Cách trả lời khi được hỏi “điểm yếu của bạn là gì” bằng tiếng Nhật khi phỏng vấn


Điểm yếu của bản thân là gì là câu hỏi khó trả lời trong phỏng vấn nhất. Nếu nói không có điểm yếu là nói điêu, nếu nói có mà yếu quá thì cũng tiêu. Vậy trả lời sao, dùng từ tiếng Nhật như thế nào?

Khi phỏng vấn xin việc tiếng Nhật, ứng viên rất hay được nhà tuyển dụng Nhật hỏi về điểm yếu của bản thân như 

あなたの短所を教えてください” hay là 

“あなたの性格で悪いところは?” 

Tại sao nhà tuyển dụng hỏi ứng viên về điểm yếu?

Lý do có thể thấy đó là, nhà tuyển dụng muốn biết rõ về ứng viên của mình. Cụ thể:

  • Ứng viên có khả năng nhìn nhận, đánh giá bản thân một cách khách quan không?
  • Ứng viên có phù hợp với công việc hay văn hoá công ty hay không?
  • Năng lực giải quyết vấn đề của ứng viên

 tra loi cau hoi phong van

Làm thế nào để tìm ra điểm yếu của bản thân?

Chắc có lẽ nhiều người chưa hiểu rõ đâu là điểm yếu của bản thân mình.

Vậy thì lúc này hãy căn cứ vào 3 điểm sau đây để có thể trả lời:

Nhìn lại thất bại của bản thân 

Hãy xem lại thất bại của mình trong quá khứ để biết được nguyên nhân của nó. Với những thất bại quan trọng trong cuộc đời, hoàn cảnh lúc đó như thế nào,  phản ứng và hành động ra sao… để có thể nhìn ra được điểm yếu của bản thân. Thêm vào đó, vì là một việc đã xảy ra nên việc trình bày và giải thích rõ về điều đó khi được hỏi sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Những người xung quanh đánh giá như thế nào về mình

Việc hỏi một người quen về điểm mạnh, điểm yếu của bản thân là việc làm hết sức hiệu quả vì người đó có thể trả lời một cách khách quan cũng như nhìn thấy những điểm mà bạn không nhìn ra về chính mình.

Tránh hỏi người không thân quen lắm, vì họ sẽ nói tốt và chưa thật sự sâu sắc vào điểm yếu của bạn

tra loi cau hoi phong van 2

Cần chú ý điều gì khi trả lời câu hỏi này?

Nói về điểm yếu của bản thân thì cần có sự chân thật nhưng một điều bạn không được quên đó là phỏng vấn xin việc là nơi để ứng viên có thể tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Do đó cách trả lời câu hỏi điểm yếu tốt nhất đó là bằng cách nói theo một cách khác để đưa điểm yếu thành điểm mạnh. Cần tránh nói những điều sau đây:

Tôi không có điểm yếu - 短所はありません

Có nghĩa là “tôi không có điểm yếu”. Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn chưa tìm hiểu kỹ bản thân, không thành thật và kết cục là ấn tượng về bạn không tốt. Đây có thể là lý do mà bạn có thể bị đánh trượt.

Nội dung liên quan đến một phẩm chất, tư cách của một con người đáng lo ngại 

Những người không tuân theo những quy tắc tối thiểu của xã hội thì không ai muốn làm việc cùng. Ví dụ như không dứt khoát trong chuyện tiền nong, thời gian, làm việc qua loa cho xong, nói dối, không tự tin vào bản thân, tiêu cực… Đây là một số ví dụ mà bạn cần phải tránh.

Liên quan đến một đặc điểm hay bệnh lý nào đó của cơ thể 

Đặc điểm hay bệnh lý nào đó của cơ thể không phải là một điểm yếu. Việc nói ra điều này có thể làm cho nhà tuyển dụng đánh giá bạn không hiểu câu hỏi. Nếu như có một bệnh lý nào đó có thể ảnh hưởng đến công việc thì hãy truyền đạt điều đó bằng cách khác chứ không phải ở câu hỏi này.

tra loi cau hoi phong van

Vậy nên dùng những từ vựng tiếng Nhật nào để mô tả về điểm yếu khi được phỏng vấn?

Japan IT Works sẽ giới thiệu cho bạn một số từ vựng tiếng Nhật mô tả về điểm yếu để bạn có thể dễ dàng trả lời hơn như là: 

1. 頑固 (がんこ: bướng bỉnh, ngoan cố), 

2. 優柔不断 (ゆうじゅうふだん: lưỡng lự, thiếu quyết đoán), 

3. 消極的 (しょうきょくてき: tiêu cực), 

4. 負けず嫌い (まけずぎらい: ghét thất bại), 

5. 流されやすい (ながされやすい: không có chính kiến), 

6. 飽きっぽい (あきっぽい: cả thèm chóng chán), 

7. 心配性 (しんぱいしょう: hay lo nghĩ), 

8. せっかち (nóng vội), 

9. マイペース (thích theo ý mình), 

10. お節介 (おせっかい: lăng xăng), 

11. 神経質 (しんけいしつ: nhạy cảm thái quá), 

12. 目立ちたがり (めだちたがり: thích thể hiện), 

13. 引っ込み思案 (ひっこみじあん: rụt rè), 

14. 短気 (たんき: nóng nảy), 

15. 大雑把 (おおざっぱ: qua loa,...

Phần giải thích cụ thể từng từ sẽ được nêu rõ trong bài sau nhé!

 

Tổng hợp 

Japan IT Works



Việc làm theo chuyên ngành

Việc làm theo ngành

Việc làm theo tỉnh thành