẳng hạn như thuyết trình tại các buổi nói chuyện về công nghệ, tham gia hội thảo và cố vấn cho các nhóm developer khác. Các nhà quản lý hay đồng nghiệp sẽ đánh giá cao các mối quan hệ mà bạn xây dựng thông qua các nhiệm vụ này.
4. Trau dồi chuyên môn kỹ thuật
Để trở thành một tech lead, trước tiên phải là một kỹ sư giỏi. Bạn phải có nền tảng kỹ thuật phần mềm vững chắc và kinh nghiệm thực hành đa dạng. Vì vậy hãy phấn đấu thành kỹ sư phần mềm giỏi nhất và nhiều kinh nghiệm nhất trong nhóm. Quản lý mà không thể viết code hoặc không hiểu các chi tiết kỹ thuật sẽ không thể tham gia vào các cuộc thảo luận kỹ thuật. Một khi bạn trở thành một nhà quản lý, bạn phải luôn trau dồi cho kỹ năng kỹ thuật của mình ngày càng hoàn thiện và nâng cao.
5. Hãy đóng vai trò cố vấn
Bất kỳ developer thực sự giỏi nào trong team không làm việc theo nhóm đều có hại hơn là có ích. Nếu bạn giỏi về mặt kỹ thuật, thì hãy giúp cho đồng nghiệp đạt được trình đồ như bạn. Lập trình cùng với đồng nghiệp, đánh giá code, thuyết trình… đều là những cách tuyệt vời giúp bạn bắt đầu công việc tư vấn cho người khác.
Rất hiếm khi ai đó đến gặp và nhờ bạn cố vấn cho họ. Tuy nhiên, bằng cách xây dựng thương hiệu cho mình là chuyên gia và chủ động làm những điều đã đề cập ở trên, mọi người sẽ tự nhiên tìm đến bạn để xin lời khuyên. Bằng cách giúp đỡ người khác, bạn xây dựng các mối quan hệ có ý nghĩa và nhận được sự tôn trọng của mọi người. Và họ cũng làm tương tự như vậy với bạn khi cần thiết.
6. Phát triển kỹ năng quản lý dự án
Bàn giao dự án đúng thời hạn là một trong những trách nhiệm cốt lõi của bất kỳ nhà lãnh đạo nào. Là một developer, nếu bạn liên tục làm trễ thời hạn và đánh giá thấp nhiệm vụ được giao thì những người khác không thể tin tưởng bạn. Bạn phải luôn làm việc có tổ chức và hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Tất cả chúng ta đều biết rằng rất khó để ước tính các dự án phần mềm vì có nhiều điều không thể chắc chắn trước được. Tuy nhiên, với quy trình phù hợp, điều này không phải là không thể. Liên tục trao đổi về tiến độ và kỳ vọng của dự án với người quản lý hoặc các bên liên quan.
7. Cải thiện kỹ năng giao tiếp
Giao tiếp rõ ràng và ngắn gọn là đặc điểm rất quan trọng của bất kỳ nhà lãnh đạo nào. Nếu bạn không thể giải thích rõ ràng những gì bạn muốn với nhóm của mình, thì bạn đã thất bại với tư cách là người lãnh đạo trước khi mọi việc bắt đầu.
Giao tiếp có nhiều hình thức, bao gồm bằng lời nói, văn bản và thậm chí là ngôn ngữ cơ thể. Hãy cố gắng cải thiện kỹ năng giao tiếp của bạn.
Hậu quả là gì nếu bạn không giao tiếp tốt với vai trò là một tech lead? Team của bạn có thể bị trễ tiến độ vì bạn không thông báo các yêu cầu một cách rõ ràng và kịp thời. Sẽ có trường hợp mà việc thiếu thông tin liên lạc tạo ra sự hiểu lầm trong nhóm làm việc.
Cũng cần phải chú ý rằng nếu chỉ dựa vào những người khác đưa ra các thông tin chi tiết về yêu cầu dự án là không hiệu quả. Nếu là một tech Lead bạn sẽ phải hiểu tường tận để có thể giải thích và giao việc cho từng nhóm cụ thể.
8. Quản lý các nhà quản lý
Quản lý người quản lý của bạn (và đôi khi là người quản lý của họ) là khái niệm không phải là mới. Nó có nghĩa là bạn cần phải giao tiếp tốt với các quản lý của mình để hiểu rõ được các vấn đề có thể xảy ra. Các nhà quản lý không mấy ai thích sự bất ngờ, dù sự bất ngờ mà bạn đưa ra là tốt hay xấu.
Hãy thiết lập mối quan hệ tin cậy với người quản lý của bạn. Và hãy là người trực tiếp thực hiện các dự án quan trọng và phức tạp, và thực sự hoàn thành chúng đúng thời gian và ngân sách để thiết lập tốt hơn mối quan hệ này.
9. Học cách quản lý xung đột và xử lý khủng hoảng
Sự cố sẽ luôn xảy ra, bất kể bạn có lên kế hoạch chi tiết cẩn thận thế nào đi chăng nữa. Khi thực hiện một dự án bất kỳ nào bạn cũng luôn muốn giảm thiểu sự cố bug nhiều nhất có thể. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn là cách bạn xử lý các vấn đề này như thế nào.
Một người hoảng sợ trước áp lực sẽ ngay lập tức bị tước quyền lãnh đạo trong mắt các thành viên khác trong nhóm. Cả team và những quản lý khác muốn thấy một người điềm tĩnh, biết cách kiểm soát mọi thứ, ngay cả trong những tình huống căng thẳng nhất.
Giả sử có hai Tech Lead với thái độ và cách xử lý khủng hoảng khác nhau. Một Tech lead luôn giữ được sự điềm tĩnh. Không có xung đột hay áp lực nào có thể khiến anh ấy hoảng loạn. Ít nhất là không ai thấy anh ấy căng thẳng. Khi phải xử lý một vấn đề sản xuất vào lúc nửa đêm giờ sáng, anh ấy rất bình tĩnh và không than phiền. Sự cố đã được khắc phục và anh ấy có mặt để làm việc vào sáng hôm sau như thể không có gì xảy ra.
Một Tech Lead khác lại rất căng thẳng với các tiến độ, anh ấy báo ốm vào đúng ngày chúng tôi cần ra mắt tính năng mới. Anh ấy rất lo lắng, điều đó khiến những người xung quanh không thoải mái khi làm việc với anh ấy.
Trên là 2 trường hợp đối lập hoàn toàn, bạn hãy thử đoán xem ai sẽ dễ dàng thành công hơn với vai trò là một Tech Lead rồi chứ?
10. Cần có tầm nhìn
Một nhà lãnh đạo có tầm nhìn sẽ hiểu được tại sao họ cần chịu trách nhiệm trước mọi tình huống xảy ra. Họ cũng cần phải chịu trách nhiệm đảm bảo cho mọi thành viên trong team hiểu rõ tại sao họ lại làm việc trong một dự án.
Một nhà lãnh đạo phải giải thích được tại sao cần có dự án này, tại sao những người này lại làm việc này và làm thế nào để dự án này có vai trò đóng góp trong toàn bộ bức tranh lớn của tổ chức. Một team phải luôn tin tưởng vào những gì họ làm thì khi đó họ mới có thể đạt được kết quả.
Nào, hãy bắt đầu từ ngay hôm nay
Nếu bạn muốn trở thành một tech lead đừng chờ đợi sự cho phép, hãy thử sức mình ngay từ hôm nay.
Hãy là một chuyên gia trong lĩnh vực của mình và giúp đỡ mọi người khi họ gặp khó khăn. Rèn luyện kỹ năng giao tiếp. Xây dựng các mối quan hệ chuyên nghiệp với các đồng nghiệp hiện tại, tương lai và tiềm năng. Đảm bảo rằng bạn quản lý thời gian của mình một cách khôn ngoan và luôn hoàn thành các dự án đúng deadline.
Và đừng quên rằng lãnh đạo là về con người, vì vậy hãy giúp mọi người phát triển và làm tốt nhất công việc của họ.
Theo iguru.vn
Japan IT Works