Trả lời như thế nào khi được phỏng vấn về mục tiêu nghề nghiệp trong 5 năm tới?


Khi nhận được câu hỏi kiểu như thế này, suy nghĩ đầu tiên chạy qua đầu bạn là gì? Có phải là “lên làm manager”, “mở một công ty riêng” hay là “chả biết nữa”. Tất cả những ý trên đều là những ý mà bạn không nên nói ra. Vậy với câu này thì phải trả lời như thế nào đây?

Khi nhận được câu hỏi kiểu như thế này, suy nghĩ đầu tiên chạy qua đầu bạn là gì? Có phải là “lên làm manager”, “mở một công ty riêng” hay là “chả biết nữa”.

Tất cả những ý trên đều là những ý mà bạn không nên nói ra.

Vậy với câu này thì phải trả lời như thế nào đây?

Vì sao chúng ta sợ câu hỏi này?

Có rất nhiều lý do khiến chúng ta sợ câu này. Ví dụ như là:

  • Chúng ta chẳng biết nói gì cho nhà tuyển dụng vừa lòng cả.
  • Thật sự chúng ta chả biết 5 năm sau mình muốn cái gì.
  • Cái 5 năm sau mình muốn lại chả liên quan gì đến công việc bây giờ, lỡ nói hớ người ta không tuyển mình nữa thì sao.

Điều mà nhà tuyển dụng muốn nghe

su nghiep trong tuong lai

Khi một nhà tuyển dụng hỏi chúng ta như vậy, có phải điều họ muốn biết chính xác là 5 năm nữa bạn sẽ làm vị trí gì không. Không phải đâu.

5 năm nghe thì gần thế thôi nhưng khó đoán lắm – đâu phải cứ bảo mình làm A thì chắc chắn sẽ làm A đâu.

Vậy thực sự thì nhà tuyển dụng muốn nghe cái gì?

Cái họ muốn biết là:

  • Mục tiêu của bạn đặt ra có thực tế không?
  • Bạn có lộ trình rõ ràng để thực hiện mục tiêu đấy không.
  • Mục tiêu đấy có liên quan đến công việc hiện tại mà bạn đang phỏng vấn không?

Ví dụ khi mình đi phỏng vấn và nhận được câu kiểu như thế này mình sẽ nghĩ về hai thứ:

chuan bi

  1. Nghĩ xem vị trí mà mình đang ứng tuyển có thể tiến xa nhất được đến chức vụ nào. (Ví dụ đang ứng tuyển Digital Marketing thì 5 năm có thể lên làm Digital Marketing Manager chẳng hạn)
  2. Nghĩ xem cái tiến xa nhất đó có liên quan gì đến mục tiêu phát triển cá nhân của bản thân mình.

Ví dụ khi mình ứng tuyển cho một vị trí Writer, mình sẽ trả lời là:

“Mục tiêu 5 năm nữa của em là trở thành một người có chuyên môn vững trong mảng viết cho social media. (Cái này là trả lời câu hỏi). Em nghĩ là trong 1-2 năm đầu em sẽ dành thời gian tập trung vào việc viết thật nhiều để vững chuyên môn trước, trước khi bắt đầu nhận trách nhiệm làm leader ở một vài dự án hoặc team nhỏ (mục tiêu ngắn hạn). Sau đó khoảng đến năm 4, năm 5 thì em sẽ phấn đấu để lên vị trí quản lý cao hơn, bớt công việc chuyên môn viết lại để tập trung nhiều hơn cho việc giao việc và làm kế hoạch. (mục tiêu dài hạn).."

 

Vậy còn nếu bạn cũng chưa biết rõ là 5 năm tới mình sẽ đi đến đâu thì sao? Không sao cả, bạn có thể chia sẻ thành thật là bản thân chưa biết định hướng năm năm tới thế nào, nhưng bạn có định hướng ít nhất 1-2 năm tới gắn bó với công việc này và hy vọng công việc này sẽ giúp bạn ra quyết định tốt hơn cho mục tiêu dài hạn chẳng hạn.

Nguồn: Lê Tuấn Anh

Japan IT Works 



Việc làm theo chuyên ngành

Việc làm theo ngành

Việc làm theo tỉnh thành