Các quốc gia ảnh hưởng Covid nặng nề nhất

03/12/2020

Với sự lây lan của COVID-19, không quốc gia nào có thể tránh được Ảnh Hưởng Covid từ đại dịch này. Hãy điểm lại những quốc gia đã bị thiệt hại nặng nề nhất từ cô nàng Corona này nhé.

Trung Quốc – Quốc gia có ca mắc đầu tiên

  • Là nước có ca mắc virus SARS-CoV-2 đầu tiên, Trung Quốc là một trong những nước chịu Ảnh Hưởng Covid nặng nề nhất do dịch bệnh này gây ra
  • Đây là lần đầu tiên Trung Quốc chứng kiến nền kinh tế của mình bị suy giảm trong ba tháng đầu năm kể từ khi bắt đầu ghi số liệu hàng quý vào năm 1992. “Sự suy giảm GDP từ tháng Giêng đến tháng Ba sẽ chuyển thành tổn thất thu nhập vĩnh viễn, được thể hiện trong các vụ phá sản của các công ty nhỏ và người lao động mất việc làm,” Yue Su tại nhóm nghiên cứu the Economist Intelligence Unit, nói.

 

Châu Âu – tâm dịch tháng 3 và giữa tháng 8

Nga

Chỉ tạm lắng dịu trong khoảng thời gian mùa hè ngắn ngủi và tái bùng phát vào trung tuần tháng 9 vừa qua. Các bệnh viện chật cứng người bệnh, không ít bác sĩ phải làm việc đến kiệt sức. Từ ngày 4-10 đến nay, mỗi ngày nước Nga có thêm hơn 10 nghìn ca bệnh. 

Các nhà chức trách cảnh báo, con số 20 nghìn ca mới/ngày có thể không còn là viễn cảnh nữa. Hiện Nga xếp thứ tư trong bảng xếp hạng Covid-19 của thế giới và đứng đầu bảng xếp hạng của châu Âu. 

Tây Ban Nha

Là một trong những nước đầu tiên chứng kiến đà tăng mạnh của dịch Covid-19. Nước này có số ca nhiễm mới vượt ngưỡng 7.000 vào ngày 14-8, thời điểm kỳ nghỉ hè chưa kết thúc. Kể từ đó, mỗi ngày Tây Ban Nha liên tiếp nhận Ảnh Hưởng Covid ghi nhận số ca nhiễm mới ở mức cao, dao động từ 5.000 đến 21 nghìn ca nhiễm/ngày. 

Pháp

Cũng ghi nhận đà tăng tốc của dịch bệnh từ giữa tháng 8. Số ca bệnh nặng tại quốc gia này cao hơn so với các nước khác trong khu vực, lên tới hơn 2.000 ca tính tới ngày 19-10. Vùng thủ đô của Pháp đang ở mức rất đáng lo ngại, khi hơn 50% số giường hồi sức cấp cứu dành cho người bệnh Covid-19. 

Anh

Dịch bệnh bắt đầu gia tăng rõ rệt từ đầu tháng 9, rồi vượt ngưỡng 10 nghìn ca/ngày từ cuối tháng 9. Ngày 21-9, các quan chức y tế Anh đánh giá tình hình dịch bệnh “tăng mạnh” đến gần ngưỡng cao nhất để đưa ra biện pháp phong tỏa các khu vực dân cư có sự lây lan đáng báo động. 

Rút kinh nghiệm từ đợt dịch trước, Chính phủ Anh đã hành động ngay, ra lệnh đóng cửa quán bar và nhà hàng từ 22 giờ, hạn chế số người tại các sự kiện như đám cưới, bắt buộc đeo khẩu trang ở địa điểm công cộng trong không gian kín. 

Italy

Là quốc gia đầu tiên tại châu Âu chịu Ảnh Hưởng Covid của đại dịch, Italy không tránh được làn sóng dịch thứ hai. Tình hình thay đổi nhanh chóng sau ngày 1-10, khi số ca mắc mới tại Italy tăng không ngừng. Đỉnh dịch trong đợt bùng phát đầu tiên của nước này rơi vào ngày 21-3 với hơn 6.500 ca mới, thấp hơn nhiều so với 16 nghìn ca vào ngày 22-10.

 

Mỹ – Đất nước có số người nhiễm cao nhất

Là quốc gia có số ca Covid-19 cao nhất thế giới, Mỹ đã bị trúng đòn nặng nề từ các biện pháp phong tỏa, hạn chế đi lại nghiêm ngặt để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, khiến nhiều doanh nghiệp phải tạm ngưng hoạt động và hàng triệu người mất việc làm. 

Cùng ngày, theo đài ABC News, báo cáo mới của Bộ Lao động Mỹ cho biết 1,4 triệu người đã nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp vào tuần rồi. Ngoài ra, khoảng 17 triệu người vẫn đang nhận trợ cấp thất nghiệp. Thông tin trên khiến sức ép đang gia tăng lên Nhà Trắng và quốc hội trong việc tìm tiếng nói chung về một gói hỗ trợ thứ hai sau khi gói cứu trợ hiện nay hết hạn trong ngày 31-7.

Các nhà phân tích cho rằng tình trạng ảm đạm này sẽ tiếp diễn. IMF dự đoán GDP Mỹ sẽ giảm 6,6% trong năm nay.

 

Brazil, Ấn Độ – Những nước từng dẫn đầu số ca mắc mới và tử vong

Kể từ khi ghi nhận ca nhiễm đầu tiên vào ngày 26-2, đến nay quốc gia Nam Mỹ này đã có hơn 4,04 triệu người mắc COVID-19 và gần 125.000 người qua đời vì đại dịch này, biến Brazil thành nước chịu ảnh hưởng nặng nề thứ hai bởi dịch COVID-19 sau Mỹ.

Ấn Độ hôm 31-7 ghi nhận số ca nhiễm mới trong một ngày đạt mức cao kỷ lục là 55.078, nâng tổng ca nhiễm lên hơn 1,64 triệu. 

Đây là diễn biến đáng lo trong bối cảnh chính phủ quốc gia Nam Á này tiếp tục nới lỏng các biện pháp hạn chế, phong tỏa nhằm thúc đẩy phục hồi kinh tế.

Đây là mức sụt giảm GDP mạnh nhất kể từ khi các số liệu kinh tế theo quý của Ấn Độ bắt đầu được công bố năm 1996 và xấu hơn hầu hết những dự báo trước đó của các nhà kinh tế. Như vậy, đại dịch Covid-19 đang gây ra những hậu quả nặng nề với nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới bất chấp việc Ấn Độ đã triển khai các biện pháp phong tỏa từ rất sớm và nghiêm ngặt.

 

Việt Nam – Sau 2 đợt bùng phát dịch, Việt Nam giờ thế nào?

Với quy mô lây lan của đại dịch COVID-19, cũng như những hậu quả tiêu cực về kinh tế và xã hội mà nó mang lại trên toàn thế giới, Việt Nam lại là một ví dụ rất thú vị. Việt Nam – một trong những nền kinh tế ổn định và đang phát triển nhanh chóng nhất của Đông Nam Á, đã đối phó với sự bùng phát của dịch COVID-19 khá thành công và duy trì tăng trưởng kinh tế, mặc dù vẫn phải gánh chịu những tổn thất do Ảnh Hưởng Covid của đại dịch.

Có thể khẳng định chắc chắn rằng Việt Nam, quốc gia với dân số hơn 96 triệu người, đã đạt được một số tiến bộ trong cuộc chiến chống lại đại dịch COVID-19. Trong đó, các biện pháp phòng ngừa chống dịch bệnh này đóng một vai trò đặc biệt trong việc tránh được một số lượng lớn nạn nhân tử vong.

Theo sandla.org

Japan IT Works 



Việc làm theo chuyên ngành

Việc làm theo ngành

Việc làm theo tỉnh thành