「津波てんでんこ」Tsunami tendenko và 3 quy tắc bảo vệ Nhật Bản trước thiên tai


Những quy tắc để làm lên những con người sống mà luôn sẵn sàng đối mặt với thiên tai bất cứ lúc nào là gì?

Vào ngày 11/3/2011 lúc 2 giờ 46 phút chiều đã xảy ra trận động đất cấp độ 9. Đây là trận thảm họa động đất phía đông Nhật Bản. Sau khoảng 30 phút, sóng thần đã xuất hiện tập trung ở Iwate, Miyagi và miền duyên hải tỉnh Fukushima khiến nhiều người thiệt mạng.

Trong lúc những tin tức nặng nề đau buồn được phát sóng thì cũng có những tin tức khích lệ chúng ta. Một trong những tin tức ấy chính là việc những trẻ em ở thành phố Kamaishi thuộc tỉnh Iwate đã giúp đỡ lẫn nhau, bảo vệ tính mạng của chính các em khỏi cơn sóng thần. 

Dù là ở thành phố Kamaishi thì những người chết hay mất tích do động đất đã lên đến hơn 1200 người. Nhưng mặt khác, khoảng 3000 học sinh tiểu học và trung học trong thành phố, được xác nhận 99.8% bình an vô sự. Thông tin này được đưa tin một cách mạnh mẽ như là “Điều kỳ diệu của Kamaishi”.

Thực ra hoạt động nâng cao ý thức bảo vệ bản thân khỏi sóng thần đã được tổ chức vào năm 2004 tại Kamaishi. Hoạt động mang mục đích để mọi người “Luôn ý thức rằng sóng thần chắc chắn sẽ ập đến, cần thiết chuẩn bị đối phó”. 

Trẻ em trong thành phố học hỏi về động đất và sóng thần qua các tiết học tại trường hay buổi huấn luyện phòng chống thiên tai, các buổi huấn luyện tiếp tục được triển khai với ý nghĩ “Làm thế nào để bảo vệ tính mạng của mình”.

thien tai nhat ban

Không được phép bị trói buộc bởi sự giả định

“Sức mạnh của tự nhiên vượt xa giả định của con người”. Bản đồ cảnh báo thiên tai là một ví dụ đã lấy những thảm họa xảy ra để mọi người tham khảo, không thể nói rằng khu vực không được dự đoán thiệt hại là nơi an toàn tuyệt đối.

 

Lúc nào cũng dốc toàn lực

Bởi đây là sự kiện do thiên nhiên gây ra nên chúng ta không biết được điều gì sẽ xảy ra cả. Chính vì thế chúng ta không được phép suy nghĩ chủ quan mà lúc nào cũng dốc toàn lực mà bản thân có thể.

 

Hãy trở thành người lánh nạn đầu tiên

Những người khác khi nhìn thấy chúng ta chạy thì họ chắc chắn cũng sẽ chạy. Mọi người chạy trốn thì có thể bảo vệ tính mạng bản thân. Vậy nên việc chạy trốn không phải là một điều đáng xấu hổ.

Sẵn đây có một từ cũ được truyền lại tại khu vực đông bắc là “Tsunami Tendenko”. Có nghĩa là “Sóng thần sẽ đến theo nhiều cách, hãy chỉ nghĩ về mình mà chạy”. Dù là trận động đất lần này thì có những trường hợp đã trở thành nạn nhân của sóng thần bởi nguyên nhân lo lắng cho gia đình mình mà quay lại thì cũng không ít. 

Nhưng trường hợp tại Kamaishi, chúng tôi được nghe từ những phụ huynh, những gia đình rằng vì họ tin vào lời của bọn trẻ rằng “Nếu như sóng thần ập đến thì bước đầu tiên nhất định phải chạy” mà bản thân họ có thể an tâm lánh nạn. Kết quả mà bọn trẻ đã suy nghĩ “Chỉ bản thân mình” chính là đã có thể bảo vệ tính mạng của gia đình mình. 

Hơn nữa “‘Tsunami Tendenko” nói rằng không bỏ rơi người lánh nạn cùng mình”. Cả những học sinh trung học đã tập trung lánh nạn tại Kamaishi cũng đã kêu gọi các em học sinh tiểu học hay các cụ già cùng nhau lánh nạn, bảo vệ được tính mạng của họ.

Trẻ em ở Kamaishi đã thực hành “Ba quy tắc bảo vệ tính mạng”. Nhưng sâu bên trong cái gọi là “Tsunami Tendenko” chính là câu chữ biểu hiện nỗi niềm của người xưa - những người đã chịu nỗi đau bởi sóng thần. Chúng tôi cho rằng “Tsunami Tendenko” đã trở thành nguồn động lực tạo nên “Điều kỳ diệu của Kamaishi”.

Dịch từ: 日本語学習者のための読解厳選テーマ10. 中級

Japan IT Works 



Việc làm theo chuyên ngành

Việc làm theo ngành

Việc làm theo tỉnh thành