Cách trả lời phỏng vấn bằng tiếng Nhật


Bí quyết trả lời phỏng vấn bằng tiếng Nhật để bạn chuẩn bị trước cho buổi phỏng vấn diễn ra thành công nhé!

Nhận được lịch hẹn phỏng vấn từ nhà tuyển dụng được coi như là thành công bước đầu đối với mỗi ứng viên. Tuy nhiên, làm thế nào để tiếp tục ghi điểm với nhà tuyển dụng, thể hiện tối đa năng lực – kiến thức – kinh nghiệm và định hướng nghề nghiệp hoàn toàn không hề dễ dàng. Chắc chắn bạn sẽ phải có phần chuẩn bị rất cẩn thận trước mỗi buổi phỏng vấn. Dưới đây là những bí quyết trả lời phỏng vấn bằng tiếng Nhật tuy nhỏ nhưng rất có võ nhé.

1. Giới thiệu bản thân rõ ràng và đầy đủ

Thông thường, để gây ấn tượng cho nhà tuyển dụng, các ứng viên thường tập trung vào việc nói sao cho hoa mỹ và văn vẻ thay vì cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin cơ bản về chính bản thân mình. Dưới đây là các gạch đầu dòng để tránh bạn trán bị “lạc đề” nhé:

Trước khi giới thiệu bản thân, hãy nói はじめまして。

– Giới thiệu tên: 私は~と申します。

– Giới thiệu tuổi: 年齢は21歳です/21歳です。

– Giới thiệu quê quán, nơi sống:   ハノイに住んでいます。 (Tôi đang sống ở Hà Nội)

– Giới thiệu trình độ học vấn:  工科大学を卒業しました。 (Tôi tốt nghiệp đại học Bách Khoa)

– Giới thiệu nghề nghiệp:  私はエンジニアです。 (Tôi là kỹ sư)

Giới thiệu bản thân đầy đủ và rõ ràng là điều hết sức quan trọng khi bắt đầu cuộc phỏng vấn

2. Nêu bật điểm mạnh, khéo léo nói về điểm yếu

Điểm mạnh của bạn là gì?  (あなたの長所は何ですか?) Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn tìm hiểu xem các kiến thức/kỹ năng của bạn có thực sự phù hợp với công việc đang ứng tuyển hay không. Vì vậy, bạn hãy tìm hiểu thật kỹ bản Mô tả công việc để nắm được các kiến thức, kỹ năng và tố chất mà nhà tuyển dụng mong muốn.

nau diem manh va diem yeu

Nêu nổi bật điểm mạnh và điểm yếu của bạn

Và bạn có thể sử dụng mẫu câu sau để trả lời: Tôi có điểm mạnh là…, Tôi tự tin là mình có thể…

私の長所は向上心です。

自らに高い目標を課し、目標に向けて行動していくことができます。

(Điểm mạnh của tôi đó là người có tham vọng, luôn khao khát vươn lên trong cuộc sống. Tôi luôn đặt ra cho mình những mục tiêu, và rèn luyện, thực hiện để đạt được những mục tiêu đó).

Vậy với câu hỏi “Điểm yếu của bạn là gì?” (自分の短所は何ですか?) thì sao? Bạn đừng vội vàng tự nhận mình là con người “hoàn hảo không tỳ vết”, thay vào đó, hãy kể ra những nhược điểm “vô thưởng vô phạt” và có khả năng không mang lại bất kỳ ảnh hưởng xấu nào cho công việc bạn đang ứng tuyển nhé. Ví dụ như 「私はうたが下手です。」(Tôi hát không hay!) chẳng hạn!

Đừng quên nêu bật các thế mạnh và khéo léo nói về điểm yếu của mình nhé.

3. Thể hiện sự hiểu biết về công ty bạn đang ứng tuyển

Bạn biết gì về công ty chúng tôi? (我が社について何を知っていますか?) Đây là câu hỏi mà nhà tuyển dụng dùng để đánh giá về mức độ quan tâm và sự am hiểu của bạn về công ty. Vì thế, hãy dành thời gian để tìm hiểu về lịch sử hình thành và phát triển, sản phẩm/dịch vụ của công ty, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, một vài dự án nổi bật… của công ty đó. 

hieu biet va cong ty ban dang ung tuyen

Hiểu biết về công ty bạn đang ứng tuyển

Đặc biệt, nếu công ty IT có các sản phẩm về phần mềm hay ứng dụng, bạn có thể dùng thử và chia sẻ với nhà tuyển dụng về trải nghiệm của mình như: Những tiện ích mà sản phẩm mang lại, những điểm cần khắc phục, các giải pháp giúp khách hàng có những trải nghiệm tốt hơn. Nếu làm được điều này, chắc chắn bạn sẽ tự mang về cho mình những điểm cộng rất lớn đấy!

Ví dụ:「コウェルアジアはビジネスソリューション・ソフトウェアテスト・AR-VR技術開発・IoTソリューション・クラウドインテグレーションを提供しているコウェルジャパン(本社:東京都品川区)の子会社です。コウェルジャパンのコアメンバーによって2014年に創立されて以来、着実に成長してきました。現在に至るまでにベトナムのハノイとダナンに拠点を置き、スタッフも400名の上り、規模を拡大してきました。」

Công ty TNHH CO-WELL Châu Á là công ty thành viên của CO-WELL Nhật Bản (trụ sở tại Tokyo, Nhật Bản), cung cấp các dịch vụ như: Phát triển Phần mềm, Kiểm thử Phần mềm, Ứng dụng AR-VR, Giải pháp IoT và Tích hợp Cloud. Thành lập năm 2014 tại Việt Nam từ đội ngũ cốt lõi của CO-WELL Nhật Bản, đến nay, CO-WELL Asia không ngừng phát triển mạnh mẽ, sở hữu hơn 400 nhân viên cùng trụ sở tại Hà Nội và chi nhánh Đà Nẵng.

Những hiểu biết về công ty đang ứng tuyển thể hiện sự quan tâm của bạn đến công việc này.

4. Thể hiện rõ mong muốn và nhiệt huyết của bạn cho vị trí đang ứng tuyển

Mục đích của nhà tuyển dụng khi hỏi “Lý do bạn ứng tuyển vào công ty là gì?” (なぜ我が社に応募したいですか?)là để đánh giá mức độ nhiệt huyết của ứng viên và cân nhắc xem liệu mong muốn làm việc của bạn có phù hợp với phương châm làm việc của công ty hay không. Trong trường hợp này, hãy chia sẻ những điểm hấp dẫn của công ty với bạn và thể hiện chân thành mong muốn được đóng góp vào sự phát triển của công ty.

phong van thanh cong Thể hiện ý muốn và nhiệt huyết muốn làm việc tại công ty

Ví dụ: 「はい。私が御社にひかれる一番の理由は、海外に事業展開する際の、現地への利益還元の考え方です。御社の製品で人々を幸せにするだけではなく、現地での雇用や社員教育を貢献しようという姿勢に深く共感しました。私もぜひそのチームの一員として働きたいと思います。」

Vâng. Lý do lớn nhất mà tôi bị thu hút bởi quý công ty là định hướng mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương khi phát triển kinh doanh ở nước ngoài. Tôi rất thích phương châm không chỉ mang đến sản phẩm tốt mà còn đóng góp cho xã hội bằng việc sử dụng và đào tạo nguồn lực tại địa phương làm việc. Và tôi rất mong được trở thành 1 thành viên của tập thể như vậy.

Đừng ngần ngại thể hiện mong muốn và nhiệt huyết với công việc bạn đang ứng tuyển.

5. Nêu bật định hướng nghề nghiệp

Nếu được hỏi về định hướng nghề nghiệp hay mong muốn phát triển khi làm việc tại công ty đang ứng tuyển, bạn đừng nên trả lời những câu như “Vì công ty lớn” hay “Vì tôi thích sản phẩm của Công ty”, cũng đừng trả lời quá chung chung như mong muốn đóng góp cho xã hội hay muốn tìm môi trường giúp bản thân trưởng thành hơn. Những câu trả lời như vậy thường sẽ không được đánh giá cao vì bạn có thể làm được điều này ở bất kỳ công ty nào. Vậy, câu trả lời nào sẽ được đánh giá cao?

Hãy dựa trên những kinh nghiệm trong quá khứ, kết hợp với định hướng công việc của bản thân và đặc trưng của công ty, từ đó, thể hiện sự tin tưởng rằng đây sẽ làm môi trường phù hợp để bạn phát triển những kinh nghiệm và kỹ năng đã có.

Ví dụ:

「御社の市場開発に関する部署に所属し、そこで自分の力を最大限に発揮して、御社の製品をより多くの人々に提供することに、エネルギーを注いでいたいと思います。」

Tôi được cống hiến cho bộ phận phát triển thị trường của quý công ty. Tôi sẽ nỗ lực hết mình để đưa sản phẩm đến với nhiều khách hàng hơn.

Thể hiện rõ định hướng nghề nghiệp giúp nhà tuyển dụng đánh giá được sự phù hợp của bạn với nhu cầu tuyển dụng của công ty.

6. Đừng quên nói lời cảm ơn và chào tạm biệt khi kết thúc buổi phỏng vấn

Việc này tuy nhỏ nhưng lại là một trong những yếu tố quan trọng đánh giá văn hóa ứng xử của ứng viên. Khi kết thúc buổi phỏng vấn, bạn hãy nói câu cảm ơn 「どうもありがとうございました。」. Sau đó, bạn hãy đứng lên, lùi sang cạnh ghế, nói 「失礼します。」 rồi cúi chào sâu. Khi đi về phía cửa, bạn cũng nên cúi chào một lần nữa trước khi đóng cửa ra về.

Một buổi phỏng vấn là dịp vô cùng quan trọng để bạn thể hiện năng lực của bản thân cũng như mong muốn được làm việc cho công ty đó, vì vậy, hãy có sự chuẩn bị thật tốt để không bỏ lỡ bất kỳ cơ hội nào nhé.

Chúc các bạn thành công và may mắn!

Theo co-well.vn

Hình ảnh Pixel

Japan IT Works 



Việc làm theo chuyên ngành

Việc làm theo ngành

Việc làm theo tỉnh thành