Bước ra khỏi vùng an toàn là gì?


Mỗi chúng ta đều mong muốn có một cuộc sống ổn định và bình thường như bao người. Tuy nhiên, chúng ta chỉ được sống có một lần trên đời, mà mỗi người đều có những khả năng vô hạn có thể họ chưa khám phá được. Liệu bạn có là người đó, liệu bạn có muốn bước ra khỏi vùng an toàn để khám phá bản thân mình?

Vùng an toàn là gì

Một vùng an toàn là giới hạn mà một cá nhân tự đặt ra cho mình và sẽ từ chối vượt qua nó. Cứ vượt qua nó nhiều lần sẽ càng làm họ cảm thấy sợ hãi và lo lắng.

 “Cuộc sống chỉ thực sự bắt đầu khi bạn bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân”

 Thật dễ dàng để tiếp tục làm những gì cảm thấy quen thuộc - nhưng đây là những lý do tại sao bạn nên bước ra khỏi Vùng An Toàn của bản thân:

  • Không có rủi ro thì không có phần thưởng
  • Bạn sẽ học được điều gì đó mới
  • Sự tự mãn giết chết sự sáng tạo
  • Bước khỏi vùng an toàn sẽ giúp bạn thành công hơn
  • Những điều tuyệt vời không bao giờ đến từ Vùng An Toàn

Điều gì đang chờ đợi bạn ở bên ngoài vùng an toàn?

Khi thoát khỏi Vùng An Toàn, bạn sẽ bước vào Vùng Sợ Hãi (Fear zone)Vùng Học Hỏi (Learning Zone), trước khi đến với Vùng Tăng Trưởng (Growth Zone).

Cần rất nhiều can đảm để bước từ Vùng An Toàn sang Vùng Sợ Hãi. Không có lộ trình rõ ràng, không thể đối mặt và giải quyết tình huống mới bằng cách dựa trên những kinh nghiệm trước đó. Điều này có thể khiến bạn lo lắng và nản lòng. Tuy nhiên, đừng để nỗi sợ hãi che khuất tầm nhìn của bạn,  Vùng Sợ Hãi là một bước cần thiết trên đường đến các Vùng Học Hỏi và Vùng Tăng Trưởng, nơi bạn sẽ có cơ hội học hỏi nhiều kỹ năng và kiến thức mới. 

Càng học hỏi và trải nghiệm, bạn càng tự tin vào khả năng của bản thân và trong trạng thái luôn sẵn sàng cho những thử thách mới.  Khi bạn đã đến Vùng Học Hỏi và Tăng Trưởng, dù phải đối mặt với bất kì tình huống khó khăn nào bạn cũng sẽ sớm phục hồi và thích ứng để đạt thành công. 

Ngay từ bây giờ, hãy xây dựng cho mình một nền tảng năng lực vững chắc và nguồn năng lượng tích cực để mỗi ngày đều nỗ lực tiến về phía trước, bước ra khỏi Vùng An Toàn của bạn.  Những thay đổi rất nhỏ được tích lũy từ hôm nay, một ngày nào đó sẽ tạo ra sức mạnh thay đổi cuộc đời. 

Cách để bước ra khỏi vùng an toàn 

viec ban hang

Lấy ví dụ như khi bạn vừa bắt đầu làm việc bán hàng. Có thể công việc này tồn tại vài mặt mà khi làm bạn cảm thấy rất thoải mái. Như là nói chuyện với cộng sự hay khách hàng riêng.

Mặt khác, ý tưởng chào hàng qua điện thoại lại làm bạn cảm thấy lo lắng. Cơ bản là, bạn cảm thấy không thoải mái khi làm bất cứ điều gì không phải là việc trao đổi riêng.

Bạn sẽ rất dễ rơi vào bế tắc nếu không bao giờ vượt ra khỏi vùng an toàn của mình. Vấn đề ở đây là việc đó sẽ thường ngăn cản bạn đạt được thành công và hạnh phúc thật sự trong cuộc sống. Đó là lý do tại sao một trong những cách tốt nhất để trưởng thành là thử thách những giới hạn mà đa số mọi người cho là “bình thường” để có thể sống cuộc sống bạn mong muốn.

Vậy hãy cùng bàn luận về bảy bước vượt ra vùng an toàn nào.

Bước 1 – Thu thập thông tin

Sự lo lắng thường phát sinh từ nỗi sợ thiếu hiểu biết. Thường thì ta sẽ tưởng tượng ra viễn cảnh tồi tệ nhất có thể xảy ra khi ta băng qua giới hạn mà luôn cho ta cảm giác an toàn.

Để đào thoát khỏi khu vực an toàn, bạn cần phải học hỏi trước đã. Mục tiêu của bạn ở đây là tìm hiểu về bất kì những kĩ năng hay hoạt động mà bạn đang theo đuổi. Bạn cần phải trao đổi với những người đã làm điều tương tự. Bạn đọc sách liên quan đến lĩnh vực đó. Và bạn cần tham khảo những bài báo trên Internet về vấn đề này.

Thông tin là sức mạnh. Và bạn càng biết nhiều về thứ gì đó, bạn sẽ càng cảm thấy bớt sợ hãi hơn và trở nên mạnh mẽ.

Ví dụ: Lấy ví dụ như ở phần mở đầu, nếu bạn muốn trở thành một người bán hàng chuyên nghiệp thì mục tiêu của bạn là phải trở nên thoải mái với việc điện thoại bán hàng. Vì vậy bạn sẽ phải nói chuyện với những người bán hàng hàng đầu và học hỏi xem họ đã làm thế nào để vượt qua trở ngại này. Sau đó bạn sẽ phải trau dồi thêm kiến thức về quá trình và những mẹo mà những người khác đã dùng.

Bước 2 – Lập kế hoạch

Sau khi tự học, bạn cần lập ra một kế hoạch để vượt ra khỏi ranh giới của những việc bạn cho là nằm trong khả năng mình.

Đối với bước này bạn sẽ lên kế hoạch chi tiết từng bước một về việc làm cách nào để vượt ra vùng an toàn. Bạn bắt đầu với việc dễ dàng nhất. Sau đó hãy lập một kế hoạch tiến lên từng bậc một.

lap ke hoach

Trong bản kế hoạch này bạn cũng cần phải đưa ra vài tiêu chuẩn. Đây là những mục tiêu con mà sẽ từng bước một đưa bạn vượt ra vùng an toàn.

Hơn nữa, việc nhận ra được những thử thách chủ yếu bạn sẽ phải đối mặt và mình sẽ làm gì để vượt qua chúng cũng rất quan trọng.

Ví dụ: Quay trở lại với công việc bán hàng. Một khi bạn đã học được quá trình gọi điện bán hàng, bạn ngồi xuống và lập một kế hoạch để vượt qua mặt hạn chế này. Có thể là bắt đầu với những người bạn đã biết và từng bước tiến hành theo gọi điện bán hàng cho những khách hàng tiềm năng mà bị cho là chả có hi vọng gì.

Bước 3 – Bản thân phải có trách nhiệm

Tinh thần trách nhiệm chính là một chìa khóa quan trọng khác trong việc bứt ra khỏi vùng an toàn của bạn. Bạn sẽ cần phải kể cho bạn bè và gia đình mình biết rằng bạn đang cố gắng làm gì. Hoặc bạn thậm chí có thể tìm một cộng sự có trách nhiệm hoặc thành lập một nhóm“quân sư” cho mình.

Đây là một bước quan trọng bởi vì những người trong cuộc sống của bạn sẽ giúp bạn đi đúng theo kế hoạch của mình. Họ sẽ cho bạn “cú hích” giống như việc bạn đang cố đẩy mình ra khỏi giới hạn vậy. Có họ thì bạn sẽ cảm thấy khó khăn hơn nếu bỏ cuộc bởi bạn biết làm vậy thì mình sẽ trông ngu ngốc đến thế nào.

Ví dụ: Cũng dùng ví dụ ở trên, bạn sẽ nói với mọi người là bạn muốn trở thành một người bán hàng đẳng cấp. Hãy tuyên bố công khai rằng bạn hứa sẽ gọi ít nhất 20 cuộc điện thoại mỗi ngày. Hi vọng rằng nếu bạn bè và gia đình bạn quan tâm thì mỗi ngày họ đều sẽ hỏi bạn rằng liệu bạn đã đạt được mục tiêu con đó chưa.

Bước 4 – Tiến hành từng bước nhỏ

Cuộc hành trình ngàn dặm bắt đầu chỉ bằng một bước đi nhỏ. ~ Lão Tử

Việc vượt khỏi vùng an toàn khởi đầu bằng bước đầu tiên. Một khi bạn đã chuẩn bị sẵn sàng một bản kế hoạch thì bạn chỉ cần đơn giản bắt đầu bằng việc quan trọng đầu tiên đó thôi.

Bước đi rón rén từng tí một là cách tốt để khiến bản thân tê liệt với những cảm xúc lo lắng. Bạn không phải là đang cố đạt được thành công chớp nhoáng. Thay vào đó, bạn kiên định từng chút vượt qua từng tầng của giới hạn vùng an toàn và bước đến một mục tiêu lớn nhất.

Ví dụ: Như tôi nói trước đó, bạn đang cố gắng bước từng “bước con” trong công việc bán hàng. Đầu tiên bạn cần luyện tập với gia đình và bạn bè. Sau đó bạn sẽ gọi cho những khách hàng tiềm năng mà sẵn sàng mua hàng. Cuối cùng, bạn sẽ làm việc với những vị khách cáu kỉnh mà thực sự khó nhằn và gần như chẳng có hi vọng gì.

Bước 5 – Thử thách vùng an toàn một cách táo bạo

Để thật sự bứt phá khỏi vùng an toàn, bạn sẽ cần thực hiện cái mà tôi gọi là “thử thách táo bạo.” Đây là một cách tiếp cận dồn dập mà bạn sẽ phải làm rất nhiều việc khiến bạn sợ hãi. Ý tưởng ở đây là bạn sẽ kích thích cơ thể của mình để khiến nó trở nên hoàn toàn quen thuộc.

Bạn sẽ không có thời gian để nghĩ về nỗi sợ của mình. Thay vào đó, bạn sẽ luôn bận rộn với việc thoát ra khỏi giới hạn đến nỗi lãng quên cả những gì từng khiến bạn sợ.

thu thach cong viec

Ví dụ: Một “thử thách táo bạo” cho công việc bán hàng sẽ là gọi hơn 100 khách hàng tiềm năng trong một khoảng thời gian hạn định. Bạn sẽ chẳng nghĩ gì trong cả quá trình này. Bạn chỉ thực hiện nó thôi. Nếu một người nào đó quá thô lỗ hay treo máy, thì bạn nhanh chóng gọi số khác và cứ tiếp tục.

Bước 6 – Luôn tích cực

Sẽ có đôi lúc bạn sẽ trải qua những kết quả tiêu cực. Điều gì đó khiến sự tự tin của bạn lung lay và làm bạn cảm thấy sợ hãi. Bí kíp là đừng để cho bất cứ thứ gì ngăn cản bạn khỏi việc bứt ra khỏi nấc giới hạn an toàn của mình.

Hãy thừa nhận rằng bạn sẽ phải nhận những kết quả tiêu cực. Đó là điều đương nhiên trong cả quá trình này.

Đừng để cho sự tiêu cực đó len lỏi vào trong trí óc bạn. Nhắc nhở bản thân rằng đó là điều sẽ phải xảy ra. Thực sự thì, bạn nên thừa nhận rằng đó là lúc bạn đang nhận được những nhận xét về cách làm sao để thực hiện tốt hơn.

Ví dụ: Việc gọi điện chào hàng với những khách hàng mới sẽ phải nhận rất nhiều ‘sự từ chối.’ Người ta sẽ cứ treo máy đó, họ  sẽ tỏ ra bất lịch sự, và một vài người thậm chí còn đe dọa giết bạn.

Mẹo ở đây là hãy dùng câu thần chú “người tiếp theo”. Bất cứ khi nào có người tỏ ra tiêu cực thì bạn hãy nhanh chóng nhận lỗi là của mình và đơn giản nói “người tiếp theo”, rồi lại tiếp tục gọi cuộc điện thoại khác.

Bước 7 – Không ngừng mở rộng vùng an toàn của bạn

Đừng bao giờ ngừng mở rộng vùng an toàn của bạn. Thậm chí khi đã đạt được mục tiêu đã định thì việc tiếp tục vượt ra khỏi giới hạn này cũng quan trọng.

Hãy tìm kiếm những thử thách mới. Tìm những thứ mà bạn chưa từng tưởng tượng rằng mình sẽ làm. Như việc đứng lớp một môn học mà trước đó bạn vô cùng sợ hãi. Hoặc bạn có thể làm những việc đòi hỏi những kỹ năng liên quan.

Ví dụ: Khi mà cuối cùng cũng thoải mái với việc gọi điện bán hàng cho người lạ thì bạn sẽ cần những trải nghiệm mang tính thử thách hơn. Có thể bạn sẽ hỗ trợ một người bán hàng nhỏ hơn mà cũng gặp khó khăn trong lĩnh vực này. Hoặc có thể bạn nhận ra một lĩnh vực quan trọng trong công việc và tập trung vào việc thuần thục được kỹ năng đó.

Điều quan trọng là phải liên tục vượt ra khỏi những giới hạn trong công việc của mình.

BẠN vượt ra khỏi vùng an toàn của mình như thế nào?

Việc vượt ra vùng an toàn của bản thân sẽ cho bạn nhiều cơ hội hơn trong cuộc sống. Đừng để sự lo lắng ngăn cản bạn làm những gì mình thực sự muốn. Hãy tấn công vào nỗi sợ và vượt qua ranh giới bao bọc cho sự an toàn của bạn.

 

Sự thật là bạn có thể học được cách thích việc mình đang làm. Có thể bạn sẽ nhận ra rằng trải nghiệm này sẽ cho bạn một cơ hội mà bạn chưa từng biết đến.

Trước khi kết thúc bài viết, tôi muốn hỏi một câu đơn giản: “Bạn vượt ra khỏi vùng an toàn của mình như thế nào?”

Tổng hợp

Japan IT Works 



Việc làm theo chuyên ngành

Việc làm theo ngành

Việc làm theo tỉnh thành