7 Quy tắc cơ bản đối phó với xung đột giữa các cá nhân tại nơi làm việc (P1)


Xung đột là điều xảy ra trong mọi lĩnh vực của cuộc sống và đó không hẳn là một điều xấu. Trên thực tế, hầu hết những người có chuyên môn về giao tiếp giữa người với người sẽ nói với bạn rằng xung đột có thể là một điều tốt. Điều quan trọng là làm sao chúng ta có thể giải quyết nó một cách đúng đắn. Giải quyết xung đột cũng cần quy tắc, dưới đây là nguyên nhân xung đột và 7 quy tắc cơ bản giải quyết xung đột.

Nếu bạn không thể giải quyết xung đột, thì nó sẽ ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Ngược lại, nếu bạn có khả năng giải quyết xung đột một cách có ý nghĩa thì nó sẽ mang lại nhiều kết quả tích cực. Sau đây, chúng ta sẽ xem xét các loại xung đột cá nhân khác nhau, nguyên nhân của chúng và 7 nguyên tắc cơ bản để giải quyết xung đột giữa các cá nhân tại nơi làm việc trong bài viết này.

Vấn đề giữa các cá nhân là gì?

Xung đột giữa các cá nhân là sự bất đồng về mặt nào đó giữa 2 hoặc nhiều người. Sự bất đồng có thể về thể chất, tinh thần hoặc cảm xúc.

Khi xung đột giữa các cá nhân xảy ra ở nơi làm việc, nó có thể làm suy giảm tinh thần cũng như năng suất làm việc. Tại nơi làm việc, các xung đột sẽ bắt đầu từ việc một người hoặc một nhóm người tìm cách phá hoặc cản trở một người khác hoặc một nhóm luôn nỗ lực đạt được mục tiêu của mình. Điều này không phải lúc nào cũng được thực hiện một cách có chủ đích như chúng ta thường thấy. Tuy nhiên, nó có thể rất khó chịu và gây ra rất nhiều hậu quả.

xung dot ca nhan

Các loại xung đột cá nhân

Xung đột chính sách

Xung đột chính sách là những bất đồng về cách giải quyết một tình huống có ảnh hưởng đến cả hai bên. Điều này xảy ra trong nhiều tình huống. 

Giả sử bạn và đồng nghiệp được chỉ định hoàn thành một dự án cùng nhau. Khi bạn ngồi xuống và tìm ra cách tốt nhất để hoàn thành dự án, rõ ràng bạn nghĩ cách này là tốt nhất nhưng đồng nghiệp của bạn lại cảm thấy một phương pháp khác tốt hơn.

Qua thời gian, bạn có thể đi đến kết quả đôi bên cùng có lợi, nơi mọi người đều có được hầu hết những gì họ muốn với một chút thỏa hiệp.

Xung đột giá trị

Mọi người đều có một bộ giá trị khác nhau. Bạn có thể có các giá trị rất gần với của người khác nhưng, mỗi người chúng ta đều có bộ giá trị cụ thể của riêng mình. Đôi khi, khi bạn đang tranh cãi với ai đó, bạn sẽ dễ dàng nghĩ rằng họ cứng đầu. Thông thường, lý do cơ bản là vì bộ giá trị của họ cho họ cảm thấy chắc chắn về điều gì đó.

Trong cuộc sống gia đình, bạn có thể nghĩ rằng tốt nhất là nên nuôi dạy con theo một cách nhất định và vợ/chồng của bạn lại cảm thấy khác. Tại nơi làm việc, có thể sếp của bạn nghĩ rằng việc thiết lập hình thức thanh toán cho các khoản doanh thu đã được đề cập đến là ổn và bạn thì cho rằng đó không phải là cách để kinh doanh.

xung dot gia tri

Xung đột giá trị thường sẽ khá khó để giải quyết vì chúng đã ăn sâu hơn.

 

Xung đột bản ngã

Xung đột cái tôi cũng khá gay gắt. Trong tình huống này, việc thua trong một cuộc tranh luận hoặc bị cho là sai có thể thực sự làm tổn hại đến lòng tự trọng của một người. Đây giống như là một cuộc tranh giành quyền lực.

Có thể dễ dàng nhận thấy loại xung đột này xảy ra tại nơi làm việc. Hãy nghĩ về tất cả những lần bạn được yêu cầu làm điều gì đó mà bạn không thực sự muốn. Bạn không muốn có cảm giác mình bị lợi dụng, vì vậy bạn tìm cách nào đó để né tránh công việc, giao nó cho người khác hoặc đơn giản là phớt lờ yêu cầu.

 

Nguyên nhân nào gây ra những xung đột này?

Có một danh sách dài những gì có thể dẫn đến những xung đột này. Vì chúng ta đang tập trung vào môi trường làm việc của mình, hãy cùng xem xét 5 nguyên nhân chính dẫn đến xung đột giữa các cá nhân tại nơi làm việc.

 

Thất vọng và căng thẳng

Những người cảm thấy căng thẳng và thất vọng trong công việc thường có xu hướng xung đột nhiều hơn. Mọi người chỉ đơn giản là dễ cáu kỉnh hơn và có thể gây căng thẳng cho nhau dễ dàng hơn nhiều so với những lúc khác.

that vong va cang thang

Quá trình hành động tốt nhất bắt đầu bằng việc nhận thức được tình hình. Khi bạn thấy đồng nghiệp của mình đang chán nản, hãy xem bạn có thể làm gì để giảm mức độ căng thẳng này. Các nhà quản lý đặc biệt rất giỏi trong việc này. Họ có thể loại bỏ những rào cản và sự thất vọng cho nhóm của họ.

 

Hiểu lầm

Sự hiểu lầm rất dễ xảy ra. Một lĩnh vực rất lớn có thể gây ra xung đột giữa các cá nhân do hiểu lầm khi có những kỳ vọng khác nhau về một công việc, vai trò, quy trình hoặc bất cứ điều gì liên quan đến công việc.

 

Thiếu kế hoạch

Điều này cũng quá phổ biến. Nhiều công ty hoặc bộ phận trong công ty hoạt động mà luôn bị áp lực, khủng hoảng. Đó là do họ không thực sự có kế hoạch cho nhiều thứ, họ chỉ đơn giản là phản ứng với các tình huống khủng hoảng này.

thieu ke hoach

Mọi thứ dường như không bao giờ được cải thiện bởi vì họ không đưa ra một quy trình cụ thể để cải thiện điều gì đó. Họ bận rộn đến nỗi chạy "lăng xăng" như là tóc của họ đang cháy. Và khi ngọn lửa tắt, họ thư giãn trong một hoặc hai ngày cho đến khi ngọn lửa tiếp theo bùng phát. Điều này có thể gây ra nhiều xung đột và sự đổ tội lẫn nhau.

 

Quy trình tuyển chọn nhân viên không tốt

Điều này được thực sự thể hiện trên 2 khía cạnh:

Trước hết trong quá trình tuyển dụng ban đầu. Khi một người nào đó được thuê vào một vai trò nào đó và không thực sự hoàn thành bổn phận của mình, một người khác sẽ phải ôm hết những công việc này. Bạn có thể đặt cược rằng những người này không sớm thì muộn sẽ trở nên nổi giận và bất bình.

Lĩnh vực còn lại mà điều này ảnh hưởng là ở phạm vi đội, nhóm. Có những người một cách tự nhiên sẽ thích làm nhiều hơn phần việc của họ trong khi những người khác có xu hướng làm ít hơn. Cả hai mặt này đều có thể tạo cho mọi người sự khó chịu và từ đó dẫn đến xung đột.

 

Giao tiếp kém

Giao tiếp kém có thể dẫn đến rất nhiều vấn đề. Xung đột giữa các cá nhân tại nơi làm việc là một trong những vấn đề lớn. Tôi chắc rằng bạn có thể nghĩ đến nhiều ví dụ về thời điểm giao tiếp kém dẫn đến bất hòa ở nơi làm việc.

giao tiep kem

Bạn không nhận được email mà những người còn lại trong chúng ta đã thấy? Bạn tự hỏi tại sao lại như vậy. Cuộc họp đã được chuyển đến thời gian và địa điểm mới - bạn không biết điều đó? Ông chủ nói với tôi rằng chúng tôi phải làm việc với nhóm mua hàng về việc này, ông ấy đã nói gì với bạn? Và cứ tiếp tục, tiếp tục. Điều này là một vấn đề lớn.

Vậy là nhìn chung chúng ta có thể biết được các nguyên nhân gây ra sự mâu thuẫn giữa các cá nhân. Để có thể giải quyết như thế nào trong những xung đột thì mời bạn tham khảo 7 Quy tắc giải quyết xung đột ở phần tiếp theo nhé!

 

Theo ybox.vn

Japan IT Works 

 



Việc làm theo chuyên ngành

Việc làm theo ngành

Việc làm theo tỉnh thành