Mô tả công việc của một Technical Leader

22/05/2021

Nếu bạn là người yêu thích kỹ thuật – công nghệ và đang có nhu cầu tìm kiếm cho mình một việc làm liên quan đến lĩnh vực này thì chắc chắn không thể bỏ qua vị trí Technical Leader. Để nắm rõ hơn về vị trí này, hãy cùng theo dõi thông tin về bản mô tả công việc Technical Leader chi tiết nhất trong bài viết sau nhé!

1. Khái quát chung về công việc Technical Leader

Technical Leader hay còn được biết đến là trưởng nhóm kỹ thuật – một trong số những vị trí chức vụ rất quan trọng trong bộ phận kỹ thuật tại doanh nghiệp hiện nay. Đặc biệt, trong bối cảnh nền kinh tế đang ngày càng chuyển biến tích cực, công nghệ bùng nổ đã và đang tạo điều kiện cho nhiều doanh nghiệp phát triển. 

Theo đó, khối lượng công việc trong các bộ phận của doanh nghiệp cũng ngày càng gia tăng, đặt ra nhu cầu cần bổ sung nhân lực để đảm bảo đúng tiến độ công việc và kế hoạch đã đặt ra.

Chính bởi vậy mà vị trí Technical Leader đã ra đời, nhằm hỗ trợ cho các trưởng phòng kỹ thuật quản lý đội nhóm, các dự án kỹ thuật, sắp xếp, phân chia công việc một cách hiệu quả hơn. 

2. Bản mô tả công việc Technical Leader mới và đầy đủ nhất

Technical Leader 1

Đối với từng doanh nghiệp, Technical Leader sẽ đảm nhiệm những công việc khác nhau tùy thuộc vào mức độ phát triển và quy mô hoạt động. Tuy nhiên, xét theo tính chất chung của công việc thì hầu hết các trưởng nhóm kỹ thuật sẽ chịu trách nhiệm chính với các vấn đề sau:

2.1. Đề xuất xây dựng các chiến lược, kế hoạch phát triển dự án cho doanh nghiệp

Việc xây dựng nên các ý tưởng cho dự án, phát triển doanh nghiệp là nhiệm vụ của tất cả các nhân viên trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, để mọi thứ được theo một mục tiêu nhất định, đi theo một hướng cụ thể thì những thành viên trong ban lãnh đạo sẽ là người trực tiếp phát triển các ý tưởng ban đầu, đề xuất ra các chiến lược và kế hoạch cụ thể lên trưởng phòng để họ phê duyệt. Sau khi đã được thông qua các ý tưởng đó thì mới triển khai và phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm.

Đây là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng đối với Technical Leader, là cơ sở để doanh nghiệp có thể đẩy mạnh hoạt động và phát triển mạnh mẽ.Theo đó, các chiến lược, kế hoạch này cần phải được vạch ra một cách chi tiết, cụ thể về thời gian, địa điểm, kinh phí, hướng triển khai,... Đặc biệt là đối với lĩnh vực kỹ thuật thì việc rõ ràng mọi thứ là điều rất cần thiết và quan trọng.

2.2. Quản lý quá trình triển khai, thực hiện các dự án

Các dự án kỹ thuật sau khi đã được phê duyệt và bắt đầu triển khai xuống các bộ phận thì trưởng phòng sẽ là người nhận công việc, chuyển xuống cho các nhóm thực hiện theo yêu cầu. Khi đó, các Technical Leader sẽ có trách nhiệm tiếp nhận dự án kỹ thuật của doanh nghiệp, tiến hành triển khai theo đúng kế hoạch mà trưởng phòng đã phân công.

Toàn bộ quá trình thực hiện bao gồm nguồn nhân lực, thời gian, tiến độ, chất lượng của các dự án hay các vấn đề, sự cố xảy ra trong quá trình phát triển dự án đều sẽ do các trưởng nhóm kỹ thuật đảm nhận. Technical Leader đặc biệt cần phải theo sát tất cả các hoạt động để đảm bảo không xảy ra bất kỳ vấn đề gì phát sinh, gây ảnh hưởng đến tiến độ cũng như chất lượng của dự án. Trong trường hợp xảy ra những lỗi kỹ thuật, sự cố thì cần giải quyết kịp thời hoặc nếu nằm ngoài phạm vi và khả năng thì cần phải báo cáo lên trưởng phòng một cách nhanh chóng.

2.3. Quản lý đội ngũ nhân sự trong nhóm mình phụ trách

Technical Leader có trách nhiệm quản lý đội ngũ nhân sự được phân công trong nhóm, bao gồm tất cả các vấn đề như sắp xếp, phân chia công việc cho các thành viên, quản lý vấn đề làm việc của mọi người đến đâu, đã đạt chỉ tiêu công việc đặt ra hay chưa, đốc thúc các thành viên trong nhóm làm việc theo tiến độ và hiệu quả hơn.

Ngoài ra, các trưởng nhóm kỹ thuật cũng đứng ra để xử lý các vấn đề khác của thành viên trong nhóm như là xin nghỉ phép, đề xuất công việc, tiếp nhận các ý tưởng mới cho dự án để gửi lên trưởng phòng, đề xuất về việc tăng lương, thưởng, xét duyệt thành tích nhân viên xuất sắc trong tổ cho trưởng phòng,...

Ngoài ra, Technical Leader cũng hỗ trợ cho bộ phận nhân sự trong việc tuyển dụng nhân viên kỹ thuật, đào tạo nhân sự mới, bồi dưỡng kỹ năng, kiến thức chuyên môn cho nhân viên khi có yêu cầu.

2.4. Làm việc với khách hàng về phát triển, hợp tác các dự án

Technical Leader cũng thường xuyên được trưởng phòng cử đi gặp gỡ các đối tượng khách hàng, các nhà đầu tư để bàn bạc về các dự án phát triển công nghệ, kỹ thuật của doanh nghiệp. Theo đó, các trưởng nhóm kỹ thuật sẽ thường phải làm việc ở bên ngoài, liên hệ khách hàng, gặp gỡ, giới thiệu về các sản phẩm, dịch vụ, các dự án và thuyết phục khách hàng ký kết hợp đồng hợp tác với doanh nghiệp.

Đây là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng đối với Technical Leader, có ảnh hưởng đến sự duy trì và phát triển của các doanh nghiệp.

2.5. Tham gia vào các cuộc họp nội bộ để xử lý cũng như xây dựng phương hướng cho dự án

Technical Leader sẽ thường xuyên cùng các trưởng nhóm khác trong bộ phận hay bộ phận khác, trưởng phòng kỹ thuật, ban lãnh đạo doanh nghiệp tổ chức các buổi họp nội bộ theo định kỳ để báo cáo tình hình hoạt động của các dự án, tiến độ công việc ra sao cho Ban lãnh đạo nắm bắt.

Ngoài ram, trong trường hợp gặp các vấn đề phát sinh lớn và cần có ý kiến chỉ đạo của cấp trên, cần họp bàn và đưa ra thống nhất thì cũng cần phải triệu tập các cuộc họp và cùng thảo luận, giải quyết các vấn đề một cách nhanh chóng, kịp thời.

2.6. Một số công việc liên quan đến kỹ thuật khác

Bên cạnh những công việc trên thì các Technical Leader cũng cần thực hiện thêm khá nhiều nhiệm vụ liên quan khác bao gồm:

- Lập báo cáo tình hình thực hiện công việc của các thành viên trong nhóm và gửi lên trưởng phòng.

- Phối hợp, hỗ trợ một số bộ phận liên quan khác trong công việc như là kinh doanh, phát triển dự án,...

- Đi công tác theo dự án và yêu cầu từ trưởng phòng, Ban lãnh đạo.

- Thực hiện một số công việc khác về kỹ thuật trong phạm vi trách nhiệm và sự chỉ đạo từ cấp trên.

3. Những quyền lợi hấp dẫn dành cho Technical Leader hiện nay

Technical Leader

Làm việc ở vị trí Technical Leader, bạn sẽ có cơ hội nhận được rất nhiều quyền lợi hấp dẫn khác nhau từ các doanh nghiệp cũng như đặc thù tính chất công việc.

Môi trường làm việc trong ngành kỹ thuật – công nghệ hiện nay được đánh giá là rất năng động, luôn biến đổi không ngừng nghỉ, có điều kiện phát triển mạnh mẽ, do đó, các bạn trẻ khi theo đuổi và làm việc trong ngành này cũng sẽ được trải nghiệm một môi trường chuyên nghiệp, được tiếp cận nhanh chóng những thành tựu tân tiến, trau dồi kiến thức, kinh nghiệm, nâng cao các kỹ năng và hoàn thiện bản thân.

Làm trưởng nhóm kỹ thuật tại các doanh nghiệp, các bạn sẽ thường xuyên được tham gia vào các lớp đào tạo, huấn luyện chuyên môn, rèn luyện các kỹ năng nhằm nâng cao trình độ, năng lực và có cơ hội thăng tiến rất cao.

Ngoài ra, Technical Leader cũng nhận được đầy đủ các chế độ đãi ngộ dành cho người lao động theo quy định của nhà nước bao gồm tham gia bảo hiểm bảo vệ sức khỏe, được khám sức khỏe định kỳ, thăm hỏi, hỗ trợ ốm đau, bệnh tật, hưởng các ngày nghỉ cuối tuần, nghỉ lễ, Tết, nghỉ phép và tham gia du lịch hàng năm, được xét tăng lương, phụ cấp, trợ cấp, thưởng dự án,...

4. Technical Leader nhận được mức lương là bao nhiêu?

Mức lương đối với vị Technical Leader trong các doanh nghiệp hiện nay được xếp vào hạng khá “khủng” và hấp dẫn dành cho các bạn trẻ. Đối với những ai có ít năm kinh nghiệm hay được bổ nhiệm từ nhân viên kỹ thuật lên trưởng nhóm thì có thể nhận được mức lương từ 10 – 15 triệu đồng/tháng. Còn những ai đã dày dặn kinh nghiệm, kỹ năng và trình độ tốt thì mức lương sẽ từ 18 – 24 triệu đồng/tháng.

Đặc biệt, nếu bạn được làm Technical Leader trong các doanh nghiệp nước ngoài, chuyên sâu về công nghệ - kỹ thuật thì mức lương có thể sẽ lên đến 30 – 40 triệu đồng/tháng tùy vào khả năng mỗi người.

5. Tiêu chí tuyển dụng việc làm Technical Leader trong các doanh nghiệp

Các tiêu chí đặt ra trong quá trình tuyển dụng, xét duyệt vị trí này cũng là khá khắt khe. Cụ thể, để có thể ứng tuyển hay làm được ở vị trí Technical Leader này, các bạn sẽ phải đáp ứng được những yêu cầu sau:

- Tốt nghiệp từ các trường đại học trở lên theo chuyên ngành về kỹ thuật, công nghệ thông tin, am hiểu chuyên sâu về các kiến thức trong lĩnh vực, ưu tiên những bạn có kinh nghiệm trong nghề từ 1 – 2 năm.

- Một Technical Leader cần phải có trình độ ngoại ngữ tốt (đặc biệt là tiếng Anh) để có thể làm việc được với khách hàng, hiểu được các thuật ngữ chuyên ngành.

- Am hiểu về lập trình, kỹ thuật phần mềm, phần cứng, các ứng dụng công nghệ.

- Có khả năng hoạch định các chiến lược, kế hoạch cho dự án, khả năng tư duy tốt, sáng tạo trong công việc.

- Luôn làm việc với niềm đam mê, nhiệt huyết lớn, năng động, linh hoạt trong xử lý các vấn đề của công việc.

- Yêu cầu có khả năng giao tiếp tốt để làm việc với khách hàng, truyền đạt các kiến thức và chỉ đạo công việc cho các thành viên trong nhóm, báo cáo công việc với trưởng phòng và Ban lãnh đạo.

- Có thái độ làm việc nghiêm túc, chuyên nghiệp, luôn phải cẩn trọng, tỉ mỉ trong mọi chi tiết công việc.

- Có kỹ năng lãnh đạo để có thể quản lý được các thành viên trong nhóm một cách hiệu quả.

- Thành thạo tin học văn phòng và các công cụ, phần mềm cần thiết cho công việc.

- Có khả năng xử lý, giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thông minh, luôn bình tĩnh trước các tình huống để tìm ra phương án giải quyết tốt nhất.

- Khối lượng công việc của các trưởng nhóm kỹ thuật là khá lớn, do đó yêu cầu làm ở vị trí này sẽ cần có khả năng tổ chức, sắp xếp công việc khoa học, chịu được áp lực lớn từ công việc.

Hy vọng thông qua bài viết trên đây, các bạn sẽ nắm rõ được trọn bộ thông tin mô tả công việc Technical Leader và từ đó xác định cũng như tìm kiếm được cho mình một vị trí việc làm phù hợp nhất.

Theo timviec365.vn

Japan IT Works



Việc làm theo chuyên ngành

Việc làm theo ngành

Việc làm theo tỉnh thành